KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢM CHẤT THẢ

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢM CHẤT THẢ

Bước 20: Thiết kế và thực hiện kế hoạch hành động giảm chất thải để đạt được hiệu quả cho quá trình đã cải tiến

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 27

Phương pháp luận kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE [15]:

Năm 1993, Ủy ban Năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện dự án “Trình diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ” (DESIRE - Desmontration in Small Industries of Reducing Waste). Quy trình kiểm toán chất thải đã được phát triển trong khuôn khổ Dự án và đã được áp dụng rộng rãi. Phương pháp luận DESIRE gồm 6 bước - 18 nhiệm vụ (xem hình 2.3):

Bước 1: Khởi động

Bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức đánh giá SXSH: Thành lập nhóm SXSH, tổng quát tất cả các công đoạn bao gồm cả sản xuất, vận chuyển nguyên liệu, bảo quản, lưu giữ,... cần thu thập các số liệu liên quan đến sản xuất, môi trường,... để có được số liệu nền, thấy được thực trạng của quá trình sản xuất, xác định định mức. Từđó làm cơ sở cho việc lựa chọn trọng tâm cho kiểm toán.

Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất

Bao gồm việc đánh giá các bước công nghệ có liên quan với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn và tính cân bằng vật chất – năng lượng để có thể xác định được lượng chất thải, chi phí cho dòng thải và nguyên nhân sinh ra chất thải. Các bước công nghệ cần được liệt kê đầy đủ kèm theo tất cả dòng vào và dòng ra tương ứng để định lượng dòng thải và các thành phần của dòng thải, những tổn thất vật liệu, năng lượng và xác định chi phí. Việc phân tích nguyên nhân sẽ cho biết các nguyên nhân thực tế/ẩn gây ra tổn thất làm cơ sởđểđề xuất các cơ hội SXSH.

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Trên cơ sở kết quả của Bước 2 sẽ xây dựng các cơ hội SXSH và lựa chọn cơ hội có tính khả thi nhất. Các cơ hội SXSH bao gồm: Quản lý nội vi, thay thế nguyên liệu, kiểm soát quy trình tốt hơn, cải tiến thiết bị, tuần hoàn tái sử dụng, sản xuất sản phẩm phụ, thay đổi sản phẩm, thay đổi công nghệ. Các cơ hội sẽ được chia thành các nhóm: Các cơ hội có thể thực hiện ngay, các cơ hội cần phân tích thêm (về kỹ thuật, kinh tế và môi trường), các cơ hội có thể loại bỏ.

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 28 Nhóm các cơ hội cần phân tích thêm được sàng lọc ở bước 3 sẽ được đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

- Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật cần lưu ý xem xét một số yếu tố: Chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về sản xuất, thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, tính tương thích với các thiết bị đang dùng, các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng, yêu cầu vềđào tạo huấn luyện, yếu tố về bệnh nghề nghiệp và an toàn,...

- Xem xét tính khả thi về kinh tế qua việc tính toán về đầu tư và các lợi ích/chi phí có thể tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp SXSH. Những số liệu kinh tế có được sẽđược bổ sung vào các kết quảđánh giá kỹ thuật.

- Đánh giá tính khả thi về môi trường thông qua xem xét môi trường có được cải thiện trong các trường hợp: Giảm tổng lượng chất ô nhiễm, giảm độ độc trong dòng thải, giảm sử dụng vật liệu không tái chế được hay độc hại, giảm tiêu thụ năng lượng (giảm phát thải khí).

Các kết quảđánh giá về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho các giải pháp sẽ được kết hợp và đánh giá theo phương pháp trọng số từ đó lựa chọn cơ hội SXSH để thực hiện. Các giải pháp lựa chọn được sắp xếp theo thời gian: ngắn hạn (<3 tháng), trung hạn (3-12 tháng) và dài hạn (>1 năm), sau đó lập kế hoạch để thực hiện.

Bước 5: Thực hiện

Bao gồm các nhiệm vụ chuẩn bị thực hiện, thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả. Nhiệm vụ chuẩn bị thực hiện bao gồm các công việc chi tiết hoá các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, xây dựng kế hoạch cụ thể; So sánh đánh giá và lựa chọn thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau, lập kế hoạch thích hợp để giảm thời gian lắp đặt. Sau khi thực hiện các giải pháp, cần quan trắc và đánh giá những thay đổi về tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng, chất thải sinh ra, so sánh các kết quả trước và sau khi thực hiện.

Bước 6: Duy trì SXSH

Duy trì các giải pháp SXSH đã thực hiện và tiếp tục xác định, lựa chọn các công đoạn sản xuất gây lãng phí hay các giải pháp chưa thực hiện để lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá SXSH.

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 29

Hình 2.3. Sơ đồ các bước kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH

Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định định mức Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn bước công nghệ gây lãng

phí nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 39 - 42)