0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Những kết quả nghiên cứu về mật độc ấy trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ CÁC TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU VỤ MÙA 2014 VÀ VỤ XUÂN 2015 TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 32 -34 )

“Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện

tích. Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m

2

còn với lúa gieo thẳng

được tính bằng số hạt mọc/m

2

” (Nguyễn Văn Hoan, 2004) [10]. Về nguyên

tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiềụ Trong một giới

hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông nhưng nếu

vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng

phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số

hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai

gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa

đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu

cần thiết theo dựđịnh.

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào

điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Khi nghiên cứu về vấn

đề này Sasato (1966) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì

nên cấy mật độ thưa ngược lại phải cấy dầỵ Giống lúa cho nhiều bông thì cấy

dày không có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng

nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy

dầy hơn so với lúa gieo sớm.

Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S. Yoshida (1985) [21] đã khẳng định:

Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi

từ 20×20 cm đến 30×30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300

cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông.

Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182-242 dảnh/m2. Số bông trên

đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ

cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo

cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.

“Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và

quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: Các giống khác nhau phản

ứng với các mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì

năng suất tăng còn tăng quá năng suất giảm xuống" (Suichi Yoshida, 1985)

[21]. Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt

là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu

tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.

Trong phạm vi khoảng cách 50×50 cm đến 10×10 cm khả năng đẻ

nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất của hạt giống IR-154-451 (Một

giống đẻ nhánh ít) tăng lên so với việc giảm khoảng cách 10×10 cm. Còn

giống IR8 (Giống đẻ nhánh khỏe) năng suất cực đại ở khoảng cách cấy là

20×20 cm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ CÁC TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU VỤ MÙA 2014 VÀ VỤ XUÂN 2015 TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 32 -34 )

×