Đánh giá của khách thể nghiên cứu về tác động của di dân

Một phần của tài liệu Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương (Trang 58 - 63)

mùa vụ NN-ĐT đến đời sống kinh tế của gia đình

Việc tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống kinh gia đình nông thôn được chính các thành viên trong gia đình đánh giá một cách khách quan và đầy đủ. Trước tiên hầu hết khách thể nghiên cứu đều cho rằng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động đến đời sống kinh tế của gia đình họ. Trong tổng số mẫu điều tra, chỉ có 3,8% cho rằng di dân mùa vụ nông thôn đô thị không có tác động gì đến đời sống kinh tế gia đình nông thôn, trong khi đó 96,2% số người được hỏi đã khẳng định rằng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị là có tác động đến đời sống kinh tế gia đình nông thôn xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương.

Biểu đồ 3.1.1 Tác động kinh tế của di cư mùa vụ, nông thôn – đô thị Đơn vị tính: %

Biểu đồ trên cho thấy mức độ quan trọng của người di dân thời vụ trong vấn đề việc làm hiện nay trong việc tăng thu nhập cho gia đình nông thôn. Theo kết quả điều tra cho thấy 58,0% trong tổng số người được hỏi trả lời rằng người di dân đã góp phần làm tăng thu nhập (kinh tế) hộ gia đình của họ so với trước khi di dân; 13,0% số người được hỏi cho rằng: di dân có phần tăng thu nhập (kinh tế) gia đình không đáng kể. Chỉ có 1,7% cho rằng người di dân nông thôn – đô thị không làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên con số 27,3% người trả lời cho rằng việc di dân nông thôn – đô thị đã làm giảm thu nhập của hộ gia đình. Con số này chủ yếu là đối với những hộ gia đình có người di dân dưới 1 năm với 28,1% số người được hỏi trả lời. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng, người di dân mới bắt đầu sự nghiệp ở đô thị, mức lương chưa cao và các chi phí sinh hoạt ở đô thị thường đắt đỏ nên có nhiều hộ gia đình phải gửi tiền từ nông thôn cho người di dân ở đô thị sinh sống và làm việc để phát triển sự nghiệp của mình.

Có chứ, một vài người đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục, y tế cho con cái và gia đình, người thì mua sắm tiện nghi: ti vi, máy lạnh, điều hòa, máy giặt…; một vài người đóng góp cho bố mẹ ở quê xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Đấy bạn đi xung quanh xã có thể thấy, có nhiều người đã xây được nhà thậm chí là rất to, rất đẹp nữa, họ đều là những người đi di dân mùa vụ (PVS số 3, Nam, 52 tuổi)

Mức độ tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn có mối quan hệ với các đặc trưng kinh tế - xã hội của người di dân. Qua phân tích số liệu về tương quan giữa số người di dân trong hộ gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân với mức độ tác động đến thu nhập của gia đình, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động giữa những hộ gia đình có người di dân có những đặc trưng kinh tế - xã hội khác nhau.

Về giới tính: Những hộ gia đình có người di dân là nam giới khi được hỏi cho rằng: di dân khiến cho kinh tế gia đình họ giảm chiếm 37,6%, trong

khi nữ giới cho rằng di dân kiến kinh tế gia đình giảm 20,8% . Tác động làm tăng khả năng kinh tế cho gia đình ở cả nam và nữ giới đều lớn, song theo con số thống kê thì nữ giới cho rằng, thu nhập từ di dân mùa vụ của họ cao hơn so với nam giới với 77,6%; trong khi ở nam giới chỉ có 60,7%. Điều này cho thấy đặc trưng giới tính rõ nét của nam giới và nữ giới. Nam giới với nhiều mối quan hệ hơn cần có sự chi tiêu nhiều hơn cho dẫn đến việc tác động đến tình hình kinh tế gia đình ít hơn. Trong khi nữ giới với đặc trưng giới tính: tiết kiệm, có kế hoạch sử dụng tiền bạc…đã có những đóng góp tích cực hơn vào kinh tế gia đình.

Về hôn nhân: yếu tố hôn nhân cũng là một trong những yếu tố tác động đến vấn đề kinh tế gia đình khi có người lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị.

Bảng 3.1.1 Người di dân tác động đến kinh tế gia đình phân theo tình trạng hôn nhân

Đơn vị tính: %

Tình trạng hôn nhân Giảm đáng kề Giảm không đáng kể Không thay đổi Tăng nhưng không đáng kể Tăng đáng kể Tổng Độc thân 38,3 10,2 10,3 9,5 31,7 100,0 Có vợ/chồng 22,6 3,4 2,4 11,5 60,1 100,0

Bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác nhau giữa người di dân và tình trạng hôn nhân của họ. Người đã kết hôn có những cách sống và quản lý kinh tế khác hẳn với người độc thân, họ có nhiều động lực tác động vào quá trình di dân bởi vậy câu trả lời của họ về tác động của di cư đến kinh tế hộ gia đình cho thấy: họ nhìn nhận di dân làm tăng đáng kể kinh tế gia đình lên chiếm 60,1% tổng số người được hỏi đã kết hôn trả lời. Trong khi đó, con số này lại rất thấp ở những người độc thân với tỷ lệ chiếm 31,4%. Đồng thời, di dân làm giảm đáng kể kinh tế gia đình được nhìn nhận ở phía người độc thân chiếm tỷ

lệ mạnh hơn với 38,3%, điều này có thể lý giải mặc dù lực hút của nơi đến (là các khu đô thị, thành phố lớn) với cơ hội việc làm và khả năng kiếm được thu nhập cao thu hút người lao động di dân thời vụ nông thôn – đô thị, song động lực thúc đẩy của người đã kết hôn nhiều hơn so với người độc thân. Bởi vậy, cách thức lao động tạo thu nhập, và cách thức họ sử dụng thu nhập đó có những tính toán kỹ càng hơn so với người độc thân.

Từ những số liệu trên có thể thấy, lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có những tác động khác nhau đến kinh tế gia đình. Tùy vào từng hoàn cảnh, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, giới tính mà có những đánh giá khác nhau về tác động của di dân mùa vụ đến tình hình kinh tế tại hộ gia đình nói chung và ở các hộ gia đình tại Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng. Từ đó, có thể thấy rõ những nhân tố lực đẩy, lực hút trong mối quan hệ qua lại tác động đến quá trình di dân mà rõ nhất là hành vi di dân mùa vụ của người dân nông thôn hiện nay.

3.1.2. Đóng góp về thu nhập của di dân mùa vụ nông thôn- đô thị ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Sự đóng góp của người di dân vào thu nhập của hộ gia đình là một thước đo quan trọng và rõ ràng nhất thể hiện sự tác động của họ đến đời sống kinh tế gia đình nông thôn. Trong nghiên cứu này, đóng góp về thu nhập được xem xét ở các khía cạnh như hình thức đóng góp thu nhập, tần suất đóng góp thu nhập và tỷ lệ đóng góp về thu nhập của người di dân vào tổng thu nhập chung của hộ gia đình.

Hình thức đóng góp về thu nhập cho hộ gia đình của người di dân khá đa dạng, bao gồm đóng góp về tiền tệ (tiền mặt, chuyển khoản), vàng và các loại hàng hóa. Trong đó đóng góp về tiền tệ chiếm tỷ lệ cao trong số các hình thức đóng góp thu nhập ở người dân di dân mùa vụ tại đây.

Biểu đồ 3.1.2 Các loại tiền hàng được gửi về cho gia đình trong 12 tháng gần nhất

Đơn vị tính: %

Biểu đồ trên cho thấy một cách rõ nét hình thức sử dụng thu nhập gửi về cho gia đình của người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị trong 12 tháng gần nhất. Tiền mặt (VNĐ) được sử dụng như một công cụ tài chính hữu hiệu để gửi về cho gia đình, khi được hỏi về vấn đề này có 57,7% trong tổng số người được hỏi trả lời họ gửi tiền về cho gia đình bằng tiền mặt. Biểu đồ cũng thể hiện hình thức chuyển tiền được sử dụng đa dạng, có cả: tiền mặt, tiền ngoại tệ, vàng, hàng hóa. Riêng vàng và ngoại tệ chiếm 27,3% trong tổng số hình thức được sử dụng để đóng góp trong gia đình. Ngoài ra đóng góp bằng hàng hóa cũng được sử dụng chiếm 8,7% trong tổng số người được hỏi trả lời. Tuy nhiên, tần suất đóng góp cũng có những sự khác biệt. Theo kết quả khảo sát cho thấy: số lần mà người di dân gửi về cho gia đình giao động từ 1 – 3 tháng/ lần chiếm 62,3% trong tổng số người được hỏi trả lời. Dưới 1 tháng 1 lần chiếm 10,0%; trên 1 năm 1 lần chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 7,3%. Điều này cho thấy, việc đóng góp thu nhập của người di dân trong gia đình diễn ra thường xuyên theo tháng hoặc 3 tháng một lần.

Bảng 3.1.2 Tần suất đóng góp thu nhập phân theo giới tính Đơn vị tính: % Giới tính Dưới 1 tháng/ lần Từ 1 - 3

tháng/ lần 6 tháng/ lần 1 năm/ lần trên 1 năm/ lần

Nam 8,2 55,7 16,9 10,4 8,7

Nữ 12,8 72,6 2,6 6,8 5,1

Từ bảng số liệu trên cho thấy: nữ giới có tần suất đóng góp thu nhập cho hộ gia đình nhiều hơn nam giới. Trong tổng số người được hỏi trả lời là nam giới chỉ có 55,7% trả lời rằng họ có đóng góp thu nhập cho gia đình với tần suất từ 1 – 3 tháng/ lần; trong khi nữ giới với tỷ lệ cao chiếm 72,6%; đồng thời, tần suất nữ giới đóng góp thu nhập cho gia đình dưới 1 tháng/ lần chiếm 12,8%. Càng ở tần suất cao lên thì tỷ lệ đóng góp cho gia đình ở nữ giới càng thấp đi. Trong khi đó nam giới có tần suất đóng góp thấp hơn so với nữ giới và càng ở khoảng cách xa thì tần xuất này càng nhiều với tỷ lệ 16,9% số người được hỏi trả lời rằng: họ đóng góp thu nhập cho gia đình với tần suất 6 tháng/ lần và 10,4% là 1 năm/ lần. Từ những phân tích trên cho thấy, có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới di dân mùa vụ nông thôn – đô thị trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình.

Từ những phân tích trên về sự đóng góp thu nhập của người lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị cho thấy tác động của di dân đối với đời sống người dân nông thôn. Đồng thời, có thể thấy đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự tham gia quá trình di dân này của người dân khu vực nông thôn nói chung và của người lao động xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng.

Một phần của tài liệu Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương (Trang 58 - 63)