- Nhóm cải tiến sản phẩm: Cải tiến sản phẩm để chúng ít gây ô nhiễm hơn; Doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm bằng cách suy tính lại về sản phẩm và các yêu cầu
2.2.1. Các khái niệm về hệ thống quản lý môi trường [16]
Hình 2.5. Thang quản lý môi trường
Hệ sinh thái công nghiệp Sản xuất sạch hơn
Hệ thống quản lý môi trường
Quan trắc và kiểm toán môi trường Giảm thiểu chất thải Bảo toàn năng lượng Bảo tồn nước Quản lý chất thải Xử lý dòng thải Chôn cất chất thải rắn Không quản lý
Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 33
• Mục đích: Quản lý môi trường là hoạt động điều chỉnh nhu cầu của con người bằng cách nào đó để năng lực của môi trường duy trì sự tồn tại của con người mà không bị tổn thương.
• Quá trình phát triển trong quản lý môi trường
Tiến trình thực hiện hoạt động quản lý môi trường được thực hiện qua nhiều mức độ khác nhau, việc lựa chọn các cấp độ quản lý này để áp dụng vào thực tế sản xuất là tùy thuộc vào thời điểm, vào điều kiện khác nhau của từng công ty. Hình 2.5 là thang quản lý môi trường thể hiện các cấp độ phát triển của chúng.
• Khái niệm về hệ thống quản lý môi trường
Một hệ thống quản lý môi trường (EMS) giống như hộp công cụ với một tập hợp hoàn chỉnh nhiều dạng công cụ và phương tiện mà các tổ chức cần dùng để xây dựng và duy trì các chính sách và thủ tục để quản lý hiệu quả toàn diện các vấn đề môi trường. Các ví dụ về các loại công cụđể xây dựng và hỗ trợ một hệ thống quản lý môi trường bao gồm:
- Kiến thức và nhận thức về các vấn đề môi trường và các kế hoạch để giải quyết chúng. - Các cán bộđược đào tạo và có năng lực ở mọi cấp trong một tổ chức phải có vai trò và được phân trách nhiệm rõ ràng để giải quyết các vấn đề môi trường. - Phải có các thủ tục vận hành, phổ biến, báo cáo và ghi chép một cách nhất quán cho tất cả các hoạt động có tiềm năng gây tác động tới môi trường. Các thủ tục này phải được thiết kế sao cho loại bỏ được hoặc ít nhất là giảm thiểu các tác động đến môi trường.
- Theo dõi và ghi chép thường xuyên công việc của các cá nhân, các phòng ban và các tác nghiệp.
- Phản ứng kịp thời và đúng đắn đối với các vấn đề môi trường, cần có những hoạt động sữa chữa kịp thời và tập trung vào những giải pháp tiếp theo để ngăn chặn sự tái diễn của bất trắc này.
- Phổ biến (hai chiều) các thông tin cần thiết về các hoạt động và các vấn đề môi trường theo chiều sâu lẫn chiều rộng trong một tổ chức và giữa tổ chức với “các bên liên quan” khác.
Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 34 Trên cơ sởđó mà có nhiều định nghĩa khác nhau về Hệ thống quản lý môi trường, dưới đây là một sốđịnh nghĩa:
• Hệ thống quản lý môi trường: Là một cơ cấu tổ chức với quy định rõ trách nhiệm, các hoạt động, các thủ tục, các quá trình và nguồn lực để thực hiện quản lý môi trường. Dưới đây là sơđồ các bước thực hiện của một hệ thống quản lý môi trường.
Hình 2.6. Sơ đồ các bước thực hiện của một HTQLMT
Để xây dựng một hệ thống môi trường đơn giản, các cơ sở sản xuất có thể tiến hành theo trình tự các bước trong sơđồ hình 2.6. Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng một hệ thống quản lý môi trường mà được các tổ chức công nhận thì phải thực hiện theo các bước trong sơđồ 2.7 dưới đây:
• Định nghĩa chính thức chuẩn mực của ISO 14001 về HTQLMT:
“HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, quy trình lập kế hoạch, trách nhiệm, các hoạt động, các thủ tục, quá trình và nguồn lực cho sự phát triển, thực hiện, xem xét, duy trì và hoàn thiện các chính sách môi trường”.
Chính sách Các cấp quản lý Khung pháp quy Kiểm tra và giám sát Hoạt động Xác định trách nhiệm • Tổ chức nhân sự • Các quy định
•Đối tượng và môi trường
• Chương trình quản lý • Sổ tay quản lý • Kiểm tra • Thanh tra • Ghi chép • Kiểm tra • Xem xét QUẢN LÝ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢI THIỆN LIÊN TỤC
Mai Thị Nhâm CH KTMT C08-10 35
Hình 2.7. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001