0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN SONADEZI (Trang 75 -75 )

- Xuất phát từ quy mô của các mô hình đầu tư tại thực tế; tính phức tạp

và khó thực hiện của công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và hạn chế năng lực của kế toán viên.

Hiện nay, do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các mô hình đầu tư giữa các đơn vị trong tập đoàn được đa dạng hóa hơn do đó việc lập báo cáo tài chính hợp nhất rất phức tạp, đây là mảng kiến thức mới cho những người làm kế toán, thêm vào đó kiến thức này vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học mà chỉ dành cho kế toán cao cấp ở bậc đào tạo thạc sỹ, chính vì hạn chế này dẫn đến tình trạng các kế toán viên ngại tiếp cận mảng kiến thức mới, chỉ những người phụ trách báo cáo này thì mới tìm hiểu và nắm bắt tốt quy trình cũng như nội dung của BCTCHN. Đây chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình khó khăn của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất.

- Phần mềm kế toán phục vụ cho báo cáo tài chính hợp nhất chưa được

trang bị do chi phí ban đầu cao.

Công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất không hề đơn giản nhưng hiện nay kế toán tại các doanh nghiệp vẫn chưa được trang bị phần mềm kế toán phục vụ cho công việc này. Kế toán viên hầu hết tiến hành việc hợp nhất thông qua các bảng tính excel sau đó tổng hợp, phân tích, đánh giá và loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn. Nếu các doanh nghiệp được trang bị phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất thì công việc kế toán sẽ diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo tỉnh thống nhất từ công ty mẹ cho đến các công ty con, đảm bảo đúng tiến độ lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định, thêm vào đó là nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tập đoàn Sonadezi đến nay Công ty đã có những ngành nghề kinh doanh chính là: Phát triển đô thị công nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư; Kinh doanh dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, cao ốc, văn phòng cho thuê; Đào tạo, dạy nghề; Dịch vụ quản lý môi trường; Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Mô hình Công ty mẹ - Công ty con đang áp dụng kể từ ngày được thành lập 29/06/2005 đến nay đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, Tổng công ty ngày càng khẳng định vai trò của đơn vị kinh tế mũi nhọn của nhà nước. Mặc dù với quy mô lớn, công ty con (17 công ty) trong đó tổng số công ty con hợp nhất là 13 và số lượng công ty con không hợp nhất là 04 đơn vị (gồm: công ty cổ phần xây dựng số 2, Công ty cổ phần cấp nước Long Khánh, Công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng cấp nước Đồng nai, Công ty cổ phần cấp nước Nhơn Trạch) do Công ty chưa tiến hành thu thập thông tin để phục vụ công tác hợp nhất BCTC năm 2012, công ty liên kết hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 16 công ty nhưng việc hợp nhất BCTC tại Tổng công ty vẫn tuân thủ triệt để CMKT Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc lập BCTCHN tại Tổng Công Ty vẫn còn một số hạn chế tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin phản ánh trên BCTCHN, ví dụ như chưa xây dựng một chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn nên còn có điểm khác biệt trong việc áp dụng các chính sách kế toán và phương pháp lập báo cáo tài chính ở các đơn vị thành viên, chẳng hạn như phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho, phương pháp xác định doanh thu đối với trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán, phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ,chưa có sự hợp tác đồng bộ và thống nhất giữa kế toán của các công ty con, kế toán của công ty mẹ trong việc trao đổi và cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập và trình bày BCTC HN.

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế Thế Giới và xu hướng đầu tư ngày càng mở rộng là mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Sonadezi sắp tới, hệ thống BCTCHN hoàn thiện sẽ góp phần đáng kể trong việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của thông tin được trình bày trên BCTCHN, từ đó giúp nâng cao hiệu quả cho các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo, giúp nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đồng thời đáp ứng được nhu cầu hội nhập về kinh tế - tài chính.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN SONADEZI

3.1 Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTCHN 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện

3.1.1.1 Quan điểm kế thừa

Nhìn chung, các quy định của chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và những nội dung hướng dẫn của Thông tư 161/2007/TT-BTC đã có nhiều điểm tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính hợp nhất. Để có được những báo cáo tài chính hợp nhất trung thực, phản ánh đúng tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, và các dòng tiền trong tập đoàn thì các doanh nghiệp nên vận dụng chuẩn mực kế toán số 25 và Thông tư 161 vào trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế không chỉ gói gọn vào các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam. Các công ty Việt Nam vẫn áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng việc hiểu biết chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình đặc biệt là trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, có thêm cổ đông mới. Đối với các nghiệp vụ phức tạp, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các qui định có liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể. Việc hiểu biết IFRS giúp doanh nghiệp có cách áp dụng hợp lý hơn. IFRS là ngôn ngữ tài chính chung được sử dụng toàn cầu, nên việc am hiểu IFRS giúp doanh nghiệp có những thông tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác trên thế giới.

3.1.1.2 Quan điểm hòa hợp

Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu dẫn đến hội nhập quốc tế về kế toán. Báo cáo tài chính là kênh thông tin quan trọng truyền tải tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước nên chất lượng của báo cáo tài chính phải được nâng cao. Tại mỗi quốc gia thì chính sách kế toán đều khác nhau nhưng phải đảm bảo sao cho phù hợp với các quy định, nguyên tắc, thông lệ chung của chuẩn

mực kế toán quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên mô hình hoạt động kinh doanh công ty mẹ - công ty con cũng ngày càng phát triển và ra đời nhiều hơn do đó hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất chính vì thế trở nên cần thiết hơn nữa. Chuẩn bị cho việc thay đổi của chuẩn mực Việt Nam trong tương lai gần theo chiều hướng hội nhập với quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam phải được điều chỉnh và cập nhật theo xu hướng phát triển của thế giới. Trong tương lai Việt Nam nên đẩy nhanh quá trình hội tụ kế toán quốc tế nhằm giảm thiểu những rào cản khác biệt về nguyên tắc, thông lệ về kế toán giữa các khu vực.

3.1.1.3 Quan điểm hiện đại

Quá trình hội nhập kế toán quốc tế càng phát triển thì công tác kế toán của người làm kế toán càng trở nên phức tạp, đặc biệt là kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Việc lấy thông tin từ các đơn vị đòi hỏi phải được lấy một cách khoa học, kịp thời và chính xác thì mới đáp ứng được nhu cầu cho người làm kế toán ở công ty mẹ. Trước tình hình đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc này càng trở nên cấp bách hơn nhằm giảm khối lượng công việc cho kế toán hợp nhất cũng như đẩy nhanh thời gian nộp và công bố báo cáo tài chính hợp nhất. Các doanh nghiệp cần được trang bị những phần mềm kế toán tiện ích hỗ trợ cho công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất.

3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTCHN 3.1.2.1 Nguyên tắc tuần tự 3.1.2.1 Nguyên tắc tuần tự

Mô hình công ty mẹ - công ty con còn khá mới trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam những năm gần đây và chưa mang tầm công ty đa quốc gia nên nguyên tắc tuần tự theo sự phát triển của mô hình này cũng được xem là nguyên tắc chi phối việc hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất. Theo chuẩn mực kế toán số 25 thì việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo 7 bước thứ tự dưới đây. Kế toán lập báo cáo tài chính hợp nhất cần tuân thủ các bước này:

Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết

quả kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn.

Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong

từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có).

Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có). Bước 4: Tách lợi ích cổ đông thiểu số.

Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn

Bước 6: Lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các

chỉ tiêu hợp nhất.

Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ

tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.

3.1.2.2 Nguyên tắc nhất quán

Việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất liên quan đến kế toán của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc tập đoàn nên để thuận lợi cho công tác xử lý thông tin và lập Báo cáo tài chính hợp nhất thì việc ghi nhận và hạch toán kế toán ở công ty mẹ và các công ty con phải cùng chính sách kế toán, đồng thời có một hệ thống sổ sách theo dõi các giao dịch nội bộ nhằm phục vụ cho công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất thuận tiện và nhanh chóng hơn.

3.1.2.3 Nguyên tắc chia cắt niên độ

Nguyên tắc này cho rằng báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sử dụng để lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán. Theo nguyên tắc, niên độ hợp nhất BCTC hợp nhất là niên độ lập Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Do đó, để có thể hợp nhất báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con thì niên độ kế toán của công ty mẹ và các công ty con phải trùng khớp với nhau. Trường hợp có sự khác biệt về niên độ kế toán giữa công ty mẹ và công ty con thì khác biệt này cần phải được xử lý trước khi tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính.

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Sonadezi nhất tại Tập đoàn Sonadezi

3.2.1 Hoàn thiện phạm vi hợp nhất BCTC

Phạm vi hợp nhất BCTC đóng một vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc xác định cơ sở dữ liệu được tập hợp nhằm phục vụ cho việc lập BCTC HN tại các Tổng công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Do đó, khi hợp nhất BCTC, ngoài việc Tổng công ty xác định các công ty con được hợp nhất, đồng thời phải thực hiện việc giải thích nguyên nhân

các công ty con bị loại trừ (hay không hợp nhất) trên thuyết minh BCTCHN theo đúng quy định của CMKT Việt Nam (quy định tại VAS 25 đoạn 10).

Tính đến 31/12/2012, công ty mẹ có 13 công ty con kiểm soát trực tiếp (công ty con cấp 1) chủ yếu được hình thành từ quyết định chuyển giao vốn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; 4 công ty con kiểm soát gián tiếp (công ty con cấp 2) được hình thành từ việc đầu tư tài chính của Công ty CP phát triển đô thị công nghiệp số 2 , Công ty cổ phần cấp nước Long Khánh, Công ty cổ phần cấp nước Nhơn Trạch và Công ty cổ phần Dịch vụ và xây dựng Cấp nước Đồng Nai; 16 công ty liên kết

Như vậy, mô hình tập đoàn Sonadezi có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 mô hình tập đoàn Sonadezi

…. …..

(Nguồn: Tổng hợp của Tác giả)

3.2.2 Hoàn thiện bút toán hợp nhất

Công ty chƣa thực hiện các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty cấp 1 với công ty con cấp 2.

Ví dụ: Công ty Cổ Phần Cấp Nước Long Khánh cung cấp nước sản xuất trong cụm công nghiệp Suối Tre – Thị Xã Long Khánh do Công ty Cổ Phần Sonadezi An Bình quản lý.

Các bút toán chưa được loại trừ là giá vốn và doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 632 Công ty mẹ Công ty con cấp 1.1 Công ty con cấp 1.12 Công ty liên kết 1 Công ty liên kết 10 Công ty con cấp 2.4 Công ty con cấp 2.1

3.2.3 Hoàn thiện kỹ thuật lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất tại tập đoàn Sonadezi. đoàn Sonadezi.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của tập đoàn nên được lập theo phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên để lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo phương pháp trực tiếp thì các báo cáo lưu chuyển tiền tệ cá thể cũng phải được lập theo phương pháp thống nhất là phương pháp trực tiếp. Do chưa ban hành được chính sách kế toán thống nhất, các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các đơn vị thành viên vẫn chưa được lập theo một phương pháp thống nhất thì khi hợp nhất báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn phải thực hiện theo phương pháp gián tiếp như đơn vị đã thực hiện trong năm tài chính 2012.

Sau khi ban hành chính sách kế toán và phương pháp lập báo cáo tài chính áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con đã được lập theo phương pháp thống nhất là phương pháp trực tiếp, khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất sẽ được lập theo phương pháp trực tiếp. Trình tự thủ tục hợp nhất báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp tại tập đoàn Sonadezi có thể tiến hành theo các bước như sau :

Bƣớc 1: Hợp cộng các chỉ tiêu tƣơng ứng trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cá thể của công ty mẹ và toàn bộ các công ty con cấp 1.

Căn cứ vào các báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng của công ty mẹ và các công ty con cấp 1, tiến hành cộng toàn bộ các chỉ tiêu tương đương trên các báo cáo này để được số liệu hợp cộng.

Cũng như khi hợp nhất báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, trường hợp công ty con cấp 1 đồng thời là công ty mẹ của công ty con cấp 2 thì yêu cầu công ty con cấp 1 đó phải lập và gửi về báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, khi đó số liệu dùng để hợp cộng sẽ là số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN SONADEZI (Trang 75 -75 )

×