Khoản 4 Điều Điều 135 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 53 - 54)

2.2.4.1. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (điểm a)

Đây là trường hợp tài sản bị cưỡng đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Việc xác định giá trị tài sản bị cưỡng đoạt trong trường hợp này cũng giống như việc xác định tài sản bị cướp có giá trị trong khoản 2 và 3 của Điều luật nêu trên.

2.2.4.2. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (điểm b)(xem Hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn Chương IV Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999, đã nêu Chương 1)

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 vừa qua đã quy định thêm tình tiết sau đây tại khoản 4 Điều 170, khác so với khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 đó là: Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp (điểm

b). Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp là trường hợp người phạm tội lợi dụng nơi có chiến sự, lợi dụng tình trạng khẩn cấp như: tình trạng khan hiếm hàng hóa, mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu một hoặc nhiều loại hàng hóa nào đó, tình hình quản lý kinh tế thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế của Nhà nước lỏng lẻo, tài sản xã hội chủ nghĩa không được bảo vệ đầy đủ hoặc lợi dụng tình hình trật tự, trị an, diễn biến phức tạp... để cưỡng đoạt tài sản, bàng quan trước những khó khăn, đau khổ của số đông nhân dân, làm tăng thêm sự khó khăn cho xã hội cũng như gây cản trở cho việc khắc phục các khó khăn đó..

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 53 - 54)