Hiện trạng chất thải và công tác quản lý môi trường tại nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 58 - 61)

- Nhóm cải tiến sản phẩm: Cải tiến sản phẩm để chúng ít gây ô nhiễm hơn; Doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm bằng cách suy tính lại về sản phẩm và các yêu cầu

3.3.Hiện trạng chất thải và công tác quản lý môi trường tại nhà máy

3.3.1. Nước thải

Nước sử dụng cho nhà máy được cấp từ hai nguồn: nước máy của thành phố và nước do công ty tự khai thác.

Nước máy của thành phố được dùng cho sinh hoạt khoảng 42 m3/ngày (Dựa theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng thì lượng nước cấp cho một người khoảng 150 l/người/ngày).Nước cấp cho sản xuất là nước do nhà máy tự khai thác từ nguồn nước ở một cái hồ phía sau công ty và từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan.

Hệ thống cống thoát nước bao gồm hệ thống đi từ các phân xưởng ra và hệ thống cống rãnh xung quanh nhà máy. Nước sinh hoạt, một phần nước mưa đi theo hệ thống nước thải xung quanh nhà máy ra hệ thống nước thải của thành phố, còn nước thải sản xuất và một phần nước mưa được thoát ra hệ thống nước riêng và chảy vào một bể lắng, sau đó được đưa quay trở lại hồ.

Nước thải sản xuất sinh ra từ các công đoạn: bơm hồ, máy ép, máy vát cạnh, máy mài bóng, nước từ hệ thống lọc bụi ướt. Ước tính lượng nước phát sinh vào khoảng 120m3/giờ. Lượng nước này có kéo theo hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, chứa nhiều thành phần là nguyên liệu có thể tái sử dụng. Chính vì thế mà toàn bộ chúng được thu gom về bể chứa (bểđiều hòa) để lắng phần rắn lơ lửng. Lượng chất rắn thu được sau lắng có thể đem tái sử dụng, đồng thời có thể tái sử dụng nước trong bể.

Hiện tại lượng nước thải do sản xuất không thải ra ngoài môi trường.

Lượng bột nguyên liệu rơi vãi trên đường vận chuyển và trên sân bãi bị cuốn trôi theo nước mưa chảy vào hồđiều hòa. Lượng nguyên liệu bị cuốn trôi theo nước đi vào hồước tính khoảng 5% tổng lượng nguyên liệu.

Tuy nhiên kết quả phân tích nước thải tại hồđiều hòa cho thấy các chỉ số SS, COD, BOD, Fe và Mn cao hơn QCVN 24:2009 nên bể điều hòa ở một chừng mực nào đó có thểảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm và đất xung quanh.

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 46 Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồđiều hòa như sau:

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009

1. PH Thang pH 8,08 5,5-9 2. SS mg/l 2522 100 3. COD mg/l 120 100 4. BOD5 mg/l 70 50 5. Fe mg/l 10 5 6. Mn mg/l 3 1 7. Coliform MPN/100ml 3500 5000

“Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường tại nhà máy Granite Trung Đô tháng 7 năm 2009” [18].

Nhận xét:

- Mẫu nước thải lấy tại hồđiều hòa sau nhà máy có màu đỏđục.

- So sánh với kết quả phân tích mẫu nước tại hồđiều hòa nhà máy so với QCVN 24:2009 (Cột B) cho thấy: Phần lớn các chỉ tiêu đều vượt cao tiêu chuẩn (nồng độ COD vượt QCVN24:2009(mức B) là 1,2 lần, BOD vượt 1,4 lần,...). Đặc biệt chỉ tiêu hạt lơ lửng (SS) trong nước vượt chuẩn cho phép gấp 25,22 lần.

3.3.2. Khí thải

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí bao gồm:

- Bụi đất sinh ra trong công đoạn chuyên chở, tiếp nhận và vận chuyển nguyên liệu, vận chuyển từ kho chứa đến các công đoạn nghiền.

- Khí thải của hệ thống sấy phun, lò sấy, lò nung tạo ra bụi, các khí thải do quá trình oxy hóa của than.

- Tổng lượng khí thải từ các hoạt động tính theo công suất quạt (hút, đẩy) từ các lò sấy, lò nung, lò khí hóa ước tính khoảng 33.000 m3/h [19].

- Dựa trên kết quả quan trắc chất lượng không khí do Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An thực hiện vào tháng 7 năm 2009 ta có bảng số liệu sau:

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 47

Bảng 3.5. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí tại khu vực máy sấy phun, máy ép gạch

TT Chỉ tiêu Đơn vị TCVS 3733/2002/BYT Kết quả

1. Nhiệt độ 0C - 35,5 2. Độẩm % - 45,4 3. Bụi mg/m3 0,3 2,7 4. CO mg/m3 30 23 5. SO2 mg/m3 0,35 0,62 6. NO2 mg/m3 0,2 0,15 7. Tiếng ồn dBA 90 (TCVN 3985-1999) 110

“Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường tại nhà máy Granite Trung Đô tháng 7 năm 2009.”

Bảng 3.6. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí tại khu vực ngoài hàng rào nhà máy

TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 05:2009/BTNMT,1h Kết quả 1. Nhiệt độ 0C - 35,5 2. Độẩm % - 44,3 3. Bụi mg/m3 0,3 0,67 4. CO mg/m3 30 10,2 5. SO2 mg/m3 0,35 0,23 6. NO2 mg/m3 0,2 0,09 7. Tiếng ồn dBA 75 (TCVN 3985-1999) 74

“Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường tại nhà máy Granit Trung Đô tháng 7 năm 2009.”

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 48 - Theo kết quả đo đạc tại bảng 3.5. cho thấy: Nồng độ bụi, các khí SO2, NO2, tiếng ồn trong nhà máy vượt cao so với tiêu chuẩn TCVS 3733/2002/BYT. Đặc biệt tại khu vực máy sấy phun và máy ép gạch, lượng bụi lơ lửng tăng gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Do vậy nó góp phần làm tăng hàm lượng bụi ở ngoài khu vực hàng rào nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Qua bảng 3.6. cũng cho thấy: Nồng độ bụi, các khí CO, SO2, NO2, và bụi lơ lửng tại điểm lấy mẫu cũng cao hơn so với tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT. Điều này làm ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người lao động trong nhà máy và khu dân cư xung quanh nhà máy.

- Lượng bụi phát sinh chủ yếu từ khu vực máy sấy phun và máy ép, do đó nếu giải quyết được lượng bụi phát sinh tại đây thì chắc chắn sẽ giảm được lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 58 - 61)