So sánh với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tạ

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 55 - 57)

Điều 134 Bộ luật hình sự năm 1999

Cũng giống như tội cướp tài sản, cả hai tội phạm này có cấu thành hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc, hình thức lỗi cố ý trực tiếp, mục đích vụ lợi, xâm phạm quyền sở hữu tài sản và chủ thể hai loại tội phạm này là bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định theo luật định thì hai tội phạm này còn có những khác nhau cơ bản, đó là:

Về khách thể: Với mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác nhưng trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản còn xâm phạm đến quyền tự do dân chủ là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhưng theo nghĩa hẹp hơn đối với quyền nhân thân bị xâm phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản.

Mặt khách quan: Mỗi loại tội phạm đều có những mặt khách quan khác nhau thể hiện qua những hành vi phạm tội, nếu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản dấu hiệu khách quan thể hiện qua hành vi bắt buộc người phạm tội phải thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép bằng các thủ đoạn khác nhau, người bị bắt giữ là người có mối quan hệ đa dạng với chủ sở hữu tài sản, để có thể hiện thực hóa mục đích chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi cần phải đưa ra thông tin, yêu cầu chủ sở hữu tài sản bằng các phương tiện khác nhau, trực tiếp hoặc qua trung gian buộc người chủ sở hữu tài sản phải thỏa mãn các yêu cầu vật chất của kẻ phạm tội nếu muốn bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho người bị bắt cóc. Như vậy, dấu hiệu “yêu sách” là bắt buộc trong cấu thành tội phạm nếu bắt cóc người khác nhằm vào các mục đích khác thì tùy trường hợp sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự, còn đối với tội cưỡng đoạt tài sản hành vi khách quan chính là đe dọa sẽ dùng vũ lực gây ra những thiệt hại về thể chất, vật chất cho người chủ tài sản nếu không đáp ứng, thỏa mãn yêu cầu về tài sản.Tuy nhiên việc đe dọa sẽ dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà còn khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn để đưa ra quyết định cho hành động là trao hay không trao tài sản.

Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản đa dạng hơn khi được ghi nhận dưới góc độ là uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản là gây thiệt hại

về danh dự, uy tín khi thực hiện các hành vi như dọa công bố bí mật đời tư mà người chủ sở hữu muốn giấu kín …mặc dù hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần chưa đến mức làm cho người có trách nhiệm quản lý tài sản tê liệt hoàn toàn ý chí.

Về hình phạt: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có mức hình phạt tù cao hơn với mức thấp nhất được quy định tại khoản 1 là từ 02 năm tù, và mức hình phạt cao nhất được áp dụng là tù chung thân, trong khi mức hình phạt thấp nhất đối với cưỡng đoạt tài sản là từ 01 năm tù và hình phạt tù cao nhất có thể áp dụng là 20 năm tù.

Phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung của hai tội cũng có phạm vi khác nhau, ngoài việc có thể áp dụng hình phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản giống ở tội cướp tài sản còn có thể áp dụng thêm hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Một phần của tài liệu Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 55 - 57)