Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 70 - 108)

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, so sánh với Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cưỡng đoạt tài sản và đánh giá thực tiễn xét xử trong giai đoạn 6 năm (2010 - 2015) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản như sau:

* Một số tồn tại, hạn chế

Một số tồn tại, hạn chế được thể hiện trên phương diện lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng như sau:

2.4.3.1. Về phương diện lập pháp hình sự

- Nhận thức tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” (điểm b khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015) cần có văn bản hướng dẫn thay thế Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, mặc dù

đã có văn bản hướng dẫn vấn đề này, song việc xác định phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn và có những cách hiểu khác nhau như người phạm tội thực hiện 5 lần trở lên là 5 lần liên tục hay không liên tục, căn cứ nào để xác định họ chỉ dùng tài sản cưỡng đoạt được để làm nguồn sống chính, nếu chỉ cưỡng đoạt một số lần trong năm và dùng vào nguồn sống thì có bị coi là “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” hay không.

- Trong việc xử lý hành vi xiết nợ:Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” [39, Điều 463].Ngoài ra, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự tiếp tục quy định:Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận. Theo đó, mặc dù pháp luật dân sự đã có những quy định rất chi tiết về hợp đồng dân sự vay mượn tài sản, tính pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng cũng như trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân, thủ tục xét xử và thi hành án đối với những trường hợp các bên tham gia hợp đồng vi phạm nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch dân sự vay mượn tài sản xảy ra rất đa dạng và phức tạp, các bên giao dịch vay mượn tài sản với nhau nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật về điều kiện giao kết hợp đồng, các thỏa thuận về lãi suất, thời hạn trả, biện pháp xử lý nợ thường không rõ ràng và thường gây bất lợi cho người vay, thậm chí có những trường hợp vượt quá khả năng thanh toán mà người vay vẫn phải chấp nhận. Trong khi đó, thủ tục khởi kiện, giải quyết tại Tòa án lại chưa đảm bảo về thời hạn, thủ tục xét xử và thi hành án kéo dài và gặp nhiều khó khăn

do sự bất hợp tác của những người tham gia tố tụng, từ đó dẫn tới việc người cho vay không thu hồi được tài sản, trong khi người vay không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, dẫn đến sự bức xúc của người chủ nợ. Họ đã tự mình hoặc thuê những thành phần bất hảo, xã hội đen thực hiện việc bắt giữ, dọa nạt, đánh đập người vay nợ, dùng các biện pháp trấn áp mà pháp luật không cho phép, dẫn đến phạm tội.

- Chưa có hướng dẫn tình tiết định khung hình phạt "Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" (điểm đ khoản 2 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015). Đây là tình tiết mới được quy định thay thế cho tình tiết "Gây hậu quả nghiêm trọng", do đó, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết nội dung này.

2.4.3.2. Về phương diện thực tiễn áp dụng

Trong thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 6 năm (2010 - 2015) cho thấy, trên phương diện này còn có một số tồn tại sau:

- Còn có trường hợp Viện kiểm sát truy tố về tội “cướp tài sản”, nhưng sau đó thay đổi quyết định truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm xác định là tội “cưỡng đoạt tài sản”

Ví dụ: Cáo trạng số 12/KSĐT-HS ngày 02/3/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã truy tố Võ Thị Sâm, Trần Văn Hương, Quách Quang về tội cướp tài sản theo điểm b khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các tài liệu, chứng cứ khác đã được thu thập có trong hồ sợ vụ án cho thấy, các bị cáo Sâm và Hương nhờ bị cáo Quách Quang đi siết nợ từ trước là có thật, và việc các bị cáo đã cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội như nội dung bản cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát là có căn cứ. Bởi lẽ, khi xe ô tô của Việt đi đến cây xăng “Chín Phước” gặp các bị cáo Sâm, Hương thì anh Việt nghe bị cáo Sâm nói gì với Quách Quang đang ngồi bên ghế phụ, và nghe bị cáo Quang liền trả lời ngay là “Anh chị cứ yên

tâm”, và ngay sau khi vào trong cây xăng “Chín Phước” thì bị cáo Sâm xông vào nắm giữ túi tiền và nắm cổ áo bà Hương đe dọa; bị cáo Sâm dùng tay tát bà Hương thì bị cáo Quang đã cùng vào tham gia thực hiện hành vi phạm tội chính là người đã giật chiếc ba lô trên vai anh Tân đưa cho bị cáo Hương đem ra xe ôtô cho bị cáo Sâm đem đến nhà vợ chồng anh Chiến Hải và có sự tham gia thực hiện hành vi phạm tội của một thanh niên (hiện chưa xác định được nhân thân lai lịch) đối với anh Tân, vì vậy áo anh Tân đang mặc đã bị rách hiện đã thu giữ là vật chứng của vụ án. Hơn nữa, tại nhà vợ chồng anh Chiến Hải, các bị cáo đã cưỡng ép bà Hương phải giao tiền cưỡng đoạt được trong túi nilon và trong ba lô, sau đó bắt bà Hương viết giấy trả nợ, nhận lại ba lô và các giấy tờ khác trước sự chứng kiến, xác nhận của anh Chiến và bị cáo Quang. Ngoài ra, trước đó, khi lên xe, bà Hương đã nói “Vào quán cà phê nào đó em trả tiền cho chị” thể hiện sự tự nguyện của bà Hương trong việc trả nợ. Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy đã có đủ cơ sở để khẳng định Quách Quang cùng tham gia với Võ Thị Sâm, Trần Văn Hương thực hiện hành vi phạm tội khống chế, đe dọa bà Hương, ép buộc bà Hương phải giao tiền cho các bị cáo chiếm đoạt với tổng số tiền là 598.000.000 đồng. Ngoài ra, tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát quyết định thay đổi quyết định truy tố đối với các bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự. Do đó, Hội đồng xét xử đã tuyên bố các bị cáo Võ Thị Sâm, Trần Văn Hương, Quách Quang phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Bản án số 56/2012/HSST ngày 31/08/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk).

- Tòa án cấp sơ thẩm xác định tội “cưỡng đoạt tài sản”, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm xác định là tội “cướp tài sản”

Ví dụ: Trong quá trình đi thu mua nông sản, Bà Nguyễn Thị Lý gặp và quen Bùi Thị Mận. Hai bên thỏa thuận bằng miệng về việc Bùi Thị Mận có nhiệm vụ chỉ địa điểm bán mỳ cho bà Lý, khi mua được, bà Lý sẽ trả tiền huê

hồng (tiền cò) cho bà Mận. Vào ngày 19/4/2012, Mận cân được 19.572kg mỳ khô và báo cho bà Lý mua số mỳ trên. Sau đó bà Lý vận chuyển số mỳ trên xuống thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để bán thì cân lại chỉ còn 15.910kg, bà Lý cho rằng việc mua bán mỳ có gian lận nên bà không hợp tác làm ăn với Mận nữa. Đến ngày 23/3/2012 bà Lý đi xe máy biển số 47C1- 00201 đến nhà Bùi Thị Mận để giao dịch mua mỳ, bà Lý cân hàng của Mận nhưng không thanh toán tiền nên Mận giữ xe trên để làm tin vì bà Lý là người ở nơi khác đến. Bà Mận đã hai lần giữ xe trên nhưng có một lần bà Lý nhờ người trả tiền nên chị Lý lấy xe về, còn lần vào ngày 23/4/2012 bà Lý tức Mận nên đã làm đơn tố cáo Mận là trộm xe máy của bà.

Do bực tức vì bà Lý không làm ăn với mình nữa nên vào 11h ngày 27/4/2012, khi thấy bà Lý đi trên xe ô tô tải, biển kiểm soát 77H-5199 vào thu mua mỳ ở xã Ia RVê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, lấy cớ bà Lý chưa trả tiền huê hồng nên Mận điện thoại cho anh trai là Bùi Ngọc Thu cùng với anh Trần Mậu Công đi xe máy đến cây xăng của trung đoàn 737, thuộc xã Ia RVê huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ngồi đợi, nhằm mục đích khi nào xe ô tô tải đi qua thì chặn lại. Đến khoảng 16h cùng ngày, sau khi mua được một số mỳ thì bà Lý đi trên xe ô tô ra ngã tư thôn 7, xã Ia RVê, huyện Ea Súp, bà Lý chở thêm khoảng 3 tấn mỳ của anh Trần Ngọc Thành. Lúc này trên xe tải có anh Đoàn Văn Tiến (lái xe) chị Nguyễn Thị Băng, chị Nguyễn Chu Tường Vi và bà Nguyễn Thị Lý. Khi xe ô tô tải của bà Lý chạy ra thì Mận cùng với Bùi Ngọc Thu và anh Trần Mậu Công chặn xe tải lại. Lúc này Mận nói với bà Lý “Bà xuống đây đưa tôi 24 triệu đồng nợ và tiền cò, nếu không tôi cho xã hội đen lấy hết mỳ cua bà”. Bà Lý trả lời “Tôi mua trong dân sao chị đòi tiền cò của tôi”. Thấy thái độ của Mận tỏ ra hung dữ, luôn miệng chửi rủa và đe dọa, hành hung, chị Băng và chị Vi từ trên cabin xe xuống thì Mận dùng tay cầm đá đánh chị Vi, thấy vậy bà Lý không dám xuống xe, sau đó Mận bảo Bùi

Ngọc Thu trèo lên thùng xe dùng chân đạp những bao mỳ xuống đất. Khi thấy bị lấy mỳ, bà Lý lo lắng nên xuống xe và mượn xe máy của anh Trần Ngọc Thành, đi báo chính quyền. Mận chạy tới, một tay túm cổ áo, một tay cầm hòn đá đánh vào tay trái của bà Lý và giằng co thì xe máy bị ngã, anh Thành liền tới dựng xe máy lên và can ngăn thì Mận nói “Việc này không liên quan gì đến ông, nợ tôi, tôi đòi, ông cho mượn xe thì tôi đập xe ông đó”, nghe vậy anh Thành không cho bà Lý mượn xe nữa, bà Lý liền nhờ anh Đinh Xuân Hồng (người đi đường) chở đến báo Ủy ban nhân dân xã la RVê. Trong lúc bà Lý đi báo thì Mận đã thuê một số thanh niên bốc vác 150 bao mỳ trên xe tải của bà Lý và thuê 03 xe máy cày chở đi, sau đó bán số mỳ trên cho chị Trịnh Thị Hồng Ánh với giá 20.960.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 40/2013/HSST ngày 08/8/2013 của Tòa án nhân dân huyện Ea Súp, đã áp dụng khoản 1 Điều 135; điểm b, g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự - xử phạt bị cáo Bùi Thị Mận 01 năm 03 tháng tù, về tội cưỡng đoạt tài sản; xử phạt bị cáo Bùi Ngọc Thu 01 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào lời khai và tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo đã đe dọa và dùng vũ lực ngay tức khắc khống chế đánh bà Lý để chiếm đoạt của bà Lý 150 bao mỳ lát trị giá 24.750.000 đồng là hành vi cướp tài sản nhưng bản án sơ thẩm số 40/2013/HSST ngày 08/8/2013 của Tòa án nhân dân huyện Ea Súp đã xét xử các bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản là có lợi cho các bị cáo. Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm về tội danh đối với các bị cáo Bùi Thị Mận và Bùi Ngọc Thu (Bản án số 501/2013/HSPT ngày 30/12/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk).

- Có Tòa án quyết định hình phạt còn nặng

Ví dụ: Hồi 13 giờ ngày 16/02/2011 sau khi uống rượu, Nguyễn Việt Bắc điều khiển xe môtô biển số 47M6-6940 chở Hoàng Minh Chiến, Lê Anh Đức lên trường PTTH Nguyễn Trường Tộ ở thôn 14 - xã Ea Riêng chơi. Đến nơi, Bắc chạy xe vào quán bà Thái Thị Lý (đối diện cổng trường) thì thấy 01 nhóm học sinh đang ngồi nói chuyện trước quán, Bắc dừng xe và cùng Đức ngồi trên xe còn Chiến nhảy xuống xe và nhìn thấy có một người đang bấm điện thoại, Chiến nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại, nên vào ngồi đối diện với nhóm học sinh và hỏi Nguyễn Chí Phương “Mày có điện thoại không”, Phương trả lời “Không có”, Chiến nói “Thật không, tao lục được tao đánh”, Phương trả lời “Điện thoại em không có sim”, Chiến nói “Không có sim cũng đưa tao”. Vì sợ Chiến đánh nên Phương móc điện thoại đưa cho Chiến. Tiếp đến, Chiến quay sang hỏi Lê Xuân Dư “Mày có điện thoại đưa tao mượn”, Dư trả lời “Để gọi hay làm gì”, Chiến quát “Để gọi”, sợ bị đánh nên Dư cũng đưa điện thoại cho Chiến. Vừa lúc này thì điện thoại của Trần Anh Ngọc đổ chuông nên Chiến quay sang nói với Ngọc “Mày đưa điện thoại đây luôn”, Ngọc sợ bị đánh nên đưa điện thoại cho Chiến. Lúc này Bắc gọi nên Chiến lên xe cùng Đức và Bắc đi về. Khi về đến nhà Đức, Chiến lấy ba điện thoại mới chiếm đoạt đưa cho Bắc và Đức xem. Xem xong Đức hỏi “Mày lấy điện thoại ở đâu bán tao cái”, Chiến nói tao mới lấy trên đường, Đức hỏi mua nhưng Chiến không bán nên Đức đi về.

Bắc chở Chiến về nhà mình, tại đây Bắc biết rõ số điện thoại trên do Chiến mới chiếm đoạt mà có, nhưng vẫn hỏi mua điện thoại của Chiến. Bắc nói “Mày còn nợ tao 50.000đ, có gì để tao một cái điện thoại tao dùng”, Chiến nói “Vậy mày đưa tao thêm 100.000đ”, Bắc đồng ý. Chiến đưa cho Bắc một điện thoại Nokia màu đỏ đen và Bắc đưa cho Chiến 100.000đ. Số tiền bán điện thoại Chiến đã tiêu sài hết.

Bản án hình sự sơ thẩm số 22/2011/HSST ngày 14/07/2011, Tòa án nhân dân huỵên M’Đrắk đã áp dụng khoản 1 Điều 135; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Hoàng Minh Chiến 02 năm 06 tháng tù, về tội cưỡng đoạt tài sản. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam, ngày 03/03/2011. Ngoài ra cấp sơ thẩm còn quyết định về hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Văn Bắc nhưng không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị, quyết định về xử lý vật chứng, về án phí và quyền kháng cáo. Ngày 18/07/2011, bị cáo Hoàng Minh Chiến kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Xét mức hình phạt mà cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo 02 năm 06 tháng tù là có phần nghiêm khắc. Bởi lẽ, bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa đều đã thành khẩn khai

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 70 - 108)