5. Kết cấu của khóa luận
2.1.1. Khái quát chung về nguồn nhân lực Việt Nam
Một số đặc điểm chung về nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.
Về tiềm năng về phát triển nguồn nhân lực.
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á đang trong giai đoạn dân số vàng, có quy mô dân số lớn vào khoảng gần 90 triệu dân. Theo báo cáo Lao động – việc làm quý IV năm 2014 của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2014, cả nước có khoảng 70,06 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó gần 54,4 triệu người đang tham gia lực lượng lao động chiếm khoảng 78% dân số, điều này chứng minh rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực.
Biểu đồ 1: Dân số trên 15 tuổi và lực lượng lao động của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK
49.000 50.000 51.000 52.000 53.000 54.000 55.000 63.000 64.000 65.000 66.000 67.000 68.000 69.000 70.000 71.000 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số (15+) LLLĐ
Nguyễn Hạnh_csc2 25
Trong giai đoạn 2010 – 2014, dân số trên 15 tuổi ở Việt Nam có xu hướng tăng, từ 65,711 triệu người năm 2010 lên 70,058 triệu vào năm 2014 (trung bình mỗi năm tăng 6,6%). Dân số trên 15 tuổi cũng làm gia tăng lực lượng lao động, dựa vào biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn này tốc độ tăng của lực lượng lao động nhanh hơn so với tốc độ tăng của dân số trên 15 tuổi. Như vậy, nguồn cung lao động trong nước hiện nay khá dồi dào và có xu hướng tăng nhanh, đây là một lợi thế rất lớn của nước ta trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu sử dụng lao động đầu tư vào Việt Nam. Quy mô dân số lớn, nguồn nhân lực dồi dào tạo ra sức ép lớn về nhu cầu việc làm đối với các nhà hoạch định chính sách. Việt Nam hiện nay được ướng tính thiếu khoảng 1185.4 nghìn việc làm và 86.3 nghìn lao động đang trong tình trạng thất nghiệp.
Về cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính:
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2014, lao động nam vẫn chiếm phần trăm lớn hơn trong cơ cấu lao động nước ta và mức chênh lệnh này vẫn giữ ở trạng thái khá ổn định trong cả giai đoạn này (khoảng 3.2%) và không có chiều hướng thay đổi.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính năm 2014 (Đơn vị: %)
Nguồn: Tác giả xử lý dựa trên số liệu của TCTK
51% 49%
Nam Nữ
Nguyễn Hạnh_csc2 26
Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014
Thành thị 28 29.7 30.3 30.1 30.1
Nông thôn 72 70.3 69.7 69.9 69.9
Bảng 1: Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo khu vực (Đơn vị: %)
Nguồn: TCTK
Mặc dù Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, song nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn vẫn còn khá cao chiến gần 70%, Một vài năm trở lại đây, lao động nông thôn di chuyển ra khu vực thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm nên đã có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn nhưng sự chuyển dịch này còn khá khiêm tốn. Một mặt khác, tuy tỷ lệ lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, song đi kèm với đó tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn (2.95%) cao hơn hẳn so với khu vực thành thị (1.22%).
Về phân bổ nguồn lao động theo nhóm tuổi ở khu vực thành thị và nông thôn.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng Nguồn lao động chia theo nhóm tuổi và khu vực thành thị/nông thôn tính đến quý 4/2014 (Đơn vị:%)
Nguyễn Hạnh_csc2 27
Từ biểu đồ trên có thể thấy, nguồn lao động ở nhóm trẻ tuổi (15 – 24) và nhóm già (từ 55 tuổi trở lên) ở khu vực thành thị thấp hơn hẳn so với khu vực nông thôn, vấn đề này được giải thích vì nhóm dân số trẻ ở nông thôn thường phải ra nhập thị trường lao động sớm hơn nhưng lại phải rời khỏi thị trường lao động muộn hơn so với khu vực thành thị. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa lao động khu vực nông thôn và lao động khu vực thành thị.
Về thể lực người Việt Nam:
Thể lực là nhân tố quyết định đến khả năng phát huy trí lực của con người đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết đối với chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời gian qua, với nhiều sự nỗ lực trong cải thiện chất lượng hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe, hệ thống an sinh xã hội,... nên thể lực của lao động nước ta đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các nước về các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, sự dẻo dai,...).
STT Quốc gia Nam Nữ
1 Hà Lan 183.2 169.9 2 Canada 180 164.9 3 Mỹ 178.6 165.2 4 Đài Loan 174.3 161.7 5 Hàn Quốc 173.7 161.1 6 Nhật Bản 171.8 161.8 7 Singapore 172.6 161 8 Hong Kong 171.7 161.7 9 Trung Quốc 170.2 161.6 10 Ấn Độ 167.5 155 11 CHDCND Triều Tiên 167.6 154.9 12 Việt Nam 164 153
Bảng 2: So sánh chiều cao bình quân của người trường thành với một số quốc gia. (Đơn vị: cm)
Nguyễn Hạnh_csc2 28
Theo báo cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia năm 2014, người Việt Nam thấp nhất khu vực Châu Á, ngoài lý do về gen di truyền, một số chuyên gia cho rằng, việc chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lười vận động,.. khiến cho thể lực người Việt Nam không đảm bảo để làm các công việc có cường độ lớn, gặp khó khăn khi vận hàng các loại máy móc thiết bị hay làm việc trong các môi trường khắc nghiệt,... Thể trạng và tầm vóc chưa đạt các tiêu chuẩn quy định là một điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.
Về năng lực nguồn nhân lực Việt Nam:
Nhiều Doanh nghiệp phản ánh rằng mỗi năm họ phải chi thêm một khoản kinh phí lớn để đào tạo lại nguồn nhân lực mới vì các học sinh, sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhẹn và có khả năng tiếp thu cái mới rất nhanh,… tuy nhiên, nguồn nhân lực này vẫn chưa được khai thác và đào tạo đầy đủ, thiếu sự phối hợp giữa nguồn nhân lực của các ngành ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Yếu tố sức dân cũng là một khía cạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo,.. của nguồn nhân lực. Theo báo cáo phát triển con người năm 2013 của UNDP, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam xếp ở nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình (chỉ xếp vị trí 70/186 quốc gia và khu vực được xếp hạng), so với khu vực Đông Nam Á chỉ đứng trên Lào và Myanmar, đây cũng là một điểm yếu cần khắc phục để làm bàn đạp cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.