Phương pháp bón phân cho lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Trang 38)

1.4.3.1. Các loi và các dng phân bón s dng cho lúa

Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên bón phân hóa học cho lúa cho hiệu quả caọ Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu

nhằm ổn định hàm lượng mùn trong đất, tạo nền thâm canh nên có thể sử

dụng các loại phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch. Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, urẹ Ure đang trở thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích hợp để bón trên các loại đất thoái hóạ Phân đạm Nitrat có thể dùng để

bón thúc ở thời kỳđòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn.

Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang phân supe lân hay có thể cao hơn trong điều kiện ngập nước cung dễ cung cấp cho lúa mà ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả silic là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây lúạ Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo lưu huỳnh (đất bạc màu bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng supe lân.

Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kalicloruạ Ngoài ra, còn thường dùng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là loại phân chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng.

Khả năng chịu chua của cây lúa khá, nhưng ởđất quá chua, cây lúa sinh trưởng kém, có thể do nhôm hòa tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy trên các loại đất có pH trên 5,5. Mặt khác, sau khi đưa nước vào ruộng

đất có thể bị chú hơn, nên bón vôi là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua và việc bón vôi phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết quả mong muốn nhất.

1.4.3.2. Lượng phân bón cho lúa nhng vùng trng lúa chính

“Liều lượng phân chuồng thường bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn. Liều lượng phân khoáng bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế

hoạch (đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí hậu (mùa vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác. Giống năng suất cao cần bón nhiều hơn so với các giống lúa thường, lúa địa phương, lúa vụ

xuân thường bón nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón.

Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầụ Lượng đạm bón dao động từ 60-160 kg/hạ Với trình độ thâm canh hiện tại, để đạt năng suất 5 tấn/ha thường bón 80-120 kg/hạ Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, đểđạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/hạ Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất trên 7 tấn/ha cần bón 180-200 kg N/hạ Các nước có năng suất lúa bình quân cao trên thế giới (5-7 tấn thóc/ha) thường bón 150-200 kg N/hạ

Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg P2O5, thường bón 60 kg P2O5/hạ Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2O5/ha, đất phèn có thể bón 90 - 150 kg P2O5/hạ

Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình là 30-90 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100-150 kg K2O/ha, trong đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa học. Trên đất phù sa sông Hồng khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30-90 kg/ha phân kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn Như Hà, 1999) [5]”

1.4.3.3. Phương pháp bón phân cho lúa

Nguyễn Như Hà (1999) [5] cho rằng thời kỳ bón đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúạ Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm giống lúa, mùa vụ thành phần cơ giới đất và trình độ thâm canh. Không thể có một hướng dẫn chung về thời kỳ bón đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất trồng. Bóm đạm sớm tạo nhiều bông, bón đạm muộn tăng hạt là chủ yếu, bón

đạm vào giai đoạn đòng làm tăng tỷ lệ protein trong hạt. Thời kỳ bón phân

đạm cho lúa thường gồm: bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc đòng, ngoài ra còn có bón nuôi hạt.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống lúa thuần Tẻ Râu được đưa vào gieo trồng tại thành phố Lai Châu từ năm 1999.

- Phân đạm: Phân Urê (46% N).

- Phân lân: Phân lân Văn Điển (16% P2O5). - Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại bản Lùng Than, xã San Thàng - thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châụ

- Thời gian: Vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, năng suất, khả năng chống chịu, hiệu quả kinh tế giống lúa thuần Tẻ Râu trong vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015 trên đất trồng 02 vụ lúa của thành phố Lai Châụ

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất, khả năng chống chịu, hiệu quả kinh tế giống lúa thuần Tẻ Râu trong vụ

mùa 2014 và vụ xuân 2015 trên đất trồng 02 vụ lúa của thành phố Lai Châụ

2.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm

2.4.1. Làm đất

Đất thí nghiệm được bố trí trên chân ruộng 2 vụ, chủđộng tưới tiêụ Đất

được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dạị Giữ nước trên mặt ruộng từ sau cấy 3-5 cm, khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu tháo cạn nước. Khi kết thúc đẻ nhánh cho nước vào ruộng 5-7cm, tháo cạn nước khi lúa chín sáp.

2.4.2. Thi v trng

Giống lúa Tẻ Râu được gieo cấy ở 2 vụ: Vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015. Vụ mùa gieo ngày 06/6/2014; cấy 27/6/2014 tuổi mạ 21 ngàỵ Vụ xuân gieo ngày 06/01/2015, cấy 03/02/2015 tuổi mạ 28 ngàỵ

2.4.3. Mt độ cy

Thí nghiệm 1: Theo 6 công thức thí nghiệm Thí nghiệm 2: 50 khóm/m2 (20x10cm) Số dảnh/khóm: 01 dảnh

2.4.4. K thut ngâm

Ngâm vào nước ấm 48 tiếng vụ xuân, 24 giờ vụ mùa (cứ 6-8h thay nước rửa chua một lần) khi thấy hạt hút đủ nước (phôi hạt trắng đều đem đãi sạch rồi ủ, chú ý thỉnh thoảng phải tưới nước ấm đến khi mầm dài bằng ½ hạt thóc đem gieo).

Đối với vụ mùa cần phải hạ nhiệt độ của thóc ủ bằng cách rải mỏng thành một lớp dày từ 5 - 7cm. Khi gieo nên gieo vào chiều mát để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong mùa hè.

2.4.5. Bón phân

Thí nghiệm 1: 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O/hạ

Thí nghiệm 2: Bón phân theo 6 công thức. Kỹ thuật bón phân chung cho cả 2 thí nghiệm:

+ Lần 1: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 30%N + 30%K2Ọ

+ Lần 2: Bón thúc đợt 1 khi lúa bắt đầu đẻ nhánh: 40%N + 30%K2O kết hợp với làm cỏ sục bùn.

+ Lần 3: Bón thúc đợt 2: Thúc đòng khi cây lúa phân hóa đòng ở bước 3 bón: 30%N + 40%K2Ọ

2.4.6. Thu hoch

Tiến hành thu hoạch khi trên đồng ruộng có 85% số hạt trên bông đã chín. Trước khi thu hoạch nhổ 10 khóm mỗi ô đã định trước để theo dõi các chỉ tiêu năng suất. Thu riêng từng ô và phơi đến khi đạt độ ẩm 13%, cân khối lượng (kg/ô).

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Đất đai nơi thí nghim

Ruộng thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha, chân vàn, chủđộng nước tưới tiêu, cấy 02 vụ lúa trong năm.

2.5.2. Phương pháp b trí thí nghim

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, xung quang có dải bảo vệ (Đỗ Ngọc Oanh, 2004) [17]. Diện tích ô thí nghiệm 10 m2 (2m x 5m). Sơ đồ như sau:

* Thí nghim nh hưởng ca mt độ cy v mùa

B ả o v ệ Bảo vệ B ả o v ệ 1 5 6 4 2 3 2 3 1 6 4 5 4 5 3 2 6 1 Bảo vệ

* Thí nghim nh hưởng ca mt độ cy v xuân

B ả o v ệ Bảo vệ B ả o v ệ 4 5 3 2 1 6 6 3 2 1 4 5 1 4 3 2 6 5 Bảo vệ Trong đó: Công thức 1 (Đối chứng): cấy 50 khóm/m2 Công thức 2: cấy 35 khóm/m2 Công thức 3: cấy 40 khóm/m2 Công thức 4: cấy 45 khóm/m2

Công thức 5: cấy 55 khóm/m2 Công thức 6: cấy 60 khóm/m2

* Bố trí khoảng cách cấy ở các mật độ như sau: - Trên chiều dài 5 m của ô thí nghiệm cấy 25 hàng

- Trên chiều rộng 2 m của ô thí nghiệm (các hàng): Mật độ 35 khóm cấy 14 cây, 40 khóm cấy 16 cây, 45 khóm cấy 18 cây, 50 khóm cấy 20 cây, 55 khóm cấy 22 cây, 60 khóm cây 24 câỵ

* Thí nghim nh hưởng ca các t hp phân bón v mùa

B ả o v ệ Bảo vệ B ả o v ệ 1 2 6 4 5 3 6 3 1 5 4 2 2 1 4 3 6 5 Bảo vệ

* Thí nghim nh hưởng ca các t hp phân bón v xuân

B ả o v ệ Bảo vệ B ả o v ệ 5 1 6 4 2 3 5 3 2 6 4 1 2 1 5 3 6 4 Bảo vệ Công thức 1: Bón như sản xuất đại trà của địa phương: (ĐC) 80 N + 60 P2O5 + 0 K2O Công thức 2: 60 N + 60 P2O5 + 40 K2O Công thức 3: 80 N + 80 P2O5 + 60 K2O Công thức 4: 100 N + 100 P2O5 + 80 K2O Công thức 5: 120 N + 100 P2O5 + 80 K2O Công thức 6: 140 N + 120 P2O5 + 100 K2O

2.5.3. Phương pháp theo dõi

- Xác định điểm theo dõi: Định điểm theo dõi ở 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm dùng 5 que cắm 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm lấy 2 khóm liên tiếp (10 khóm/ô)

- Thời gian theo dõi: 7 ngày/1 lần từ khi cấy đến khi lúa chín.

2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Theo dõi theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện lúa quốc tế (IRRI) năm 1996 và QCVN 01-55:2011/BNNPTNT [18].

2.6.1. Ch tiêu v thi gian sinh trưởng

- Ngày bắt đầu trỗ: Tính vào thời điểm có trên 10% số khóm có bông vươn ra khỏi lá đòng.

- Ngày trỗ: Xuất hiện 50% số khóm có bông vươn ra khỏi bẹ lá đòng. - Ngày kết thúc trỗ: Tính từ khi có trên 80% số khóm có bông vươn ra khỏi bẹ lá đòng.

- Ngày chín: Tính từ khi có 85% số hạt chín trên bông.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% hạt chín trên bông).

2.6.2. Các ch tiêu v hình thái, sinh lý

- Chiều cao cây cuối cùng: Tiến hành đo chiều cao cây của những cây

đã định sẵn, chiều cao cây được đo từ sát mặt đất đến mút lá cao nhất.

- Khả năng đẻ nhánh: đếm toàn bộ số nhánh trên những cây đã định sẵn. Đếm đến khi số nhánh đạt đến tối đa, đánh giá theo thang điểm 5 cấp của IRRỊ

Điểm 1: Rất cao (>25 dảnh/cây)

Điểm 3: Tốt (20-25 dảnh/cây)

Điểm 5: Trung bình (10-19 dảnh/cây)

- Chỉ tiêu về diện tích lá: Xác định chỉ số diện tích lá theo phương pháp của Suichi Yosida (1996). Theo dõi ở các thời kì đẻ nhánh, làm đòng, trỗ

bông và chín.

Lấy ngẫu nhiên 1khóm/ô, 3 khóm/1 công thức. Cắt toàn bộ phần lá xanh và tính bằng phương pháp cân nhanh như sau:

+ Cắt 1 dm2 lá của một khóm, cân được a gam + Cắt toàn bộ số lá còn lại của khóm được b gam Chỉ số diện tích lá sẽ được xác định theo công thức:

- Khả năng tích luỹ vật chất khô: Theo dõi ở các thời kì đẻ nhánh, làm

đòng, trỗ bông và chín.

Lấy ngẫu nhiên một khóm trên một ô, 3 khóm trên một công thức. Rửa sạch rễ, sau đó phơi khô. Trước khi cân thì sấy mẫu ở 1050C trong 5 phút rồi

đem cân. Sau đó lấy giá trị trung bình rồi tính khả năng tích luỹ vật chất khô.

2.6.3. Các ch tiêu chng chu

* Kh năng chng đổ: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai

đoạn sinh trưởng của lúa vào chắc và chín, sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRỊ

Điểm 1: Cây không bị nghiêng.

Điểm 2: Cây cứng trung bình, hầu hết không bị nghiêng.

Điểm 5: Trung bình, hầu hết cây bị nghiêng.

Điểm 7: Yếu, hầu hết cây bịđổ rạp.

Điểm 9: Rất yếu, cây bịđổ rạp hết

(a + b) x mật độ a x 100 LAI (m2 lá/m2 đất =

* Kh năng chng chu sâu, bnh hi:

Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và đánh giá theo phương pháp chung của IRRỊ Điều tra mức độ thiệt hại vào thời điểm có xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo kết quả ở giai đoạn nặng nhất. Mỗi dòng, giống lấy 5

điểm, mỗi điểm lấy 10 khóm của một lần nhắc lại, điều tra và đánh giá mức

độ hạị Theo QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT [20]. - Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walker):

Theo dõi vào thời điểm xuất hiện sâu hại, đánh giá mức độ thiệt hại theo thang điểm 6 cấp của IRRỊ

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Từ 1 - 10% số bông không bị hại Điểm 3: Từ 11- 20% số bông không bị hại Điểm 5: Từ 21- 30% số bông không bị hại Điểm 7: Từ 31- 50% số bông không bị hại Điểm 9: Từ 11- 100% số bông không bị hại - Sâu cuốn lá nhỏ: (Cnaphalocrocis)

Theo dõi vào thời điểm xuất hiện sâu hại, đánh giá mức độ thiệt hại theo thang điểm cấp của IRRI

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Từ 1 - 10% số lá bị hại Điểm 3: Từ 11- 20% số lá bị hại Điểm 5: Từ 21- 35% số lá bị hại Điểm 7: Từ 36- 50% số lá bị hại Điểm 9: Từ 51- 100% số lá bị hại - Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal):

Cây lúa chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây theo thang điểm.

Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây

Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy

Điểm 5: Những lá vàng rõ cây lùn hoặc héo, 10-25 % số cây bị cháy rầy cây còn lại lùn nặng.

Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng.

Điểm 9: Tất cả các cây chết.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia colani Palo):

Theo dõi vào thời điểm xuất hiện bệnh hại và phân cấp bệnh theo thang

điểm của IRRỊ

Điểm 0: Thân cây không bị bệnh

Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20 % chiều cao cây

Điểm 3: Vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây

Điểm 5: Vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây

Điểm 7: Vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây

Điểm 9: Vết bệnh lớn hơn 65% chiều cao cây - Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae):

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Nhỏ hơn 5% số lá bị hại Điểm 3: Từ 5 - 10% số lá bị hại Điểm 5: Từ 11- 25% số lá bị hại Điểm 7: Từ 26 - 50% số lá bị hại Điểm 9: Lớn hơn 50% số lá bị hại

- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryae Dowson):Theo dõi vào thời điểm xuất hiện bệnh hại và đánh giá theo thang điểm của IRRỊ

Điểm 1: Từ 1 - 5% diện tích lá bị hại

Điểm 5: Từ 13- 25% diện tích lá bị hại

Điểm 7: Từ 26 - 50% diện tích lá bị hại

Điểm 9: Từ 51 - 100% diện tích lá bị hại

- Các loài sâu bệnh khác nếu bắt gặp trong khi thí nghiệm

2.6.4. Ch tiêu v năng sut và các yếu t cu thành năng sut

- Số bông/m2: Đếm toàn bộ số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)