dụng CNTT còn lỏng lẻo, chưa được đầu tư thích đáng, vẫn còn một số giảng viên ngại và chưa tích cực sử dụng thiết bị CNTT, tần suất sử dụng chưa cao, tập trung vào một số giáo viên, một số môn. số lượng phần mềm khai thác chưa nhiều, HSSV chưa thực sự chủ động tham gia vào quá trình học tập với sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ. Việc vận dụng các kiến thức được bồi dưỡng, khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học của GV chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chưa khai thác hết các tính năng, tác dụng của các phần mềm CNTT đê phục vụ công tác quản lý như sử dụng sơ đồ, biếu đồ đê so sánh vói chuẩn và yêu cầu, hoặc phân tích xu hướng phát triển, phát hiện đặc điểm của hiện tượng.
Nhà trường chỉ có phần mềm chuyên dụng nhằm quản lý kết quả học tập của sinh viên, các hoạt động còn lại đều làm thủ công, phân biệt thực hiện tại các đưn vị chuyên trách. Do đó việc quản lý của các cấp lãnh đạo rất khó khăn.
Công tác lập báo cáo còn nhiều vướng mắc do phải tống họp số liệu từ nhiều phòng ban khác nhau, tiến hành đối chiếu và tổng hợp nên dễ sai sót và mất nhiều thời gian, nhiều nhân lực. Do đó các báo cáo không thể tổng hợp kịp thời, các cấp lãnh đạo không thê nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động trong toàn trường.
- Chưa có một cơ chế, chính sách hợp lý và hành lang pháp lý cụ thể quy định cho ứng dụng CNTT vào các hoạt động của Nhà trường. Đặc biệt là
Kết luận chương 2
Trong chương này chúng tôi đã trình bày thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Từ khảo sát thực tế chúng tôi đã chỉ ra:
- ưu điếm:
+ về trình độ Tin học của CBGV Nhà trường: Hầu hết CBGV Nhà trường đều biết sử dụng máy tính, ứng dụng các phần mềm tin học văn phòng, nhận, gửi thư điện tử vào công việc;
+ Cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng CNTT: Nhà trường đã cố gắng trang bị hệ thống máy tính cho CBGV làm việc; HSSV học. Tất cả các phòng ban chức năng đã có đường truyền Internet tốc độ cao.
- Nhược điềm:
+ về nhận thức của đội ngũ, một số nhận thức về CNTT chưa đầy đủ dẫn tói tâm lý lo ngại sử dụng CNTT, nhân lực vừa thiếu vừa yếu;
+ Chưa có một cơ chế, chính sách hợp lý và hành lang phát lý cụ thể quy định cho ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt là công tác quản lý;
+ Số lượng máy tính, máy chiếu và các thiết bị phụ trợ ở trường có nhưng vẫn còn thiếu nhiều;
không chủ động phụ thuộc vào nhà đầu tư dẫn tới cơ sở vật chất hạ tầng tin học chỉ đáp ứng phần nào việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
CHƯƠNG 3
MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ở TRIĨỜNG DẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN