Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.1.1.Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn

Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng sẽ đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển bùng nổ các ngành công nghiệp thường đi kèm với vấn đề môi trường. Trước đây để giải quyết vấn đề này chúng ta thường áp dụng phương pháp tiếp cận “cuối đường ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải/chất thải sau khi chúng đã phát sinh. Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa với việc xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý nước thải, các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và các bãi chôn lấp an toàn. Đây là những công việc rất tốn kém.

Đối với một quy trình công nghiệp thì bất cứ giai đoạn hay hoạt động nào cũng không bao giờđạt hiệu suất 100% [9], luôn có tổn hao nào đó vào môi trường và không thể chuyển thành sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này chính là sự lãng phí hay còn gọi là sự ô nhiễm, nó luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng: Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường đang gần như cạn kiệt. Các đơn vị sản xuất công nghiệp dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản xuất của mình theo thứ tự ngược lại. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm chất thải ngay tại nguồn thải. Tiếp cận chủđộng này được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH).

Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 20

Một phần của tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn và xây dựng hệ thống quản lý môi trường đơn giản cho nhà máy granite trung đô (Trang 32 - 33)