Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 58)

2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.2.4 Tình hình nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ mà mức độ rủi ro cao có khả năng không thể thu hồi, có thể nói nó làm ảnh hƣởng hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng nói chung và cả hệ thống ngân hàng nói riêng. Nợ xấu cao đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả cũng nhƣ gặp nhiều rủi ro.

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bản chất nợ xấu của ngân hàng nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, điều này thƣờng xảy ra sau một chu kỳ vay vốn, kể cả sau một thời gian khá dài. Nhìn chung, ta có thể thấy tình hình biến động nợ xấu của ngân hàng theo thành phần kinh tế là không ổn định, cụ thể ở bảng số liệu sau:

Bảng 4.16: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp 45.527 10.419 30.579 -35.108 -77,11 20.160 193,49 Cá thể 13.401 34.283 27.607 20.882 155,82 -6.676 -19,47 Tổng 58.928 44.702 58.186 -14.226 -24,14 13.484 30,16

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ

- Doanh nghiệp: Là thành phần cho vay chủ yếu của ngân hàng, nhƣng song song đó thì tỷ lệ nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2011, ngân hàng tập trung cho vay

theo hình thức ngắn hạn để hạn chế thấp nhất rủi ro, tích cực trong khâu thu nợ cũng nhƣ rất kỹ lƣỡng trong việc xem xét đánh giá các phƣơng án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc thời điểm cho vay nhằm cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có phƣơng án khả thi để hạn chế sự gia tăng nợ xấu của thành phần kinh tế này. Thêm vào đó, nợ xấu giảm là do việc thay đổi lãi suất năm 2011 đã dẫn đến các doanh nghiệp này tích cực chủ động tất toán sớm các khoản vay với mức lãi suất cao để tiếp cận các khoản vay có mức lãi suất thấp hơn, cụ thể là vào ngày 6/9/2011 lãi suất cho vay của BIDV giảm 1,5% - 2%/năm. Chính vì thế mà nợ xấu năm 2011 của thành phần kinh tế này giảm một cách đáng kể, có thể thấy là nợ xấu từ 45.527 triệu đồng xuống còn 10.419 triệu đồng có nghĩa là giảm đến 77,11%. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể đạt mức 193,49%, một con số tƣơng đối lớn so với năm 2011. Các doanh nghiệp dƣờng nhƣ không còn sức để có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ trong khi lƣợng hàng tồn kho còn rất nhiều. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp trong thời điểm này thì nợ cũ chƣa xong khó có thể lân la tiếp cận đến nguồn vốn mới, dẫn đến các dự án đang triển khai cũng trở nên dở dang, đây cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng nhanh vào năm 2012.

- Cá thể: Do cá thể có quy mô tƣơng đối nhỏ, khả năng tài chính lại kém kèm theo trình độ quản lý tƣơng đối thấp trong nền kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, đặc biệt là năm 2011 thì lạm phát tăng cao khiến cầu nội địa giảm, tồn kho tăng cao và dẫn đến vốn quay vòng chậm hơn và cuối cùng dẫn đến hệ quả khiến các hộ kinh doanh lâm vào tình trạng thua lỗ, không có khả năng trả các khoản vay trƣớc đó của ngân hàng. Bƣớc sang năm 2012, nền kinh tế nƣớc ta nói chung cũng nhƣ nền kinh tế Cần Thơ nói riêng đang dần ổn định, cùng với những nổ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của hộ gia đình đã giảm còn 27.607 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 19,47% so với năm 2011.

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Bên cạnh việc phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế, ta cũng nên xem xét chỉ tiêu này theo thời hạn để phần nào hiểu rõ hơn tình hình nợ xấu

cũng nhƣ rủi ro trong công tác cho vay của ngân hàng. Nợ xấu theo thời hạn đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 43.672 41.233 39.919 -2.439 -5,58 -1.314 -3,19 Trung và dài hạn 15.256 3.469 18.267 -11.787 -77,26 14.798 426,58 Tổng 58.928 44.702 58.186 -14.226 -24,14 13.484 30,16

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ

Ta có thể thấy nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nguyên nhân là do vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao cùng với việc ngân hàng lại giảm cho vay trung và dài hạn, điều này cũng dẫn đến nợ xấu của việc cho vay trung và dài hạn luôn ở mức thấp so với nợ xấu ngắn hạn.

Đối với nợ xấu ngắn hạn: nợ xấu ngắn hạn giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2012, điều này cho thấy ngân hàng thực hiện việc kiểm soát nợ xấu tƣơng đối tốt. Cụ thể là năm 2012 nợ xấu ngắn hạn là 41.233 triệu đồng, tƣơng ứng với giảm 5,58% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2012 thì nợ xấu ngắn hạn lại giảm tiếp tục 3,19% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ này chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Xu hƣớng giảm qua các năm nhƣ trên là tất yếu, do việc kiểm soát các khoản vay ngắn hạn đối với ngân hàng là tƣơng đối dễ.

Đối với nợ xấu trung và dài hạn: do công tác tín dụng, công tác xử lý rủi ro của ngân hàng ngày một tốt hơn và hầu hết các khoản vay trung và dài hạn đều đến hạn, nên điều này đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của nợ xấu trung và dài hạn. Vào năm 2011 nợ xấu trung và dài hạn giảm gần nhƣ 3 lần

so với năm 2010, cụ thể là từ 15.256 triệu đồng vào năm 2011 giảm còn 3.469 triệu đồng. Mặt khác, đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn tăng đột biến với mức tăng 426,58% so với năm 2011 và đạt mức 18.267 triệu đồng trong khi đó con số này ở năm 2011 chỉ có 3.469 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng trên là do kinh tế - xã hội nƣớc ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ địa bàn vì thế mà cũng khó khăn hơn, và hệ quả là việc sản suất kinh doanh của nhiều hộ vay vốn tại ngân hàng cũng gặp bấp bênh, không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn cũng nhƣ dẫn đến thua lỗ và không thể trả nợ cho ngân hàng, tất nhiên là nợ xấu trung và dài cũng tăng lên.

Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 39.269 84.628 45.359 115,51 Trung và dài hạn 2.197 62.511 60.314 2.745,29 Tổng 41.466 147.139 105.673 254,84

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ

Tình hình nợ xấu đang chuyển biến theo tình trạng xấu dần đi qua số liệu 6 tháng đầu năm 2013. Ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tăng gần nhƣ gấp 3,5 lần và đạt 147.139 triệu đồng so với 41.466 triệu đồng ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 tƣơng đƣơng tăng 254,84%. Hầu hết là do khách hàng đến hạn trả nợ nhƣng không có khả năng.

Qua những phân tích về nợ xấu của BIDV theo thành phần kinh tế cũng nhƣ theo thời hạn thì ta có thể thấy nợ xấu của ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngắn hạn và thành phần vay vốn đa phần là doanh nghiệp chiếm tỷ trong cao. Nợ xấu tăng nhanh sẽ đi kèm với rủi ro tín dụng, một vấn đề mà ngân hàng phải hết sức quan tâm. Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 thì tình hình nợ xấu của ngân hàng đƣợc kiểm soát tƣơng đối chặt chẽ, vẫn ở mức có thể chấp nhận

đƣợc là dƣới mức 3%. Tuy nhiên bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình trạng đáng báo động là tỷ lệ này tăng đột biến đến 3,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này cho thấy các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thời gian qua thật sự chƣa hiệu quả mà ngày một tệ hơn nữa. Vấn đề khẩn thiết hiện nay là ngân hàng phải làm thế nào để đƣa tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn bằng cách tìm ra những biện pháp hiệu quả, thiết thực hơn nữa để có thể thu hồi những khoản nợ xấu này nhằm giảm rủi ro đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)