Bộ luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 38)

Bộ luật hình sự Nhật Bản được công bố ngày 24/04/1907 và có hiệu lực ngày 01/10/1908. Đây là một trong những bộ pháp điển cơ bản được cấu thành từ 06 văn bản luật. Bộ luật hình sự của Nhật Bản hiện hành được sửa đổi và bổ sung gần đây nhất là vào ngày 24/6/2011 [20, tr.2].

Bộ luật hình sự Nhật Bản gồm có 40 Chương và 264 điều khoản cụ thể. Bộ luật hình sự Nhật Bản không đưa ra các khái niệm tội phạm cũng như không phân loại tội phạm theo hành vi nguy hiểm của nó. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội do lỗi cố ý, trừ trường hợp pháp luật có những quy định riêng về vô ý phạm tội.

Trong Phần 2 Bộ luật hình sự nhiều nước khác, tội phạm ở Nhật Bản không phân theo nhóm mà phân theo chương. Đối với các tội xâm phạm sở hữu, Bộ luật hình sự Nhật Bản phân chia thành các chương như Chương 36 - Tội trộm cắp và cướp tài sản; Chương 37 - Tội lừa đảo và hăm dọa; Chương 38 - Tội tham ô; Chương 39 - Tội liên quan đến vật bị trộm cắp…

Trong Chương 37 - Tội lừa đảo và hăm dọa, quy định về "Tội hăm dọa" (tương tự như tội cưỡng đoạt tài sản) tại Điều 249 với nội dung cụ thể như sau:“1. Người nào hăm dọa người khác để tống tiền thì bị phạt tù khổ sai đến mười năm; 2. Người nào bằng phương pháp của khoản trước mà thủ đắc lợi ích về mặt tài sản, hay nhờ người khác thủ đắc thì cũng bị phạt như khoản trước” [20, tr.39].

Như vậy, về cơ bản, trong Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng chỉ quy định việc xử lý đối với hành vi hăm dọa. Không có điều luật nào quy định về khái niệm tội danh cũng như giải thích chi tiết các về định lượng hay định khung hình phạt. Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm sở hữu và cũng có một số tội phạm giống và tương đồng với Bộ luật hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau:

Một là, trong Bộ luật hình sự Nhật Bản, tất cả những hành vi phạm tội nói chung và xâm phạm sở hữu nói riêng không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như trong Bộ luật hình sự Việt Nam, mà chỉ mô tả hành vi phạm tội trong nội dung điều luật;

Hai là, không có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt như trong Bộ luật hình sự Việt Nam; khung hình phạt tối đa cho các tội phạm về chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Nhật Bản cơ bản nghiêm khắc hơn Bộ luật hình sự nước ta;

Ba là, có một số tội phạm đặc trưng khác trong Bộ luật hình sự Nhật Bản với Bộ luật hình sự Việt Nam có thể để các nhà làm luật nước ta tham khảo khi sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện Bộ luật này, ví dụ: quy định về điện năng, quy định đặc biệt về tội phạm giữa những người trong thân tộc được quy định nay trong Chương tội trộm cắp và cướp tài sản hay Chương tội lừa đảo và hăm dọa; v.v...

1.3.4. Bộ luật hình sự một số nƣớc ASEAN

Nghiên cứu Bộ luật hình sự của một số nước ASEAN (Indonesia năm 1918, sửa đổi năm 1948; Malaixia và Singapo năm 1936, sửa đổi năm 1957; Thái Lan năm 1956; Philipins năm 1930 và các nước đều có sửa đổi, bổ sung những năm gần đây) [75].

Về các tội xâm phạm sở hữu và tội cưỡng đoạt tài sản, nói chung các tội xâm phạm sở hữu đều được Bộ luật hình sự một số nước ASEAN quy định thành một Chương riêng hoặc một điều luật, còn tội cưỡng đoạt tài sản có nước quy định, có nước không, cụ thể như sau [28, tr.154]:

- Bộ luật hình sự Thái Lan quy định tội trộm cắp (Điều 334) và các trường hợp phạm tội khác nhau; tội cướp giật (Điều 336) và các trường hợp phạm tội khác nhau; tội cướp tài sản (Điều 339) và các trường hợp phạm tội khác nhau; các trường hợp phạm tội theo băng, nhóm; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 342) và các trường hợp phạm tội; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 352) và các trường hợp phạm tội; v.v… nhưng không thấy quy định tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đó, phạm tội cướp tài sản và phạm tội theo băng, nhóm gây thương tích… có mức hình phạt cao nhất là đến chung thân, tử hình.

- Bộ luật hình sự Philipin quy định tội cướp tài sản (Điều 295) và các trường hợp phạm tội gây tổn hại thân thể người khác hoặc theo băng, nhóm nơi hoang vắng…; tội trộm cắp tài sản (Điều 309) và các trường hợp phạm tội căn cứ vào giá trị tài sản khác nhau, tài sản càng nhỏ thì hình phạt càng nhẹ, tài sản càng lớn thì hình phạt càng lớn; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 315)… nhưng không thấy quy định tội cưỡng đoạt tài sản. Tương tự, hình phạt cao nhất đối với các tội xâm phạm sở hữu là tù chung thân đối với tội cướp tài sản…

- Bộ luật hình sự Malaixia và Singapo các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương 17 (các điều 378 đến 462), trong đó quy định tội trộm cắp tài sản (Điều 378 và 379) và các trường hợp phạm tội khác nhau; riêng hành vi cưỡng đoạt tài sản [28, tr.159], Bộ luật hình sự Malaixia quy định bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm và bị đánh roi hoặc bị phạt tiền (Điều 383 và 384). Riêng mức phạt tiền cho hành vi này trong Bộ luật hình sự Singapo là 2 năm đến 7 năm hoặc bị đánh roi. Nếu hành vi cưỡng đoạt tài sản được thực hiện bằng cách đe dọa gây thương tổn nghiêm trọng cho người khác hoặc dọa giết người thì mức phạt cho người phạm tội là tù đến 14 năm và bị phạt tiền hoặc đánh roi. Ngoài ra, Bộ luật hình sự hai nước này còn quy định tội cướp tài sản (Điều 390 và 392) cũng như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 407 và 408).

- Bộ luật hình sự Indonexia, các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại 6 chương là Chương 22 về tội trộm cắp, Chương 23 về tống tiền, Chương 24 về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Chương 25 về lừa đảo, Chương 26 về tội xâm phạm quyền của chủ nợ và Chương 27 về tội hủy hoại tài sản. Hình phạt cao nhất đối với nhóm tội phạm này là đến tử hình đối với hành vi trộm cắp làm chết người. Ngoài ra, Bộ luật hình sự nước này không quy định tội cưỡng đoạt tài sản.

Như vậy, về cơ bản, trong Bộ luật hình sự một số nước ASEAN đều quy định về các tội xâm phạm sở hữu tương tự như Bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự nước ta cũng có một số điểm khác như sau:

Một là, trong Bộ luật hình sự một số nước ASEAN (Indonesia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philipins) cho thấy, tất cả những hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu đều được xử lý và quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Hai là, trong Bộ luật hình sự một số nước ASEAN (Indonesia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philipins) còn quy định chi tiết hóa các trường hợp phạm tội rất cụ thể đối với các tội cướp tài sản, tội trộm cắp, tội lừa đảo… để xử lý và phân hóa trách nhiệm hình sự.

Ba là, riêng tội cưỡng đoạt tài sản có nước quy định, có nước không. Cụ thể, Bộ luật hình sự Thái Lan, Philipins và Indonexia không quy định. Riêng Bộ luật hình sự Malaixia và Singapo có quy định tội cưỡng đoạt tài sản [28, tr.159] với mức hình phạt từ 2 đến 10 năm và bị đánh roi; trong khi Bộ luật hình sự nước ta quy định nghiêm khắc hơn - cao nhất nhất đến 20 năm nhưng không có hình thức đánh roi.

Chƣơng 2

TỘI CƢỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Tội cưỡng đoạt tài sản quy định trong Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 và nay là Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó, các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt đối với tội phạm này được quy định như sau.

2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ HÌNH SỰ CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TÀI SẢN

Dấu hiệu pháp lý hay dấu hiệu cấu thành tội phạm "có tính chất đặc trưng và điển hình cho loại tội phạm ấy, nó phản ánh đầy đủ bản chất và dùng để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác" [6, tr.292]. Do đó, việc làm rõ khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cưỡng đoạt tài sản qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm - khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh, quyết định hình phạt và xét xử được cụ thể, chính xác và đúng pháp luật.

Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cưỡng đoạt tài sản là đặc điểm chung về mặt lập pháp cụ thể của các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội cưỡng đoạt tài sản. Cũng như các tội phạm khác, tội cưỡng đoạt tài sản cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm - Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản, mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản, chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản, mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản. Nói một cách khác, mỗi tội phạm (trong đó có tội cưỡng đoạt tài sản) đều khác các tội phạm khác về đặc điểm cấu trúc của bốn yếu tố cấu thành tội phạm, "nhưng tất cả

các tội phạm thuộc một tội danh đều có những đặc điểm chung về bốn yếu tố đó. Những đặc điểm chung này được phản ánh trong các cấu thành tội phạm cụ thể" [24, tr.54].

2.1.1. Khách thể của tội cƣỡng đoạt tài sản

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân) nhưng mục đích chính là

quan hệ sở hữu. Nếu có quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần (như sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân nói chung ít nghiêm trọng hơn so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, về yếu tố khách thể của tội phạm, tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó, quan hệ sở hữu được hiểu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được tôn trọng và bảo vệ, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu. Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản bao giờ cũng nhằm vào tài sản nhất định của chủ thể nhất định, không phân biệt là thuộc hình thức sở hữu nào.

Nghiên cứu khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng cần nghiên cứu đến đối tượng tác động của tội phạm vì đây là "bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" [61, tr.71]. Do đó,

theo chúng tôi, đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản là tiền, giấy tờ có giá như tiền hoặc vật có giá trị được đầu tư sức lao động của con người, tồn tại trong thế giới khách quan và thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức nhất định vào thời điểm tội phạm được thực hiện. Ngoài ra, tài sản thỏa mãn các đặc điểm trên chỉ trở thành đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản khi không tài sản đó phải là loại tài sản đặc biệt, bị pháp luật cấm giao dịch thông thường. Ví dụ: Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không phải là đối tượng của tội chiếm đoạt tài sản vì chúng là đối tượng của tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

2.1.2. Mặt khách quan của tội cƣỡng đoạt tài sản

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện qua hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ở đây tương tự hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với tội cướp tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là việc người phạm tội không dùng vũ lực mà bằng lời nói đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người khác, nếu họ không giao nộp tài sản theo yêu cầu của người phạm tội.

Đe dọa dùng vũ lực có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.

Trường hợp nếu người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định, thì việc xác định hành vi phạm tội của họ sẽ dễ dàng hơn so với trường hợp người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài sản hoặc đối với người khác để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội. Nếu xác định người phạm tội

chỉ đe dọa sẽ dùng vũ lực chứ không có căn cứ cho rằng người phạm tội dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội, thì đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Như vậy, việc xác định tính chất của hành vi đe dọa sử dụng vũ lực về mặt thời gian có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi của tội cướp tài sản với hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu việc de dọa dùng vũ lực của người phạm tội làm cho nạn nhân hiểu là không thực hiện theo yêu cầu, vũ lực sẽ được sử dụng ngay đối với họ, thì đó là hành vi cấu thành tội cướp tài sản. Còn trong trường hợp người phạm tội không có ý thức sử dụng ngay vũ lực và nạn nhân cũng nhận thức như vậy thì hành vi đe dọa dùng vũ lực thuộc cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Còn hành vi khác uy hiếp tinh thần, là hành vi sử dụng mọi thủ đoạn đe dọa gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc các lợi ích hợp pháp khác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, người khác nếu không thực hiện yêu cầu của người phạm tội. Đối tượng của hành vi đe dọa là những thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp hoặc những thông tin, những bí mật đời tư...

Những đối tượng này khác với đối tượng là tính mạng, sức khỏe con người ở hành vi nêu trên. Tuy nhiên, cả hai loại hành vi giống nhau về tính chất, đều có khả năng khống chế tinh thần của người bị đe dọa. Thủ đoạn đe dọa được thực hiện bằng mọi hình thức: hành động, lời nói, viết thư, gọi điện thoại, nhắn qua người khác... tác động đến đối tượng bị đe dọa với mục đích khống chế tinh thần.

Tội cưỡng đoạt tài sản là một tội có cấu thành hình thức, điều này được

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)