2.1.2.1. Đặc trưng chủ yếu của gia đình có người di dân
Tìm hiểu đặc trưng chủ yếu của gia đình người di dân là một việc cần thiết để xem xét đến một trong những yếu tố nền tảng, nguồn gốc của người
di dân. Đặc trưng gia đình cũng có thể được coi là một trong những lực đẩy, là một trong những động lực dẫn đến quyết định di dân. Mặt khác, con người luôn có mối quan hệ mật thiết với gia đình của họ, do đó khi nghiên cứu tác động của di dân đến đời sống gia đình của người di dân thì không thể không xét đến các đặc trưng của gia đình đó.
Qua quan sát và phân tích số liệu điều tra cho thấy, phần lớn các hộ gia đình có người di dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc loại gia đình mở rộng, tức là trong một gia đình có ít nhất 3 thế hệ cùng chung sống là ông bà, cha mẹ và con cái.
Biểu đồ 2.1. Qui mô gia đình phân theo số thế hệ trong gia đình Đơn vị tính: %
Từ kết quả khảo sát của đề tài đã cho thấy: qui mô gia đình có người di dân hiện nay ở xã Cẩm Văn nói chung chủ yếu là gia đình 3 thế hệ với tỷ lệ: 44,3% tổng số hộ gia đình được khảo sát. Gia đình 2 thế hệ chiếm 38,7%; trong khi gia đình một thế hệ chỉ chiếm 17% trong tổng số hộ gia đình được khảo sát trả lời.
Theo số liệu khảo sát được cho thấy, tỷ lệ người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị trong gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là 35,5% (số người di dân/ tổng thành viên trong gia đình).
Về cơ cấu giới tính của gia đình người di dân: trong tổng số mẫu điều tra, cơ cấu giới tính của các hộ gia đình có người di dân hiện nay khá tương ứng với cơ cấu giới tính của dân số Việt Nam nói chung. Trong đó, nam giới chiếm 52,7 %, nữ giới chiếm 47,3%.
Về các đặc trưng kinh tế - xã hội của gia đình có người di dân
Thứ nhất, tỷ lệ người phụ thuộc đối với người trong độ tuổi lao động tại Cẩm Giàng tương đối cao. Theo kết quả điều tra cho thấy: trong hộ gia đình người di dân có 61% là người trong độ tuổi lao động và 39% người nằm dưới hoặc trên độ tuổi lao động (trong đó người nằm dưới độ tuổi lao động chiếm 26% tổng số người được hỏi trả lời). Điều này cho thây tình hình người ăn theo trong các gia đình nông thôn hiện nay nói chung và ở Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói chung.
Hai là, về nguồn thu nhập chính hiện nay ở gia đình người di dân xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tình Hải Dương: theo con số thống kê từ cuộc khảo sát cho thấy: nguồn thu nhập ở các gia đình di dân mùa vụ hiện nay có sự khác biệt so với trước kia. Nếu những năm trước đây khi các gia đình nông thôn sống chủ yếu vào ruộng vườn, tỷ lệ người lao động di dân sang các đô thị lớn rất ít thì nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ nông nghiệp. Tuy nhiên trong phân tích này cho thấy rõ nguồn thu nhập của gia đình có người di dân đã phân rõ ràng giữa hai nhóm thu nhập: nhóm thu nhập từ những người di dân mang về và những thu nhập mà của gia đình có người di dân tại địa phương. Theo số liệu từ cuộc khảo sát cho thấy: nguồn thu nhập chính của gia đình có người di dân từ người đi di dân chiếm 45.2% trong tổng số người được hỏi trả lời; có 54.8% tổng số người được hỏi trả lời rằng: nguồn thu nhập chính của hộ gia đình là có từ gia đình người di dân. Như vậy số liệu đã chứng minh, di dân ngày càng cung cấp thu nhập lớn cho gia đình nông thôn hiện nay.
Biều đồ 2.2 Nguồn thu nhập chính tại gia đình người di dân
Đơn vị tính %
Bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số những người được hỏi về nguồn thu nhập chính của hộ gia đình người di dân có đến 79.3% người trả lời nguồn thu nhập đó từ nông nghiệp, chỉ có 13.4% có thu nhập từ làm công nhân, viên chức và 7.3% có nguồn thu nhập chính từ kinh doanh – dịch vụ. Từ những số liệu này cho thấy, nguồn thu nhập chính mang lại cho gia đình người di dân có người di dân vẫn là nông nghiệp.
Ba là, về điều kiện sống: đất, nước sinh hoạt, tình trạng nhà ở: cũng có những thay đổi đáng kể về các điều kiện sống nói trên. Trước hết về điều kiện nhà ở, đã có những biến đổi: tỷ lệ nhà mái bằng, kiên cố cao dần lên, thay cho những ngôi nhà mái tranh, vách đất điển hình của xã hội nông thôn.
Biều đồ 2.3 Loại hình nhà ở của gia đình người di dân
Đơn vị tính: %
Biểu đồ trên cho thấy: loại hình nhà 1 tầng, nhà mái bằng đang dần phổ biến với tỷ lệ 33.9% trong tổng số người được hỏi trả lời; nhà kiên cố cũng chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 32.9%; tỷ lệ hộ sống trong các nhà tranh, vách đất chỉ còn 6.4%. Đây là những thay đổi điển hình về vấn đề kinh tế và môi trường sống của người dân nông thôn hiện nay.
Về nước sinh hoạt: tỷ lệ hộ dùng nước giếng khoan chiếm 57.8%, 20.1% hộ đang dùng nước máy và 14.6% là dùng nước mưa tự nhiên; 7.5% hộ được hỏi còn lại là dùng các loại nước khác: nước ao, nước giếng đào…để sử dụng trong sinh hoạt. Đây cũng là những thay đổi đáng kể đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ dân.
Về các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng đã có nhiều thay đổi. Hầu hết các hộ gia đình di dân nơi đây đều có những tiện nghi cơ bản như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, xe máy…điều này cho thấy mức sống hộ gia đình có người di dân ngày càng cao.
Biều đồ 2.4 Các tiện nghi trong gia đình
Đơn vị tính: %
Biểu đồ trên cho thấy tình trạng hộ dân có người di dân sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hiện nay. Tỷ lệ hộ gia đình có đầy đủ các phương tiện sinh hoạt hàng ngày cho thấy có sự khác biệt so với trước đây. Theo kết quả điều tra có thể thấy rằng: có 93.7% số người được hỏi trả lời, gia đình họ có sử dụng quạt điện; 82.3% hộ có sử dụng tivi. Các hộ gia đình có tủ lạnh và xe máy chiếm trên 70% tổng số hộ được điều tra. Chỉ riêng điều hòa chiếm tỷ lệ ít nhất với 25% tổng số người được hỏi trả lời rằng họ đang dùng. Sử dụng phương tiện đi lại bằng ô tô chiếm 0% tổng số người được hỏi lựa chọn trả lời. Như vậy, có thể thấy điều kiện sống của hộ gia đình có người di dân tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngày càng được nâng cao về tất cả mọi mặt: nhà ở, nước sinh hoạt, tiện nghi gia đình…
Từ những phân tích trên về đặc trưng gia đình của người di dân tại xã Cẩm Văn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương cho thấy một bức tranh chung về hoàn cảnh gia đình của người di dân. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tác động và thúc đẩy hoạt động di dân của người di dân tại xã Cẩm Văn nói chung và người di dân nói chung.
Từ những phân tích trên về đặc trưng gia đình của người di dân tại xã Cẩm Văn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương cho thấy một bức tranh chung về hoàn cảnh gia đình của người di dân. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tác động và thúc đẩy hoạt động di dân của người di dân tại xã Cẩm Văn nói riêng và người di dân nói chung.
2.1.2.2 Đặc trưng chủ yếu người di dân mùa vụ
Việc tìm hiểu các đặc trưng về kinh tế - xã hội của người di dân giúp chỉ ra được bức tranh chung về thực trạng di dân mùa vụ nông thôn đô thị, mà còn là cơ sở để phân tích mối quan hệ về các đặc trưng kinh tế xã hội của người di dân và đời sống gia đình người di dân ở nông thôn. Các đặc trưng được xem xét đến trong nghiên cứu này gồm có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nguồn thu nhập chính (nghề nghiệp), thời gian làm việc ở đô thị của người di dân, phương thức di chuyển của người di dân và thời gian về thăm gia đình của người di dân.
Trước hết, về cơ cấu giới tính của người di dân mùa vụ tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có sự khác biệt, chênh lệch khá rõ. Tại địa bàn này, người di dân là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. Theo kết quả khảo sát của đề tài cho thấy: nam giới di dân nhiều hơn nữ giới với 61%; trong khi nam giới chỉ chiếm 39% trong tổng số người được khảo sát.
Về độ tuổi, người di dân chủ yếu trong độ tuổi khá trẻ. Theo mô tả về cơ cấu mẫu, người di dân trong đề tài này được hiểu là di dân lao động, những người di dân với mục đích khác như du lịch, đi học, hay trẻ em di dân theo bố mẹ không được xét đến. Theo kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi di dân nông thôn – đô thị ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương khá trẻ. Trong đó, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 25 – 35 tuổi với 30,3%, thấp nhất là độ tuổi từ 15 -25 tuổi với 9,3% trong tổng số người được khảo sát. Từ những kết quả trên cho thấy, do độ tuổi 20 – 35 là độ tuổi lao động hưng thịnh nhất, người di dân bắt đầu xây dựng sự nghiệp và cũng là độ tuổi trẻ, năng động trong việc thích ứng với môi trường sống và làm việc tại đô thị. Trong đó có cả những người đã
di dân vì mục đích học tập và ở lại đô thị tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, ngoài hai nhóm lao động được nhắc đến trên đây, thì nhóm lao động di dân ở độ tuổi 35 – 55 cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, điều này cũng cho thấy xu hướng di dân ở nông thôn ngày càng tăng, đặc biệt là di dân mùa vụ.
Về nguồn thu nhập của người di dân mùa vụ khá phong phú. Người di dân mùa vụ xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có nghề nghiệp rất đa dạng, trong đó có đầy đủ các lĩnh vực, nhóm ngành nghề, và do đó có sự đa dạng về nguồn thu nhập. Những nguồn thu nhập đem lại hiệu quả kinh tế cao (nguồn thu nhập chính) của những người di dân mùa vụ nông thôn, đô thị là nhóm nghề nghiệp lao động phổ thông/ tự do chiếm 38,0%; nghề nghiệp là công nhân chiếm 36,3% tổng số người được khảo sát. Tỷ lệ thấp hơn là những người di dân làm các công việc quản lý nhà nước chiếm 13,0%; làm trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 12,7%. Điều này cho thấy sự đa dạng nghề nghiệp ở người di dân song đặc trưng chung vẫn là tập trung vào hai nhóm nghề chính là: công nhân và lao động tự do.
Một vấn đề ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người lao động di dân ra các khu vực đô thị nói chung và ở Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói chung đó chính là vấn đề về trình độ học vấn. Theo như kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của người di dân mùa vụ nông thôn đô thị tại địa bàn nghiên được phân bổ rộng cho tất cả các trình độ học vấn. Tuy nhiên, từ số liệu khảo sát dưới đây cho thấy: trình độ học vấn của người di dân tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương chiếm tỷ lệ cao nhất ở bậc trung học phổ thông với 47,7% tổng số người được điều tra. Trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ thứ 2 với 26,7%; tỷ lệ người di dân có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Biểu đồ 2.5 Trình độ học vấn của người di dân tại xã Cẩm Văn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Đơn vị tính: %
Về thời gian làm việc ở đô thị của người di dân là thời gian được tính từ thời điểm người di dân bắt đầu thực hiện hành vi di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến thời điểm tiến hành nghiên cứu này. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: người di dân chủ yếu di dân mùa vụ trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm chiếm 43,0%; tỷ lệ người di dân dưới 1 năm chiếm tỷ lệ 29,3% và trên 3 năm chiếm 27,7% tổng số người di dân được khảo sát.
Biểu đồ 2.6 Thời gian làm việc của người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị phân theo giới tính
Từ biểu đồ trên cho thấy: có sự khác biệt về giới tính trong quá trình di dân thời vụ nông thôn – đô thị ở người di dân xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Theo kết quả điều tra cho thấy: nữ giới chủ yếu có thời gian di dân ngắn hơn nam giới, chủ yếu di dân dưới 1 năm chiếm 54,7%, thời gian di dân từ 1 – 3 năm ở nữ giới cũng thấp hơn nam giới với tỷ lệ 30,8% trong tổng số người di dân là nữ giới được điều tra. Nhìn chung, từ biểu đồ trên có thể thấy, người di dân là nữ giới ở Cẩm Văn có thời gian di dân ngắn, thời gian di dân thời vụ càng dài thì tỷ lệ người di dân là nữ càng thấp. Khác hẳn với nữ giới, người gi cư là nam giới lại có chiều di dân về thời gian ngược lại, họ có xu hướng di dân lâu hơn. Thông qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ nam giới di dân có thời gian trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao với 39,3%; từ 1 – 3 năm chiếm 35,5%; trong khi di dân dưới 1 năm chỉ chiếm 25,1% tổng số người được khảo sát là nam giới. Điều này cho thấy đặc trưng giới tính rõ ràng của người di dân.
Phương thức di chuyển của người di dân nông thôn – đô thị xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương khá phong phú. Do điều kiện địa lý tại tỉnh Hải Dương khá thuận lợi trong việc di chuyển đến các đô thị, cụ thể là Hải Dương nằm trên trục Quốc lộ 5A nối liền Hà Nội và Hải Phòng là những đô thị trung ương và có sơ sở hạ tầng về giao thông cũng như các loại phương tiện giao thông rất đa dạng. Tuy nhiên, phương tiện chủ yếu của người di dân trong việc di chuyển giữa nông thôn và đô thị là thông qua đường bộ (ô tô khách, xe máy) chiếm tỷ lệ 75% tổng số người được hỏi trả lời, 25% còn lại giành cho các phương tiện giao thông khác như: đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Với những đặc điểm rõ nét về di dân nông thôn – đô thị, người di dân chủ yếu đi vào thời điểm không có việc làm ở nông thôn, loại hình di dân này chủ yếu diễn ra ở các hộ gia đình ở nông thôn nhưng chỉ có từ 1 vài thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình di dân, bởi vậy về bản chất gia đình của họ vẫn là ở nông thôn. Do đó, việc về quê thăm gia đình là hoạt động
thường xuyên của người di dân. Theo khảo sát cho thấy, người di dân chủ yếu về thăm gia đình 1 tháng 1 lần chiếm tỷ lệ 63% trong tổng số người được khảo sát trả lời. Thông qua khảo sát, đề tài cũng thấy rằng: đây là thời gian về thăm gia đình chủ yếu của người di dân, thường vào cuối tháng hoặc đầu tháng do lúc này họ có một khoản tiền lương ổn định để gửi về gia đình. Ngoài ra, người di dân có số lần về và tần suất về không đồng đều, nguyên nhân do có các mối quan hệ làng xóm, các mối quan hệ xã hội và các sự kiện