Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Trang 49)

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên phần mềm IRRISTAT 4.0 và chương trình Excell. P1 + P2 + P3 3 P1000 hạt (gam) = x 2 Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt 10.000 NSLT (tạ/ha) =

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đối với giống lúa Tẻ Râu tại Lai Châu

3.1.1. nh hưởng ca mt độ cy đến thi gian sinh trưởng ca ging lúa T Râu T Râu

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là tổng số ngày tính từ khi gieo cấy cho đến khi thu hoạch. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ gieo trồng, điều kiện thời tiết, khí hậu và do tác động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc. Lúa cấy cùng một

địa điểm, điều kiện như nhau nhưng có giống gieo 80 ngày đã chín, có giống 200 ngàỵ Sự khác nhau giữa các giống có thời gian sinh trưởng phát dục khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng về nông nghiệp. Nó là căn cứ quan trọng

để lựa chọn giống để cấy trong điều kiện thời vụ khác nhau, từ đó có chế độ

luân canh phù hợp.

Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa là vấn

đề rất cần thiết và quan trọng trong việc bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời có các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúạ

Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức mật độ đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa Tẻ Râu chúng tôi tiến hành theo dõi và thu

được kết quả ở bảng 3.1.

Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ xuân do điều kiện nhiệt độ thấp hơn vụ mùa nên thời gian sinh trưởng, phát triển của giống Tẻ Râu kéo dài hơn vụ mùa 12-15 ngàỵ Ở trong cả hai vụ mật độ cấy không ảnh hưởng đến thời gian bắt

đầu đẻ nhánh, trong vụ mùa các công thức đều đẻ nhánh sau gieo 22 ngày, trong vụ xuân các công thức bắt đầu đẻ nhánh sau 39 ngàỵ Từ sau đẻ nhánh ở

cả hai vụ, các công thức cấy mật độ khác nhau có sự sai khác nhau, mức độ

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu

Mt

độ

Thi gian t gieo đến ... (ngày) V mùa 2014 V xuân 2015 Đẻ nhánh Làm đòng Tr bông Chín Đẻ nhánh Làm đòng Tr bông Chín 50 (đ/c) 22 63 93 122 39 75 105 135 35 22 66 96 125 39 77 107 137 40 22 66 96 124 39 77 107 137 45 22 64 95 123 39 76 106 136 55 22 62 92 122 39 74 104 135 60 22 62 92 121 39 74 104 134

Trong vụ mùa 2014 ở giai đoạn làm đòng các công thức có thời gian từ

gieo đến làm đòng dao động trong khoảng từ 62 đến 66 ngàỵ Công thức có thời gian ngắn nhất ở mật độ 60 và 55 khóm 62 ngày, công thức có thời gian dài nhất ở mật độ 35 và 40 khóm 66 ngàỵ

Thời gian từ gieo đến trỗ bông dao động từ 92 đến 96 ngày, mật độ

55, 60 khóm có thời gian ngắn nhất 92 ngày, dài nhất ở mật độ 35 và 40 khóm 96 ngàỵ

Thời gian sinh trưởng của giống lúa có sự thay đổi sai khác ở các mật

độ cấy dao động từ 121 đến 125 ngàỵ Các mật độ cấy dầy có thời gian sinh trưởng ngắn hơn cấy thưa, mật độ cấy dầy 60 khóm có thời gian ít hơn mật độ

cấy thưa 35 khóm là 4 ngàỵ

Trong vụ xuân 2015 thời gian từ cấy đến làm đòng dao động từ 74 đến 77 ngàỵ Công thức có thời gian ngắn nhất ở mật độ 60 và 55 khóm 74 ngày, công thức có thời gian dài nhất ở mật độ 35 và 40 khóm 77 ngàỵ

Thời gian từ gieo đến trỗ bông dao động từ 104 đến 107 ngày, mật độ

55, 60 ngày có thời gian ngắn nhất 104 ngày, dài nhất ở mật độ 35 và 40 ngày 107 ngàỵ

Thời gian sinh trưởng của giống lúa có sự sai khác ở các mật độ cấy dao động từ 134 đến 137 ngàỵ Các mật độ cấy dầy có thời gian sinh trưởng ngắn hơn cấy thưa, mật độ cấy dầy 60 khóm có thời gian ngắn hơn mật độ cấy thưa 35 và 40 khóm là 3 ngàỵ

Những kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lẫm [13]: Trong cùng một điều kiện về giống, mùa vụ, thời vụ nếu cấy thưa, thì thời gian sinh trưởng, phát triển sẽ

dài hơn so với điều kiện ngược lạị

3.1.2. nh hưởng ca mt độđến chiu cao cây ca ging lúa T Râu

Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, bên cạnh đó nó còn phản ảnh sức chống chịu của sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Thông thường chiều cao cuối cùng của lúa là do đặc tính di truyền của giống quyết định mà không phụ thuộc vào

điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, ta không thể dùng các biện pháp bên ngoài để

tác động làm thay đổi chiều cao cuối cùng của câỵ Tuy nhiên, chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm đạt được chiều cao tối đa của giống và tăng khả năng chống đổ của câỵ

Quá trình tăng trưởng chiều cao tăng theo quy luật, chiều cao tăng nhanh từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến phân hóa đòng. Nguyên nhân là do sau khi cấy, cây lúa gặp điều kiện thời tiết thuận lợi làm quá trình hồi xanh nhanh và do đó sự tăng trưởng chiều cao cũng diễn ra nhanh hơn. Từ 2 tuần sau cấy chiều cao cũng bắt đầu tăng mạnh. Càng về cuối, nhất là sau thời kỳ đẻ nhánh chiều cao cây tăng nhanh, mạnh nhất là thời kỳ làm đốt, làm đòng. Kết quả theo dõi chiều cao cây lúa được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây lúa Chỉ tiêu

Mật độ

Chiều cao cây ở các thời kỳ ... (cm)

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Vụ mùa 50 (đ/c) 56,5 78,8 89,7 94,3 35 25,0 55,0 76,9 84,8 87,7 40 25,0 55,2 77,5 85,6 90,3 45 25,0 56,0 77,4 86,3 89,7 55 25,0 55,1 75,9 87,4 92,0 60 25,0 54,0 74,5 89,6 97,8 P 0,912 0,672 0,467 0,073 LSD05 5,14 5,79 6,49 10,1 Cv% 5,1 4,1 4,1 6,1 Vụ xuân 50 (đ/c) 23,0 48,5 77,6 88,6 92,5 35 23,0 46,0 76,9 83,7 91,2 40 23,0 47,5 77,8 87,6 91,5 45 23,0 46,5 76,5 87,5 90,7 55 23,0 47,8 75,4 88,8 94,0 60 23,0 46,8 74,3 89,6 95,5 P 0,962 0,680 0,53 0,187 LSD05 6,8 5,330 5,091 4,268 Cv% 7,9 3,8 3,0 2,5

Qua bảng 3.2 cho thấy: Chiều cao cây trung bình của 2 vụở các mật độ

cấy thưa và dầy chênh lệch không đáng kể.

Trong vụ mùa: Ở giai đoạn đẻ nhánh chiều cao cây dao động từ 54,0

đến 56,5 cm, cao nhất công thức đối chứng 56,5 cm, thấp nhất công thức 60 khóm 54 cm. Với P = 0,92 cho thấy các mật độ khác nhau không có sự sai khác về chiều cao ở giai đoạn đẻ nhánh.

Ở giai đoạn làm đòng chiều cao cây của các công thức dao động từ

84,5cm - 78,8cm. Trong đó đạt cao nhất ở công thức đối chứng 78,8cm, thấp nhất công thức 6 có chiều cao 74,5cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức có chiều cao không sai khác nhau ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn trỗ bông chiều cao cây dao động từ 84,8cm đến 89,7cm, cao nhất là công thức đối chứng, thấp nhất là công thức 2 mật độ 35 khóm. Kết quả

xử lý cho thấy các mật độ khác nhau không có sự sai khác về chiều cao câỵ Chiều cao cuối cùng của cây lúa Tẻ Râu dao động từ 87,7 đến 97,8 cm, cao nhất ở mật độ 60 khóm, thấp nhất ở mật độ 35 khóm. Kết qảu xử lý thống kê với P = 0,07 cho kết quả các mật độ cấy khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng của cây lúạ

Trong vụ xuân: Ở giai đoạn đẻ nhánh chiều cao cây dao động từ 46,0

đến 48,5cm, cao nhất công thức đối chứng 46,5cm, thấp nhất công thức 35 khóm 46cm. Với P = 0,96 cho thấy các mật độ khác nhau không có sự sai khác về chiều cao ở giai đoạn đẻ nhánh.

Ở giai đoạn làm đòng chiều cao cây của các công thức dao động động từ 74,3cm - 77,8cm. Trong đó đạt cao nhất ở công thức 40 khóm 77,8cm, thấp nhất công thức 60 khóm có chiều cao 74,3cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở giai đoạn làm đòng các công thức có chiều cao không sai khác nhau ở

mức tin cậy 95%.

Giai đoạn trỗ bông chiều cao cây dao động từ 83,7cm đến 89,6cm, cao nhất là công thức 60 khóm, thấp nhất là công thức 2 mật độ 35 khóm. Kết quả

xử lý cho thấy các mật độ khác nhau không có sự sai khác về chiều cao cây ở

giai đoạn nàỵ

Chiều cao cuối cùng của cây lúa Tẻ Râu dao động từ 90,7 đến 95,5cm, cao nhất ở mật độ 60 khóm, thấp nhất ở mật độ 45 khóm. Kết quả xử lý thống kê với P = 0,17 cho kết quả các mật độ cấy khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng của cây lúạ

Như vậy trong cả hai vụ mùa và xuân, kết quả thu được cho thấy mật

độ cấy không có sự ảnh hưởng đến chiều cao giống lúa Tẻ Râu ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng.

3.1.3. nh hưởng ca mt độ cy đến kh năng đẻ nhánh ca ging lúa T Râu T Râu

Những nhánh lúa được hình thành từ các mắt trên thân cây mẹ tại đốt của thân. Khi cây lúa ra được 4 lá thật, đều có khả năng đẻ nhánh và cứ ra

được một lá thì đẻ thêm một nhánh. Thời kỳ đầu nhánh sống phụ thuộc vào cây mẹ, khi có hơn 10 rễ và 4 lá xanh thì có thể tự hút dinh dưỡng, quang hợp

được và có thể tách ra sống độc lập.

Đẻ nhánh là đặc tính sinh học của cây lúa, nó liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất sau nàỵ Số nhánh đẻ có ý nghĩa rất lớn đến năng suất. Trước đây người ta cho rằng số nhánh đẻ cao thì số bông sẽ nhiều và năng suất sẽ cao nhưng trong thực tiễn nếu đẻ nhánh nhiều, đẻ lai rai kéo dài làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng khá lớn, mặt khác đẻ nhánh nhiều làm cho quần thể trở nên rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy xu hướng hiện nay là chọn những giống có khả năng đẻ

nhánh trung bình, đẻ sớm, đẻ tập trung, chất lượng đẻ nhánh cao bông to và nặng, điều đó liên quan đến nhánh đẻ hữu hiệụ

Những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành thành bông. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành vô hiệụ Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật chăm sóc… có tác động rất lớn đến tỷ lệ nhánh hữu hiệụ Việc xác định mật độ cấy để quần thể ruộng lúa

đẻ tập trung, có số nhánh hữu hiệu hợp lý là rất cần thiết.

Cây lúa bắt đầu đẻ nhánh trong vụ mùa sau 7 ngày cấy và trong vụ

xuân sau 14 ngày cấỵ Cả hai vụ thời gian đẻ nhánh của lúa trong khoảng thời gian 5 tuần với khoảng thời gian từ 32 đến 37 ngày tương đương với 5 tuần sau khi băt đầu đẻ nhánh.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ cấy đến tăng trưởng số nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu được trình bày ở bảng 3.3.

Trong vụ mùa: Lúa bắt đầu đẻ nhánh sau 7 ngày, sau 1 tuần khả năng đẻ

nhánh đạt từ 2,12 đến 2,36 nhánh/khóm. Cao nhất ở công thức 2 mật độ 35 khóm, thấp nhất công thức 6 mật độ 60 khóm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở

giai đoạn này số nhánh đẻ không có sự sai khác giữa các mật độ cấy khác nhaụ Sau đẻ nhánh 2 tuần số nhánh đạt từ 3,15 đến 3,79, kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức cấy mật độ 35 và 40 khóm có số nhánh cao hơn đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh tương đương công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Sau đẻ nhánh 3 tuần số nhánh dao động từ 6,63 đến 7,47 nhánh, cao nhất là công thức 2 cấy mật độ 35 khóm, thấp nhất là công thức 6 mật độ 60 khóm. Với P = 0,054 có thể kết luận ở giai đoạn này số nhánh đẻ không có sự

sai khác giữa các công thức.

Sau 4 tuần đẻ nhánh số nhánh dao động trong khoảng 9,24 đến 10,61 nhánh, cao nhất là mật độ 35 khóm, thấp nhất là mật độ 60 khóm. Đây là thời kỳ số nhánh đã đạt tối đa và cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ làm đòng. Với P = 1,71 có thể kết luận ở giai đoạn này mật độ cấy không ảnh hưởng đến số

nhánh đẻ của giống lúa Tẻ Râụ

Khả năng đẻ nhánh tăng dần và tập trung đẻ nhánh rộ ở 3 tuần sau đó, số nhánh của tất cả các công thức đạt tối đa vào giai đoạn 4 tuần sau đẻ

nhánh. Từ sau đẻ nhánh 4 tuần trở đi số nhánh vô hiệu bắt đầu lụi dần đi cho

đến ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệụ

Số nhánh hữu hiệu đạt được từ 4,23 đến 6,39 nhánh, kết quả xử lý thống kê cho thấy các mật độ cấy 35, 40, 45 khóm có số nhánh hữu hiệu cao hơn đối chứng, công thức mật độ 60 khóm có số nhánh hữu hiệu thấp hơn đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh tương đương với công thức đối chứng cấy mật độ 50 khóm chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ cây lúa ĐVT: Nhánh/khóm Công thức Tuần sau đẻ nhánh Số nhánh hữu hiệu 1 2 3 4 Vụ mùa 50 (đ/c) 2,14 3,36 6,96 9,68 4,94 35 2,36 3,79 7,47 10,61 6,39 40 2,15 3,73 7,26 10,53 6,18 45 2,21 3,62 7,18 10,17 5,85 55 2,23 3,48 6,91 9,87 4,78 60 2,12 3,15 6,63 9,24 4,23 P 0,129 0,011 0,054 0,171 0,00 LSD (05) 0,19 0,32 0,52 1,18 0,62 CV (%) 4,7 5,0 4,0 6,5 6,3 Vụ xuân 50 (đ/c) 2,31 3,40 7,09 9,62 5,50 35 2,54 3,79 7,64 10,73 6,87 40 2,43 3,73 7,42 10,32 6,52 45 2,40 3,65 7,31 9,92 5,79 55 2,40 3,23 7,09 9,45 4,57 60 2,29 3,22 7,10 9,25 4,05 P 0,062 0,007 0,296 0,007 0,00 LSD (05) 0,162 0,318 0,593 0,696 0,555 CV (%) 3,7 5,0 4,5 4,9 5,5

Trong vụ xuân: Từ sau đẻ nhánh 1 tuần khả năng đẻ nhánh đạt từ 2,29

đến 2,54 nhánh/khóm. Cao nhất ở công thức 2 mật độ 35 khóm, thấp nhất công thức 6 mật độ 60 khóm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở giai đoạn này số nhánh đẻ không có sự sai khác giữa các mật độ cấy khác nhaụ

Sau đẻ nhánh 2 tuần số nhánh đạt từ 3,22 đến 3,79, kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức cấy mật độ 35 và 40 khóm có số nhánh cao hơn đối chứng, các công thức còn lại có số nhánh tương đương công thức đối chứng chắc chắn ở mức xác xuất 95%.

Sau đẻ nhánh 3 tuần số nhánh dao động từ 7,09 đến 7,64 nhánh, cao nhất là công thức 2 cấy mật độ 35 khóm, thấp nhất là công thức đối chứng và

mật độ 55 khóm. Với P = 0,296 cho thấy ở giai đoạn này số nhánh đẻ không có sự sai khác giữa các mật độ cấy khác nhaụ

Sau 4 tuần đẻ nhánh số nhánh dao động trong khoảng 9,25 đến 10,73 nhánh, cao nhất là mật độ 35 khóm, thấp nhất là mật độ 60 khóm. Đây là thời kỳ số nhánh đã đạt tối đa và cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ làm đòng. Kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)