Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương (Trang 34 - 39)

Theo Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2009 đến 2013 xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương.

Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây- bắc tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía đông giáp huyện Nam Sách và TP.Hải Dương; phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc; phía tây giáp huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh). Huyện có diện tích 10.934,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,4%, đất chuyên dùng 20%, đất ở 6,9% và đất chưa sử dụng 5,7%. Dân số toàn huyện hơn 12 vạn người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%.

Cẩm Giàng là vùng đất cổ được hình thành sớm trong lịch sử làng xã Việt Nam, thuộc trung tâm nền văn minh Châu thổ sông Hồng, nơi đây hiện còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử- văn hóa và danh thắng. Trong số 1.098 di tích được kiểm kê đăng ký trong toàn tỉnh, Cẩm Giàng có 203 di tích bao gồm đình, chùa, đền, nghè, văn miếu…trong đó có 16 di tích đã được xếp hạng Quốc gia.

Cẩm Giàng có truyền thống văn hóa- giáo dục lâu đời với Văn Miếu Mao Điền- Trường học, trường thi xứ Đông, chứng tích về một vùng quê hiếu học. Đây cũng là quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh - người đặt nền móng xây dựng nền y học dân tộc nước nhà với tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”.

Xã Cẩm Văn:

Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - chính trị - Văn hóa – Xã hội hàng năm năm 2013 của xã: Nhìn chung, năm 2013 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đó là, tình hình suy thoái của nền kinh tế trong nước và thế giới; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa cao, nhu cầu an sinh, phúc lợi xã hội ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.v.v... Nhưng với sự chỉ đạo của các cấp ủy, sự nỗ lực của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và sự phấn đấu của toàn thể nhân dân. Năm 2013 các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu

Tổng giá trị thu nhập trên địa bàn năm 2013 là 120,6 tỷ đồng.

Về kinh tế: Giá trị sản xuất trên địa bàn là 106,3 tỷ, trong đó:

+ Giá trị nông nghiệp, thủy sản ước đạt 57,1 tỷ;

+ Giá trị tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 18,2 tỷ%; + Giá trị các ngành dịch vụ ước đạt 31 tỷ%;

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng và Thương mại, dịch vụ chuyển từ 59,5%-14,8%-25,7%. (năm 2012) sang 56,2%-16,2%-27,6%.

Giá trị thu nhập trên ha đất nông nghiệp bình quân đạt 102 triệu đồng. Tổng thu Ngân sách xã: 3.161.870.869 đồng, đạt 74,19 % so với dự toán huyện giao là 4.262.056.000 đồng;

Tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 14,7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,84%, so với năm 2012 giảm 1,95%.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,9% (năm 2012 là 1,3).

Về Giao thông: Thực hiện chương trình hỗ trợ làm đường bê tông nông

thôn năm 2013, vận động 3 ngõ xóm huy động kinh phí làm được 299 m đường với tổng kinh phí 347.389.000đ. Trong đó: nhân dân đóng góp 274.000.000đ, tỉnh hỗ trợ xi măng trị giá: 73.389.000đ. Tiến hành tuyên

truyền, thông báo, tổ chức giải tỏa lấn chiếm hành lang đường 5B. Xây dựng kế hoạch, tiến hành đăng ký làm đường năm 2014 gồm: Đường băng két đê Thái Bình từ chợ Văn Thai đi cống giáp Bắc Ninh, mở rộng mặt đường xóm Trong từ quán gia đình ông Ngọ đến ngã 3 Trạm Nội (rộng 1m), mở rộng mặt đường Trạm Ngoại từ ông Lừu đến ông Trọng (rộng 1m)

Công tác giáo dục: Năm học 2012-2013 tiếp tục triển khai các hoạt

động hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động hai không và tổ chức các phong trào thi

đua: ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Trường trung học cơ sở thực hiện duy trì công tác phổ cập, nền nếp , kỷ cương được giữ vững, quy mô trường lớp ngày càng ổn định. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 93,74%. Trường có 34 cán bộ, giáo viên, đủ về số lượng cũng như bộ môn, 100% thầy cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm 2012- 2013 có 15 lớp với 449 học sinh. Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%, học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở 98/100 em đạt 98%; Tỷ lệ lên lớp đạt 99,1%. Trong đó tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 94,6%. Học sinh đỗ vào PTTH là 80/90 em đạt 88.9%. Năm học 2012 – 2013 có 10 em được công nhân học sinh giỏi huyện, 3 em học sinh giỏi cấp tỉnh; 3 thầy cô đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 2 thầy cô được huyện khen về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện nếp sống văn minh vẫn giữ vững, hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất được tăng cường.

Trường Tiểu học có 100% cán bộ giáo viên chuẩn và trên chuẩn, có 27/35 trình độ đại học.; Tổng số học sinh: 488/22 lớp; Kết quả 2 mặt giáo dục học kỳ 1: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học; Đảm bảo chất lượng đại trà, học sinh giỏi cấp trường: 247/488 em đạt 50,6%, học sinh tiên tiến 189/488 em đạt 38,7%; đội tuyển Aerobic đạt giải 3 cấp huyện; học sinh giỏi cấp tỉnh: 02 em, học sinh giỏi cấp huyện:19 em. Trường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học mức 2, duy trì tốt 5 tiêu

chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.

Trường Mầm non có 30 cán bộ, giáo viên và nhân viên đều nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, sáng tạo, linh hoạt trong công tác, chăm sóc trẻ. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100 %. Có 14 nhóm lớp 433/732 cháu được huy động ra lớp, trong đó các cháu trẻ nhà trẻ 90/386 cháu, đạt 23,3%; cháu mẫu giáo: 343/346 cháu đạt 99,1%, 100% trẻ 5 tuổi đến trường học 2 buổi trên ngày, đủ 9 tháng trong năm học theo chương trình GDMN. Trường đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho 433/433 cháu. Hoàn thiện các tiêu trí và tiếp tục phấn đấu giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt việc khuyến học, khuyến tài, kịp thời động viên tuyên dương khen thưởng các thầy, cô giáo và các em học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập

Công tác y tế: Kiện toàn BCĐ phòng chống dịch và xây dựng kế hoạch

phòng chống dịch ngay từ đầu năm. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men, nhân lực và sẵn sàng đối phó khi có dịch. Năm 2013 không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã, có 09 trường hợp mắc tay chân miệng thể nhẹ mang tính chất tản mát.

Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ được phát trên hệ thống đài truyền thanh xã: 61 bài; Số lần phát: 515 lần; Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ trẻ được tiêm đủ các loại vacxin đạt 78,1%. Số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng: 160 cháu;

Chương trình: Tâm thần kinh; Lao; Sốt rét; Bướu cổ; Mắt hột; Da liễu; HIV/AIDS đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu trên giao.

* Phối hợp với 3 nhà trường khám sức khoẻ cho 1.367 học sinh:

Ngoài ra, phối hợp với trung tâm y tế huyện, các đoàn khám chuyên khoa khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho các cụ là thành viên Hội Người cao tuổi và nhân dân trong xã. Xã vẫn giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia về ytế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số, gia đình và trẻ em: Ban DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch hoạt

động, duy trì nền nếp giao ban vào ngày 26 hàng tháng để triển khai và cung cấp các phương tiện tránh thai đến đối tượng, cập nhật thông tin về biến động dân số, truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, làm mẹ an toàn. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng: hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống 2% (Từ 15,2% năm 2012 xuống còn 13,2%).

Công tác văn hoá - xã hội

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, toàn xã có số hộ đạt gia đình văn hoá 1.315/1.499 hộ đăng ký (đạt 87,7%), số hộ đạt “Gia đình văn hóa 3 thế hệ” là 72/91 hộ đăng ký (đạt 79%). Duy trì các hoạt động lễ hội truyền thống tại Di tích lịch sử Đền Bia; đình, chùa thôn Văn Thai; đình Trạm Nội, tổ chức đúc chuông chùa Văn Thai.

Thành lập 2 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình. Bình xét 5 gia đình tiêu biểu để tỉnh huyện tặng bằng khen nhân ngày gia đình Việt Nam. Đài truyền thanh, làm tốt công tác phát thanh, tiếp sóng đài tỉnh, huyện, trung ương, tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Duy trì tốt hoạt động của 5 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức giải bóng đá mini cho các cháu thiếu niên và một số lĩnh vực hoạt động thể thao khác.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, động viên quân nhân dự bị, huấn luyện xây dựng lực lượng dân quân đạt kế hoạch được giao.

Với những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội như trên, địa bàn nghiên cứu là một trong những địa phương của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng nổi bật về tình hình di dân nông thôn – đô thị.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG DI DÂN MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ Ở XÃ CẨM VĂN – HUYỆN CẨM GIÀNG –

TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương (Trang 34 - 39)