Bài học dành cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.2. Bài học dành cho Việt Nam:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia đều nhận thấy được tầm quan trọng của đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát và mục tiêu phát triển của từng giai đoạn, sự cạnh tranh trong thu hút và sử dụng nhân tài giữa các quốc gia đang diễn ra ngày càng gay gắt hơn.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 nêu rõ: “ Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam năm 2011 – 2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực,... ”. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực chính là động lực phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Nguyễn Hạnh_csc2 22

Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục là tiền đề cho quá trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình giáo dục đại học cần có sự kết hợp giữa các trường đào tạo chuyên sâu mang tính chất nghiên cứu và các trường đào tạo đại trà mang tính cộng đồng, đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng và các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia đào tạo nhân lực. Có các quy định, quy chế rõ ràng về hệ thống các trường công lập và dân lập.

Thứ hai, Nhà nước phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho phát triển giáo dục phải thực sự hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí, hoạt động đầu tư cần phải có quy hoạch, kế hoạch, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Cần xây dựng một đội ngũ giáo viên, giảng viên đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu hút nhân tài, các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành, những cán bộ cấp cao, các chuyên viên Việt kiều tham gia vào đội ngũ giảng dạy bậc đại học cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ở Việt Nam.

Thứ ba, muốn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực thì cần phải gắn liền đào tạo với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, của xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động giữa các ngành nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau, do vậy Việt Nam muốn chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp dịch vụ thì trước hết chúng ta phải xây dựng và tổ chức cơ cấu hợp lý lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao đủ để đáp ứng nhu cầu này. Quá trình đào tạo này cũng cần gắn bó chặt chẽ với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất thực tiễn.

Thứ tư, tạo điều kiện để phát huy tối đa được tiềm năng của nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ, áp dụng linh hoạt thước đo của thị trường vào giải quyết vấn đề thu nhập cho nhân lực cả trong khu vực công và khu vực tư, đặc biệt là vấn đề thu nhập trong khu vực công cần linh hoạt hơn

Nguyễn Hạnh_csc2 23

để thích ứng tốt với những thay đổi thị trường lao động, đồng thời cũng giúp khu vực này thu hút được nhiều nhân tài phục vụ cho phát triển đất nước.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực cần dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy cá giá trị văn hóa truyền thống , đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, đây cũng là bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Singapore,... Trong điều hiện họi nhập quốc tế, với mục tiêu “ hòa nhập nhưng không hòa tan”, nguồn nhân lực Việt Nam cần giữ gìn và phát huy hệ giá trị tư tưởng văn hóa của người Việt, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến phát triển nhân lực cả về thể lực và trí lực.

Nguyễn Hạnh_csc2 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGUỒN

Một phần của tài liệu Thực trạng năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)