Quản lý công tác GDĐĐ cho học sin hở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện ouảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý công tác GDĐĐ cho học sin hở trường THPT

1.4.1. Ỷ nghĩa của việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT

> Giúp cho cán bộ QLGD và GV nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc GDĐĐ cho HS trong trường THPT. Khi đã có nhận thức đúng

> Đưa công tác GDĐĐ cho HS trong trường THPT đi vào nền nếp, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác này. Việc đảm bảo nền nếp thể hiện ở chỗ hoạt động GD phải xuất phát từ mục tiêu GD toàn diện, nhà trường phải có kế hoạch GD ngay từ đầu, CBQL phải tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, chặt chẽ việc thực hiện đầy đủ kế hoạch đồng thời có sự đánh giá kết quả GDĐĐ một cách khách quan và đầy tinh thần trách nhiệm.

> Góp phần khắc phục hiện tượng vi phạm đạo đức của HS THPT hiện nay bởi sự sa sút đạo đức ở HS cũng đánh dấu sự thất bại trong công tác GD ở nhà trường. Do đó các trường cần phải đổi mới nội dung, chương trình GD, tăng cường các biện pháp GDĐĐ phù hợp với đặc diêm tâm sinh lý HS, chú ý GD các em về nhận thức, về động cơ, thái độ và tình cảm đạo đức đê các hành vi đạo đức trở thành thói quen hành động hàng ngày của các em.

1.4.2. Nội dung quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT

a) Ouản ỉỷ mục tiêu GDĐĐ cho HS THPT

Quản lý mục tiêu GDĐĐ là nhiệm vụ hàng đầu nhằm định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ của CBQL các trường là phải nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ trong nhà trường và thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đến toàn thẻ tập thế sư phạm và các thành phần GD ngoài nhà trường về tầm quan trọng và nhiệm vụ GDĐĐ cho thế hệ trẻ để từ đó chung tay chăm lo cho sự nghiệp GD.

Việc quản lý mục tiêu GDĐĐ còn đòi hỏi CBQL phải có sự tổ chức chỉ đạo xuyên suốt công tác GD này trong mọi hoạt động sư phạm của nhà trường

từ việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, sắp xếp bộ máy tổ chức cho đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả GDĐĐ đê chuẩn bị cho giai đoạn GD tiếp theo.

chung của Bộ GD&ĐT và chương trình GD cụ thể tùy theo tình hình thực tế ở

từng trường. Do đó, CBQL phải đảm bảo sao cho hoạt động GD tại trường vừa đáp ứng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa phải có sự sáng tạo riêng ở đơn vị mình.

Việc quản lý kế hoạch GDĐĐ đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trên xuống

dưới. CBQL có các loại kế hoạch GDĐĐ nào, mục tiêu ra sao thì GV cũng phải

xây dựng các loại kế hoạch tương ứng như kế hoạch tuần, tháng, năm...

c) Ouản lỷ phương pháp, phương tiện GDĐĐ cho HS THPT

Phương pháp GD xuất phát từ nội dung GD, do đó tùy theo từng chủ điếm và mục tiêu GD mà Hiệu trưởng chỉ đạo cho các GV hay các bộ phận thực hiện các phương pháp GD khác nhau. Việc quản lý phương pháp GD được thể hiện qua công tác dự giờ thăm lớp, qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ hay qua các đợt phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Để giúp GV tiến hành thuận lợi các phương pháp GD, Hiệu trưởng cần phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện GD cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, thiết lập hệ thống phát thanh học đường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phòng truyền thống, gắn các bảng vàng thành tích cá nhân, tập thể...

d) Quản lý việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS THPT

Việc quản lý này đòi hỏi Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá ngay từ đầu và việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng tạo động lực để GV phấn đấu. Để việc đánh giá đạt chất lượng và mang lại ý nghĩa thiết thực, trường cần đưa tiêu chí đánh giá kết quả GDĐĐ vào thang điếm thi đua đối với GV và các lớp học.

HS ở trưừng THPT giúp cho nhà quản lý biết cách hạn chế các yếu tố tiêu cực đồng thời biết cách phát huy các mặt tích cực phục vụ hiệu quả cho công tác GDĐĐ HS. Nhìn chung, ở trường THPT, việc ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ HS gồm có các yếu tố sau đây:

> Các yếu to từ phía nhà trường

Nhà trường là môi trường đóng vai trò chủ đạo trong việc GDĐĐ HS bên cạnh môi trường gia đình và xã hội. Yếu tố chủ đạo thể hiện ở chỗ việc GD ở nhà trường mang tính sư phạm, có nội dung, chương trình hắn hoi. HS tiếp thu kiến thức và rèn luyện nhân cách dưới sự hướng dẫn của những nhà giáo chuyên nghiệp. Sự phát triển nhân cách của HS còn chịu ảnh hưởng từ môi trường sư phạm: Trường lớp, phòng ốc, trang thiết bị dạy học, cây cảnh, vệ sinh môi trường, an toàn học đường, các mối quan hệ liên nhân cách...

Do đó, có thẻ nói trong nhà trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ HS gồm có 2 phần: yếu tố con người và yếu tố vật chất. Yeu tố con người bao gồm CBQL, đội ngũ GV - CNV đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi họ quyết định việc sử dụng nội dung, phương pháp, con

đường và phương tiện GDĐĐ. Nếu nhà trường có CBQL giỏi, có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề thì việc GDĐĐ HS dễ mang lại kết quả tốt; ngược lại thì chất lượng GD sẽ chẳng đi đến đâu. Không phải ngẫu nhiên mà xã hội gán cho các trường câu nói “Thầy nào, trò nấy”. Vì vậy, để đạt chất lượng GD tốt, Hiệu trưởng các trường ngoài việc phải tự học hỏi trau dồi nghiệp vụ quản lý, còn phải chú ý xây dựng đội ngũ GV - CNV đạt chuân về trình độ chuyên môn và nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm đối với nghề.

Yếu tố còn lại là yếu tố vật chất cũng không kém phần quan trọng. Trong ngôi trường đầy đủ trang thiết bị dạy học, khang trang, sạch đẹp, an toàn, cây xanh bóng mát tạo bầu không khí trong lành, HS sẽ cảm thấy phấn

chấn sinh ra tâm lý yêu trường, mến lớp, xem “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, các em sẽ tự phát huy tinh thần tự quản trường lớp và giữ gìn bầu không khí tích cực này. Như thế thì việc GD các em sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi các em sẽ chẳng dại gì “vi phạm nội quy” để làm trò cười cho thiên hạ trong “cái công sở văn hóa” này. Vì vậy, việc tăng cường xây dựng csvc trường lớp là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐĐ HS trong trường THPT.

> Các yếu tổ từ phía gia đình

Gia đình được xem là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng nhân cách của trẻ. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em. Gia đình nào cũng vậy, nếu các bậc phụ huynh lúc nào cũng dành hết tình thương yêu, lo lắng cho con, quan tâm, chăm sóc, uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con, chú ý đến nền nếp sinh hoạt, học tập của con, giúp đỡ

con từ tinh thần cho đến vật chất, động viên con luôn cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc QLGD con em mình thỉ xã hội sẽ có những con ngoan, trò giỏi. Tuy nhiên, qua

tìm hiểu thực tế ở một vài trường THPT chúng tôi thấy phần lớn HS cá biệt xuất thân trong những gia đình có cha mẹ bất hòa, sống ly thân, mồ côi cha mẹ

hay những gia đình không mấy quan tâm đến việc học hành của con cái. Điều này cho thấy một khi HS xuất thân trong những gia đình thiếu sự chăm sóc đầy

đủ và việc dạy dỗ HS được khoán trắng cho nhà trường thì công tác quản lý GDĐĐ HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó mong có kết quả GD tích cực.

> Các yếu tố từ phía xã hội

phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của cá nhân trong hoạt động đã tạo nên những nét tính cách của từng người. Con người hoạt động như thế nào

thì nhân cách của họ được phát triển như thế ấy. Thực tế hiện nay HS đang bơi trong môi trường có nhiều cạm bẫy chỉ chực chờ có cơ hội là sẽ nuốt chửng tâm hồn ngây thơ của các em: Games Online, cờ bạc, rượu chè, ma túy,

quan hệ tình dục bừa bãi... cùng các dịch vụ bát nháo bao quanh các khu vực trường. Tình trạng HS giết người lấy tiền chơi games hay rất nhiều nữ sinh đi nạo phá thai trong thời gian qua là những minh chứng cụ thể cho điều này. Nếu mỗi ngày gia đình phó thác việc GD con em mình cho nhà trường và nhà trường chỉ có 4 giờ đồng hồ để “lên lớp” các em, rồi sau đó các em dành phần

lớn thời gian còn lại để tự tung tự tác trong môi trường phức tạp như thế thì các em hư hỏng là chuyện đương nhiên. Cho nên trách nhiệm của nhà trường là hết sức nặng nề: vừa phải phối hợp GD, tư vấn cho gia đình cách thức GD HS, vừa phải trông giữ để các em không bị sa ngã trước những cạm bẫy ngoài

xã hội. Do đó có thể khẳng định xã hội có tác động rất lớn đến chất lượng GDĐĐ HS ở các trường THPT hiện nay.

Ket luận chương 1

Từ kết quả nghiên cứu của chương 1, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1. Giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề toàn xã hội quan tâm, của toàn XH, nhằm hướng tới “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phâm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu

Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hướng vào mục tiêu bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, rèn luyện các thói quen hành vi đạo đức ở học sinh, từ

đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách các em.

2. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT không chỉ làm cho giáo viên, học sinh hiếu rõ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh mà quan trọng hơn là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự

với nhau, học sinh biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu từ thuở ấu thơ.

3. Hoạt động giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT có thể quản lý dưới góc độ chức năng (xây dựng kế hoạch: tố chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá), cũng có thẻ quản lý theo các yếu tố

Chương 2

cơ SỞ THựC TIỄN CỦA VÁN DÈ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC DẠO ĐỨC HỌC SINH THPT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

TỈNH THANH HÓA

2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Khái quát về điểu kiện tự nhiên

Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển, diện tích tự nhiên là 225,56 km2, nằm về phía đông - đông nam tỉnh Thanh Hóa. Phía bắc và tây - tây bắc giáp với Thành phố Thanh Hóa, phía đông bắc giáp huyện Hoàng Hóa

và Thị xã Sầm Sơn, phía tây nam giáp huyện Nông cống, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, toàn bộ phía đông và đông nam giáp biến đông.

Là huyện đồng bằng với những cánh đồng màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa của 3 con sông lớn: sông Mã ở phía bắc, vốn là gianh giới tự nhiên ngăn cách vói huyện Hoang Hóa, sông Yên là gianh giới tự nhiên ngăn cách với huyện Tĩnh Gia ỏ phía nam và sông Lý chảy qua vùng trung tâm huyện. Phía tây nam huyện và ven biến phía đông bắc và đông nam đều có núi đất thấp bao bọc, tạo ra phong cảnh tự nhiên hữu tình, đồng thời hạn chế nhiều thiệt hại bởi những con bão hàng năm.

Chính mảnh đất có sông núi uốn quanh, hòa hợp, hữu tình đó, cũng chính vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mà mảnh đất nơi đây đã hứng chịu không ít bom đạn trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ círu nước, những cơn bão hàng năm đố vào từ phía Biển đã tạo nên những nét rất riêng trong tính cách, ý chí của con người và văn hóa Quảng Xương.

tăng dân số tự nhiên năm 2012 xấp xỉ 1.19%. Tôn giáo trên địa bàn huyện gồm Phật giáo,Thiên chúa giáo.

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế 17%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 15.55%, giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, đào tạo nghề cho 1.100 người, triển khai 18 lớp dạy nghề cấp thẻ cho 630 lao động. Tỷ lệ lao động được bồi dưỡng, đào tạo nghề, chuyển giao kĩ thuật, nghề tại các Trung tâm học tập cộng đồng đạt 38%.

Thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 29/02/2012 của Chính phủ và kế

hoạch số 43/KH-UBND ngày 25/05/2012 của ƯBND tỉnh Thanh Hóa, từ 01/7/2012 một phần diện tích và dân số với 27,36 km2 và 37.308 người của 5 xã thuộc huyện Quảng Xương được sát nhập về thành phố Thanh Hoá. Sau khi chia tách địa giới, diện tích huyện Quảng Xương còn 198,2 km2, dân số 227.971 người, với 35 xã và 1 thị trấn.

Nhân dân Quảng Xương có truyền thống cần cù, hiếu học. Chất lượng giáo dục trong những năm qua được củng cố và từng bước nâng cao, đã tạo được niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà.

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Quảng Xương Xương

2.1.3.1. Ouy mô, mạng lưới trường lóp các cấp học, bậc học

Trước năm học 2012-2013: Toàn huyện có 41 trường Mầm non, 42 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 1 Trung tâm GDTX-DN,6 Trường THPT. Có 14 trường Mầm non, 36 trường Tiểu học và 11 trường THCS đạt Chuân quốc gia.

Cơ sở vật chất trường lớp không ngừng được cải thiện, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới:

Từ năm học 2012-2013, sau khi chuyển giao 5 xã về thành phố Thanh Hóa từ 01 tháng 7 năm 2012; thực hiện Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày

trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập, mạng lưới trường của huyện Quảng Xương có những biến động:

- Ngành học Mầm non có 36 trường mầm non công lập. Trong đó 28 trường hạng 1 và 8 trường hạng 2. Có 11 trường Mầm non được công nhận Chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Bậc Tiểu học có 37 trường công lập. Có 27 trường đạt chuẩn mức độ 1, có 5 trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Bậc THCS có 37 trường công lập, trong đó có 11 trường THCS đạt trường Chuẩn quốc gia. Quy mô 359 lớp với 12.517 học sinh, số học sinh tuyển mới lớp 10 THPT công lập là 2925 học sinh; tuyến mới 50 HS vào lớp 10 bổ túc THPT. Có 3608 học sinh trên tổng số 3941HS lớp 9 tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 THPT đạt 91.5%, trong đó đậu thẳng vào lớp 10 THPT công lập đạt 81.1 %.

- Có 01 trung tâm GDTX, 01 trường trung cấp Nghề vừa thành lập, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Quy mô 9 lớp, 308 học sinh.

- Bậc THPT có 6 trường, năm học 2012- 2013 số cán bộ QLGD ở các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện ouảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w