5. Kết cấu của khóa luận
2.2. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam:
Thứ nhất, về thể lực của nhân lực Việt Nam, theo báo cáo thống kê mà TS.Đàm Quốc Chinh – Giám đốc Trung tâm thông tin TDTD đưa ra: chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,637m (nam) và 1,53m (nữ), lần lượt thấp hơn mức chuẩn từ 8 cm đế 9 cm, chênh lệch rất lớn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu ( 1,768m đối với nam và 1,66m đối
Nguyễn Hạnh_csc2 36
với nữ; chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, tâm lý lười vận động hay chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe chưa cao,... cũng là nguyên nhân dẫn đến thể lực và tầm vóc người Việt Nam còn hạn chế. Ngoài ra, các báo cáo về chỉ số phát triển con người của UNDP cũng chỉ ra rằng, thể lực người Việt Nam ở mức trung bình thấp, đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạn chế khả năng sáng tạo, làm việc cũng như năng suất lao động của người Việt Nam.
Thứ hai, về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp, chỉ xếp thứ 11/12 nước Châu Á được WB xếp hạng. Nhân lực Việt Nam hiện nay được phân chia theo hai xu hướng gồm nguồn nhân lực phổ thông và nguồn nhân lực chất lượng cao, xong nguồn nhân lực phổ thông vẫn chiếm đa số, nguồn nhân lực đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30 đến 40%, chưa kể đến là hệ thống giáo dục Việt Nam còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành dẫn đến nhiều sinh viên ra trường nhưng không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 – 2014 của WEF, nguồn nhân lực đang nằm trong nhóm những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình kinh doanh của Việt Nam, chỉ số “tính hiệu quả của thị trường lao động Việt Nam được đánh giá có sự cải thiện đáng kể, song thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nên khi nhận định về sự bền vững trong năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam bị đánh giá là có chiều hướng đi xuống. Như vậy, nếu Việt Nam chậm cải thiện các yếu tố liên quan đến năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực thì Việt Nam rất khó bứt phá, cải thiện năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, về thái độ tinh thần làm việc. Người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là những người cần cù, thông minh, sáng tạo có khả năng tiếp thu, học hỏi nhanh,.. nhưng hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam lại chưa thể hiện và phát huy hết các giá trị tốt đẹp đó trong quá trình làm việc, thay vào đó các Doanh nghiệp nước ngoài thường chê trách về ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém, không chịu nhận khuyết điểm để cố gắng mà thay vào đó là
Nguyễn Hạnh_csc2 37
đùn đẩy trách nghiệm cho tập thể, không nhận ra lỗi sai thì mãi mãi sẽ không thể nhận ra được khiếm khuyết của bản thân. Ngoài ra, vì người Việt Nam thường học theo “ xu thế”, học theo định hướng của gia đình thay vì sở thích của bản thân nên khi ra nhập thị trường lao động, dù làm công việc đúng ngành nghề đã học nhưng vì thiếu niềm đam mê nên không phát huy hết được khả năng của bản thân người lao động đối với công việc.
Thứ tư, về kỹ năng mềm và kiến thức khác. Thực tế cho thấy, hiện nay có một khoảng cách rất lớn giữa bằng cấp và khả năng tác nghiệp thực thế của người lao động Việt Nam. Trong các cuộc thi mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như Robotcon, chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, hội thi tay nghề ASEAN,... Việt Nam đều đứng thứ hạng rất cao tuy nhiên, ngoài trình độ chuyên môn, các nhà tuyển dụng nhân lực còn đòi hỏi kỹ năng mềm và các kiến thức xã hội,.. đây chính là điểm yếu của nhân lực Việt Nam.
Nguyễn Hạnh_csc2 38
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với nâng cao năng lực cạnh
tranh nguồn nhân lực. 3.1.1. Quan điểm:
a. Nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020.
Phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt bằng hệ thống khung pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực. Mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát triển nhân lực, đồng thời cần thu hút các doanh nghiệp tham gia mạnh vào phát triển nhân lực.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể dựa trên cơ sở Chiến lược phát triển KT – XH thời kỳ 2011 – 2020 phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, đây cũng là là khâu đột phát để thực hiện thành công Chiến lược phát triển KT – XH. Để có được những con người phát triển toàn diện, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định.
b. Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát trển của từng giai đoạn
Cần quan tâm đến phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực bền vững, gắn việc phát triển nguồn nhân lực với quá trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa
Nguyễn Hạnh_csc2 39
truyền thống và hiện đại. Phát triển nhân lực toàn diện, gồm các yếu tố về
thể lực, trí lực, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị xã hội theo yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển đất nước bền vững. Phát triển nhân lực phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành.
c. Nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng miền, lãnh thổ.
Phát triển nhân lực phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, các địa phương. Do đó, phải tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành, các địa phương thời kỳ 2011 – 2020, tạo cơ sở để đảm bảo cân đối nhân lực cho phát triển KT – XH của các địa phương và đất nước. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngành, các địa phương cần đảm bảo sự hài hòa về cơ cấu, sự cân đối giữa các lĩnh vực, giảm sự chệnh lệch giữa Trung ương và địa phương, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các ngành nghề kinh tế.
d. Nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Phát triển nhân lực Việt Nam phải đảo bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực Việt Nam phải tiếp cận trình độ các nước tiến tiến ở khu vực, một số mặt tiếp cận các nước tiến tiến trên thế giới. Phát triển nhân lực phải kết hợp hài hòa đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia với sử dụng cơ chế và những công cụ kinh tế thị trường trong phát triển và sử dụng nhân lực. Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm.
Việc nước ta gia nhập một số tổ chức kinh tế thế giới, như WTO tất yếu dẫn đến phải nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực bởi đây là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường cạnh tranh kinh tế góp phần kích thích sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
Nguyễn Hạnh_csc2 40
do vậy, đây cũng chính là động lực phát triển nhân lực của Việt Nam. Ngoài ra, cần tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiến tiến.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực:
a. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh nhân lực của nước ta lên tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ phát triển của các nước trên thế giới.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc.
- Nhân lực quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN trong thế giới hội nhập và biến đổi nhanh;
- Xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới;
Nguyễn Hạnh_csc2 41
- Xây dựng được đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế thế giới.
- Nhân lực Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử, (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân …) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp;
- Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020, xây dựng nhân lực Việt Nam có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý. Cùng với việc tập trung phát triển nhân lực trình độ cao đạt trình độ quốc tế, tăng cường phát triển nhân lực các cấp trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền, địa phương;
- Xây dựng được xã hội học tập, đảm bảo cho tất cả các công dân Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo, thực hiện mục tiêu: Học để làm người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; học để có nghề, có việc làm hiệu quả; học để làm cho mình và người khác hạnh phúc; học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại;
- Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân bố rộng khắp trên cả nước, góp phần hình thành xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 phấn đấu đến năm 2020 đạt một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực như sau:
Nguyễn Hạnh_csc2 42
I Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động
1 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 70
2 Nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá
- Quản lý Nhà nước, hoạch định chính sách
và luật quốc tế 20.000
- Giảng viên Đại học, Cao đẳng 160.000
- Khoa học – Công nghệ 100.000
- Y tế, chăm sóc sức khỏe 80.000
- Tài chính – ngân hàng 120.000
- Công nghệ - thông tin 550.000
II Nâng cao thể lực nhân lực
1 Chiều cao trung bình thanh niên (m) > 1.65 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) < 5.0
Bảng 5: Chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2020
Nguồn: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020
3.2. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Định hướng chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
a. Hoàn thiện các văn bản chính sách có liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng và phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực.
Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là một bước đi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam dựa trên thực tiễn đất nước,
Nguyễn Hạnh_csc2 43
quá trình đề xuất và thực thi các phương án chính sách để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cần có cơ sở khoa học. Cụ thể:
Cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp:
Hệ thống giáo dục chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn là một nguyên nhân dẫn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện cải cách hệ thống giáo dục, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Hệ thống giáo dục, dạy nghề cần phải cải cách để phù hợp với yêu của các nhà tuyển dụng, đào tạo cần phải đi liền với nhu cầu nhân lực thực tế của thị trường. Hệ thống giáo dục không nên quá nặng lý thuyết mà cần chú trọng đến việc phát huy tối đa tiềm năng của người học và khả năng thực hành, kỹ năng mềm,...
Cần chú trọng đến các chính sách y tế, an sinh xã hội: muốn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực, nếu chỉ chú trọng đến hoạt động giáo dục, dạy nghề thôi là chưa đủ, các nghiên cứu về năng suất lao động trong nước và quốc tế đã khẳng định, thể lực trung bình là hạn chế lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhằm phát triển tầm vóc, thể lực và tâm sinh lý,... sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.
b. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút và sử dụng nhân tài.
Việt Nam hiện nay đang rất nỗ lực trong vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài, đây được đánh giá là một bước đi quan trọng trong phát triển và nâng cao