Phƣơng pháp xác định tỷ lệ lợi ích và xác định quyền kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn sonadezi (Trang 26)

1.2.4.1 Phƣơng pháp xác định tỷ lệ lợi ích

- Xác định tỷ lệ lợi ích trực tiếp

Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong một Công ty con nếu Công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu của Công ty con. Nếu Công ty con không bị sở hữu toàn bộ bởi Công ty mẹ thì các cổ đông thiểu số của Công ty con cũng có lợi ích trực tiếp trong Công ty con. Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tư.

Công thức tính:

Tỷ lệ (%) lợi ích trực tiếp của công ty mẹ tại công ty con = Tỷ lệ (%) quyền kiểm soát tại công ty con đầu tư trực tiếp.

- Xác định tỷ lệ lợi ích gián tiếp

Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của Công ty mẹ ở Công ty con được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích của Công ty con đầu tư trực tiếp.

Công thức tính: Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ tại công ty nhận đầu tư gián tiếp Tỷ lệ (%) vốn góp của công ty mẹ tại công ty nhận đầu tư trực tiếp Tỷ lệ (%) vốn góp của công ty nhận đầu tư trực tiếp trong công ty nhận đầu tư gián tiếp

Công ty mẹ nắm giữ lợi ích gián tiếp trong một Công ty con nếu một phần vốnchủ sở hữu của Công ty con này được nắm giữ trực tiếp bởi một Công ty con khác trong Tập đoàn.

1.2.4.2 Phƣơng pháp xác định quyền kiểm soát

- Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con

Quyền kiểm soát được xem là tồn tại khi Công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các Công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở Công ty con trừ những trường hợp đặc biệt khi có thể chứng minh được rằng việc nắm giữ nói trên không gắn liền với quyền kiểm soát. Cụ thể theo các trường hợp sau:

+ Công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở Công ty con thông qua số vốn Công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào Công ty con.

Công thức tính:

Quyền biểu quyết công ty mẹ = (Tổng vốn đầu tư vào công ty con / Tổng vốn của công ty con) * 100 %

+ Công ty mẹ có thể nắm giữ gián tiếp quyền biểu quyết tại một Công ty con thông qua một Công ty con khác trong Tập đoàn.

Công thức tính:

Quyền biểu quyết gián tiếp công ty mẹ = (Tổng vốn góp của công ty con đầu tư trực tiếp trong công ty con đầu tư gián tiếp / Tổng vốn điều lệ của công ty con đầu tư gián tiếp ) * 100% .

Quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi Công ty mẹ nắm giữ ít hơn hoặc bằng 50% quyền biểu quyết tại Công ty con theo các trường hợp về quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động ở công ty con của công ty mẹ đã trình bày ở trên.

1.3 Nội dung và nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 1.3.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 1.3.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

1.3.1.1 Nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất: Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng phải được thực hiện trên cơ sở các Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính như sau:

- Hoạt động liên tục: BCTC được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động liên tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

- Cơ sở dồn tích: BCTC được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền.

- Nhất quán: việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: (i) có sự thay đổi đáng kể bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách trung thực hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc (ii) một CMKT khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

- Trọng yếu và tập hợp: từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hộp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

- Bù trừ: các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một CMKT khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí được bù trừ khi: (i) được quy định tại một CMKT khác; hoặc (ii) các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.

- Có thể so sánh: các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại. Khi thay đổi các trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong BCTC, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện.

1.3.1.2 Nguyên tắc cụ thể khi lập và trình bày BCTCHN:

- Báo cáo tài chính hợp nhất trình bày tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm BCTC của công ty mẹ và BCTC của các công ty con,

BCTC hợp nhất thể hiện giá trị như là của một doanh nghiệp duy nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là do công ty mẹ lập. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.

- Thời điểm lập BCTC HN: Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con được sử dụng trong các báo cáo tài chính hợp nhất phải có cùng ngày báo cáo. Khi kỳ báo cáo của công ty mẹ kết thúc khác với một công ty con thì công ty con phải lập BCTC chuẩn bị cho mục đích hợp nhất. Nếu đó là không thể thực hiện để làm như vậy, công ty mẹ có trách nhiệm củng cố thông tin tài chính của các công ty con sử dụng các báo cáo tài chính gần nhất của công ty con được điều chỉnh theo những ảnh hưởng của các giao dịch quan trọng hoặc các sự kiện xảy ra giữa ngày báo cáo tài chính và ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong mọi trường hợp, sự khác biệt giữa ngày lập báo cáo tài chính của công ty con và của báo cáo tài chính hợp nhất sẽ không quá ba tháng, độ dài của kỳ báo cáo và sự khác biệt giữa các ngày của các báo cáo tài chính là cùng các kỳ kế toán. (Đoạn B92-B93 của IFRS 10, 2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách kế toán: BCTC HN được lập trên cơ sở thống nhất chính sách kế toán trong các giao dịch và sự kiện cùng loại, các đơn vị của tập đoàn áp dụng nhất quán các chính sách kế toán. Vì vậy, nếu phát sinh trường hợp có đơn vị không sử dụng chính sách kế toán thống nhất trong những giao dịch và sự kiện cùng loại thì đơn vị đó phải điều chỉnh áp dụng theo chính sách kế toán thống nhất trong tập đoàn, nếu không thể điều chỉnh phải trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính.

- Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty mẹ và các công ty con: + Cộng ngang các khoản mục tương tự thuộc tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí của các báo cáo tài chính lại với nhau.

+ Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất thì các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán được tính toán và điều chỉnh theo trình tự: Khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con, lợi ích cổ đông không kiểm soát (cổ đông thiểu số); các khoản phải thu phải trả giữa các đơn vị trong tập đoàn; các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện. Việc điều chỉnh các khoản mục trên báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo mối quan hệ đối ứng giữa các khoản mục. Các chỉ tiêu có điều chỉnh sẽ được phản ánh và tập hợp đầy đủ trên bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Trước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất thì các bút toán điều chỉnh này sẽ được hạch toán trong sổ kế toán

hợp nhất. Trình tự lập các bút toán điều chỉnh và loại trừ trình tự như sau:

Bƣớc 1. Loại trừ khoản mục đầu tư vào công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của công ty mẹ bằng phần vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của công ty con.

Bƣớc 2. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (cổ đông thiểu số) trong kết quả kinh doanh của công ty con phải được xác định và loại trừ tương ứng.

Bƣớc 3.Lợi ích cổ đông thiểu số trong tài sản thuần và vốn chủ sở hữu của công ty con được hợp nhất cần được xác định và trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất một cách riêng biệt so với các khoản phải trả và tài sản thuần, vốn chủ sỡ hữu của công ty con. Lợi ích cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm: giá trị của khoản lợi ích cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất ban đầu được tính toán phù hợp theo IFRS 3 (2008) và phần lợi ích cổ đông thiểu số của sự thay đổi trong vốn cổ phần kể từ ngày hợp nhất.

Bƣớc 4. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận thuần cũng phải được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp khoản lỗ phân bổ cho cổ đông thiểu số trong báo cáo tài chính hợp nhất cao hơn phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần và vốn chủ sở hữu của công ty con thì khoản chênh lệch này được tính giảm vào lợi ích của cổ đông đa số trong công ty đầu tư trừ khi có văn bản thỏa thuận khác. Nếu sau đó công ty con kinh doanh có lãi thì khoản chênh lệch đó sẽ được phân bổ đủ cho đến khi khoản chênh lệch này trước đây được các cổ đông đa số gánh chịu được thu hồi đủ.

Bƣớc 5. Thực hiện loại trừ hoàn toàn các giao dịch nội bộ và số dư các tài khoản phải thu, phải trả và xóa bỏ các khoản lợi nhuận chưa thực hiện từ các nghiệp vụ nội bộ phát sinh giữa các công ty nội bộ với nhau. Các số dư khoản mục giao dịch nội bộ và lợi nhuận chưa thực hiện phát sinh từ các nghiệp vụ nội bộ phải bị loại ra khỏi báo cáo tài chính hợp nhất. Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh đồng kiểm soát bị loại tương ứng với phần thuộc về nhà đầu tư. Đối với các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch với công ty liên kết bị loại bỏ bằng cách trừ vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư đó trong công ty liên kết. Trường hợp lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ như trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 Thuế thu nhập (Income taxes) áp dụng đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát

sinh từ việc loại trừ lãi lỗ chưa thực hiện trong các nghiệp vụ giao dịch nội bộ.

1.3.2 Nội dung lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

1.3.2.1 Lập bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. kinh doanh hợp nhất.

- Nội dung của BCĐKT HN theo quan điểm của IASB, IAS1 (2007) đã được sửa đổi và bổ sung đến ngày 30/12/2010, đoạn 54 có ghi nhận: BCĐKT phản ánh tình hình tài chính, tối thiểu phải có những nội dung, những mục sau:

(a)- Nhà xưởng máy móc thiết bị; (b)- Bất động sản đầu tư;

(c)- Tài sản vô hình;

(d)- Tài sản tài chính (không bao gồm những đối tượng đã nêu trong khoản mục: e,h và i);

(e)- Các khoản đầu tư được kế toán theo phương pháp vốn chủ; (f)- Tài sản sinh học;

(g)- Hàng tồn kho;

(h)- Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác; (i)- Tiền và tương đương tiền;

(j)- Tổng của các tài sản được phân loại giữ để bán và các tài sản thuộc nhóm dài hạn được phân loại và giữ để bán (theo IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động);

(k)- Các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác; (l)- Dự phòng;

(m)- Các khoản nợ phải trả tài chính (không bao gồm các đối tượng đã nêu trong khoản mục k và l);

(n)- Nợ phải trả về thuế hiện hành và tài sản về thuế hiện hành (như định nghĩa trong IAS12 về thuế thu nhập );

(o)- Nợ phải trả thuế hoãn lại và tài sản thuế hoãn lại (như định nghĩa trong IAS12 về thuế thu nhập );

(p) – Nợ phải trả thuộc nhóm dài hạn được phân loại là giữ để bán (theo quy định tại IFRS5);

(q) – Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được phản ánh ở phần vốn chủ sở hữu;

(r) – Vốn cổ phần đã phát hành và các quỹ dự trữ thuộc sở hữu công ty mẹ. Trong thực tế, khi lập BCĐKT HN, có hai cách lập là theo dạng vốn chủ sở hữu và dạng cân đối. Cho dù lập ở dạng nào phải đảm bảo tối thiểu nội dung của BCĐKT HN phải chứa đầy đủ những đối tượng đã nêu ở trên.

- Nội dung của BCKQKD HN theo quan điểm của IASB, IAS1 (2007), đoạn 81 có ghi nhận “mọi thực thể của báo cáo phải phản ánh tất cả các khoản mục doanh thu và chi phí trong một kỳ:

+ Trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, hoặc

+ Trên hai báo cáo: một báo cáo phản ánh các bộ phận cấu thành lãi hoặc lỗ (Báo cáo lợi nhuận riêng- separate income statement) và một báo cáo bắt đầu với lãi, lỗ và phản ánh tất cả các nội dung liên quan đến lợi nhuận tổng hợp khác (Báo cáo lợi nhuận tổng hợp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dòng khoản mục tối thiểu yêu cầu phải được trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp bao gồm:

(a)– Doanh thu; (b)– Chi phí tài chính;

(c)– Phần lãi hoặc lỗ thuộc về công ty liên kết hoặc liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;

(d)– Chi phí thuế;

(e)– Một giá trị phản ánh tổng hợp:

 Lãi hoặc lỗ sau thuế của các trường hợp ngừng hoạt động và;

 Lãi hoặc lỗ sau thuế được ghi nhận bằng cách lấy giá trị hợp lý trừ chi phí để bán hoặc thanh lý tài sản hoặc nhóm tài sản cấu thành trên các trường hợp ngừng hoạt động;

(f)- Lãi hoặc lỗ;

(g)- Mỗi phần của lợi nhuận tổng hợp khác được phân loại theo bản chất ngoại trừ giá trị ghi nhận ở mục (h);

(h)- Phần lợi nhuận tổng hợp khác thuộc về công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; và

(i)- Tổng lợi nhuận tổng hợp;

Thực thể phải trình bày các khoản mục sau trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp như là việc phân bổ lãi hoặc lỗ của kỳ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn sonadezi (Trang 26)