8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Điều 2, Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
nguòi ỉ lệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thấm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ỉỷ tưởng dộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phâm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc”. (Luật Giáo dục số 38/2005/QH11. tr 1).
- Giáo dục ý thức đạo đức
Hình thành ở HS một hệ thống các tri thức đạo đức mà các em cần phải có: Hệ thống các khái niệm cơ bản của phạm trù đạo đức XHCN; Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy định cho HS phổ thông, các cách thức thực hiện chúng: Các cách ứng xử trong tình huống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã quy định.
- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức
Ý thức về đạo đức chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ” để HS thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện. Một hành vi đạo đức chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi nó xuất phát từ tình cảm lành mạnh, trong sáng bên trong con người. Nếu một hành vi chỉ đúng với chuẩn mực không thôi mà không xuất phát từ tình cảm, từ xúc cảm thực sự thì hành vi ấy sẽ khô khan, cứng nhắc, chỉ mang tính chất hình thức chứ không có ý nghĩa nhân văn, nhân ái. Ngược lại, thái độ và tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, cao thượng sẽ thôi thúc HS thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện. HS sẽ thấy day dứt băn khoăn khi không được thực hiện hành vi đạo đức.
- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức
Mục đích cuối cùng của GDĐĐ là hình thành được hành vi và thói quen đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của HS. Hành vi đạo đức được thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức đạo đức và sự thôi thúc của tình cảm mới là hành vi đích thực, mới dễ dàng ổn định, được lặp lại một cách tự nguyện và trở thành thói quen, thành thuộc tính của nhân cách.
Các nhiệm vụ trên liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau và cần phải được thực hiện đồng bộ. Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sẽ tạo ra ở HS những
hành vi đạo đức trọn vẹn, chân chính và bền vững.
Vấn đề GDĐĐ của dân tộc ta luôn được đề cao và có ảnh hưởng sâu sắc theo giáo lý đạo đức của Khổng Tử: “việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số
một. Theo quan niệm của Khổng Tử đỉnh cao của rèn luyện nhân cách cần đạt
tới con người “toàn đức” bao gồm cả phẩm chất nhân, trí, dũng con người coi thực hiện nhân đức là lý tưởng tối cao, có thê hy sinh thân mình đế hoàn thành điều nhân”.
Chúng ta cần biết rằng tinh thần Khổng giáo đã thấm vào mọi ngõ ngách của đời sống nhân dân Việt nam, trong qua khứ, đã gây ra những ảnh hưởng rất sâu rộng. Hiện nay những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau trong mọi mặt của cuộc sống... ví dụ như Trung, Hiếu là vẫn tồn tại từ ngàn xưa. Trung, Hiếu không phải là riêng của dân tộc Trung Hoa, nho giáo, có lẽ tố tiên ta đã mượn hai danh xưng này đê phát biểu những tình cảm đã gắn bó với cuộc sống của cộng đồng người Việt.
Nhiệm vụ và nội dung cơ bản của GDĐĐ ở trường phổ thông là: GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuân mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, thành nhu cầu thói quen của người được giáo dục.
GDĐĐ cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: “Đảng và nhà nước luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học, phương hướng cải cách giáo dục trong lĩnh vực này là: Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị đạo đức pháp luật làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội, thực sự dam mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật kính
thầy yêu bạn có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật” [10; tr 128]. GDĐĐ phải gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính trị, đồng thời giáo dục đạo đức cách mạng phải gắn bó kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục pháp luật XHCN.
thức đạo đức tình cảm, đạo đức, và thói quen đạo đức theo những nguyên tắc đạo đức XHCN.
Có thể khái quát nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh THPT là: Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác- Lênin, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý khách quan, giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản của thế giới quan và tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động của mình. Những nhiệm vụ cơ bản của nhà trường XHCN trong việc GDĐĐ cho học sinh là xây đựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng
tình cảm đạo đức và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức nhằm hình thành cho học sinh những phâm chất đạo đức quan trọng nhất là nhân cách XHCN, những phẩm chất đạo đức quan trọng của nhân cách.
1.3.6. Nhũng phẩm chất đạo đức cơ bản của cá nhân
Trong xã hội loài người có những mối quan hệ rất phức tạp, đa dạng, nó tồn tại đan xen với nhau bởi các huyết tộc, nhân chủng, các giới, các thế hệ. Mặt khác, do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, sống trên những lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triển cũng khác nhau. Đế duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội đòi hỏi phải xây dựng những nguyên tắc, chuân mực sống... Điều quan trọng trong GDĐĐ cho học sinh THPT hiện nay là: Học tập tu dưỡng theo gương đạo đức
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: Lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ; cần, kiệm, liêm chính và chí công vô tư. Khiêm tốn giản dị, học tập rèn luyện suốt đời... ”Xăy dựng một nền đạo đức mới, xét đến cùng là hình thành những con
phẩm chất đạo đức cho các cá nhân, thì chúng chỉ là những mong muốn, mà không thể đi vào đời sống hiện thực. “Phẩm chất đạo đức cá nhân là mối
quan tâm hàng đầu của công tác giáo dục đạo đức. Nó là sự tông hợp những tính cách đáp ứng yêu cầu chung của đạo đức xã hội. Phẩm chất đạo đức chứa đụng trong đó nội hàm của những ngĩiyên tắc, quy tắc đạo đức xã hội; mặt khác nó còn là những tỉnh cách mang ỷ ngĩa tăm lý, đạo đức riêng của mỗi người. Các phẩm chất đạo đức là bộ phận cấu thành nhãn cách của cá nhân' ’ [13]
Phấm chất đạo đức của cá nhân là sự tổng hợp những tính cách đáp ứng
những yêu cầu chung của nền đạo đức xã hội. Đó là sự thống nhất của lý tưởng và hiện thực, thống nhất giữa trí tuệ, tri thức, tình cảm và hoạt động thực tiễn của các cá nhân. Từ xu hướng đó, các tác giả khi nghiên cứu về đạo đức đều đi sâu nghiên cứu các phâm chất đạo đức cơ bản của cá nhân.
1.3. 7. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho HS
Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen...; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt...
1.4. Quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT
1.4.1. Ỷ nghĩa của việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
> Giúp cho cán bộ QLGD và GV nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc GDĐĐ cho HS trong trường THPT. Khi đã có nhận thức đúng
> Đưa công tác GDĐĐ cho HS trong trường THPT đi vào nền nếp, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác này. Việc đảm bảo nền nếp thể hiện ở chỗ hoạt động GD phải xuất phát từ mục tiêu GD toàn diện, nhà trường phải có kế hoạch GD ngay từ đầu, CBQL phải tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, chặt chẽ việc thực hiện đầy đủ kế hoạch đồng thời có sự đánh giá kết quả GDĐĐ một cách khách quan và đầy tinh thần trách nhiệm.
> Góp phần khắc phục hiện tượng vi phạm đạo đức của HS THPT hiện nay bởi sự sa sút đạo đức ở HS cũng đánh dấu sự thất bại trong công tác GD ở nhà trường. Do đó các trường cần phải đổi mới nội dung, chương trình GD, tăng cường các biện pháp GDĐĐ phù hợp với đặc diêm tâm sinh lý HS, chú ý GD các em về nhận thức, về động cơ, thái độ và tình cảm đạo đức đê các hành vi đạo đức trở thành thói quen hành động hàng ngày của các em.
1.4.2. Nội dung quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
a) Ouản ỉỷ mục tiêu GDĐĐ cho HS THPT
Quản lý mục tiêu GDĐĐ là nhiệm vụ hàng đầu nhằm định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ của CBQL các trường là phải nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ trong nhà trường và thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đến toàn thẻ tập thế sư phạm và các thành phần GD ngoài nhà trường về tầm quan trọng và nhiệm vụ GDĐĐ cho thế hệ trẻ để từ đó chung tay chăm lo cho sự nghiệp GD.
Việc quản lý mục tiêu GDĐĐ còn đòi hỏi CBQL phải có sự tổ chức chỉ đạo xuyên suốt công tác GD này trong mọi hoạt động sư phạm của nhà trường
từ việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, sắp xếp bộ máy tổ chức cho đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả GDĐĐ đê chuẩn bị cho giai đoạn GD tiếp theo.
chung của Bộ GD&ĐT và chương trình GD cụ thể tùy theo tình hình thực tế ở
từng trường. Do đó, CBQL phải đảm bảo sao cho hoạt động GD tại trường vừa đáp ứng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa phải có sự sáng tạo riêng ở đơn vị mình.
Việc quản lý kế hoạch GDĐĐ đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trên xuống
dưới. CBQL có các loại kế hoạch GDĐĐ nào, mục tiêu ra sao thì GV cũng phải
xây dựng các loại kế hoạch tương ứng như kế hoạch tuần, tháng, năm...
c) Ouản lỷ phương pháp, phương tiện GDĐĐ cho HS THPT
Phương pháp GD xuất phát từ nội dung GD, do đó tùy theo từng chủ điếm và mục tiêu GD mà Hiệu trưởng chỉ đạo cho các GV hay các bộ phận thực hiện các phương pháp GD khác nhau. Việc quản lý phương pháp GD được thể hiện qua công tác dự giờ thăm lớp, qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ hay qua các đợt phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
Để giúp GV tiến hành thuận lợi các phương pháp GD, Hiệu trưởng cần phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện GD cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, thiết lập hệ thống phát thanh học đường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phòng truyền thống, gắn các bảng vàng thành tích cá nhân, tập thể...
d) Quản lý việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS THPT
Việc quản lý này đòi hỏi Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá ngay từ đầu và việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng tạo động lực để GV phấn đấu. Để việc đánh giá đạt chất lượng và mang lại ý nghĩa thiết thực, trường cần đưa tiêu chí đánh giá kết quả GDĐĐ vào thang điếm thi đua đối với GV và các lớp học.
HS ở trưừng THPT giúp cho nhà quản lý biết cách hạn chế các yếu tố tiêu cực đồng thời biết cách phát huy các mặt tích cực phục vụ hiệu quả cho công tác GDĐĐ HS. Nhìn chung, ở trường THPT, việc ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ HS gồm có các yếu tố sau đây:
> Các yếu to từ phía nhà trường
Nhà trường là môi trường đóng vai trò chủ đạo trong việc GDĐĐ HS bên cạnh môi trường gia đình và xã hội. Yếu tố chủ đạo thể hiện ở chỗ việc GD ở nhà trường mang tính sư phạm, có nội dung, chương trình hắn hoi. HS tiếp thu kiến thức và rèn luyện nhân cách dưới sự hướng dẫn của những nhà giáo chuyên nghiệp. Sự phát triển nhân cách của HS còn chịu ảnh hưởng từ môi trường sư phạm: Trường lớp, phòng ốc, trang thiết bị dạy học, cây cảnh, vệ sinh môi trường, an toàn học đường, các mối quan hệ liên nhân cách...
Do đó, có thẻ nói trong nhà trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ HS gồm có 2 phần: yếu tố con người và yếu tố vật chất. Yeu tố con người bao gồm CBQL, đội ngũ GV - CNV đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi họ quyết định việc sử dụng nội dung, phương pháp, con
đường và phương tiện GDĐĐ. Nếu nhà trường có CBQL giỏi, có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề thì việc GDĐĐ HS dễ mang lại kết quả tốt; ngược lại thì chất lượng GD sẽ chẳng đi đến đâu. Không phải ngẫu nhiên mà xã hội gán cho các trường câu nói “Thầy nào, trò nấy”. Vì vậy, để đạt chất lượng GD tốt, Hiệu trưởng các trường ngoài việc phải tự học hỏi trau dồi nghiệp vụ quản lý, còn phải chú ý xây dựng đội ngũ GV - CNV đạt chuân về trình độ chuyên môn và nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm đối với nghề.
Yếu tố còn lại là yếu tố vật chất cũng không kém phần quan trọng. Trong ngôi trường đầy đủ trang thiết bị dạy học, khang trang, sạch đẹp, an toàn, cây xanh bóng mát tạo bầu không khí trong lành, HS sẽ cảm thấy phấn
chấn sinh ra tâm lý yêu trường, mến lớp, xem “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, các em sẽ tự phát huy tinh thần tự quản trường lớp và giữ gìn bầu không khí tích cực này. Như thế thì việc GD các em sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi các em sẽ chẳng dại gì “vi phạm nội quy” để làm trò cười cho thiên hạ trong “cái công sở văn hóa” này. Vì vậy, việc tăng cường xây dựng csvc trường lớp là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐĐ HS trong trường THPT.
> Các yếu tổ từ phía gia đình
Gia đình được xem là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng nhân cách của trẻ. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em. Gia đình nào cũng vậy, nếu các bậc phụ huynh lúc nào cũng dành hết tình thương yêu, lo lắng cho con, quan tâm, chăm sóc, uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con, chú ý đến nền nếp sinh hoạt, học tập của con, giúp đỡ
con từ tinh thần cho đến vật chất, động viên con luôn cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc QLGD con em mình thỉ xã hội sẽ có những con ngoan, trò giỏi. Tuy nhiên, qua
tìm hiểu thực tế ở một vài trường THPT chúng tôi thấy phần lớn HS cá biệt xuất thân trong những gia đình có cha mẹ bất hòa, sống ly thân, mồ côi cha mẹ
hay những gia đình không mấy quan tâm đến việc học hành của con cái. Điều này cho thấy một khi HS xuất thân trong những gia đình thiếu sự chăm sóc đầy
đủ và việc dạy dỗ HS được khoán trắng cho nhà trường thì công tác quản lý GDĐĐ HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó mong có kết quả GD tích cực.