Khái niệm giáo dục đạo đức(GDĐĐ)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện ouảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm giáo dục đạo đức(GDĐĐ)

GDĐĐ là một bộ phận hợp thành nền tảng của nội dung giáo dục toàn diện, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch bằng các phương pháp khoa học của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở người được giáo dục ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức nhờ đó mà tạo ra các phẩm chất đạo đức ở họ phù họp với các chuẩn mực xã hội.

- Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong nhà trường. Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia

hợp, hướng nghiệp. Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, là gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.

- Quá trình giáo dục đạo đức có các thành tố, cấu trúc nhất định và cùng vận động trong hệ thống. Các thành tố cơ bản đó là hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, kết quả giáo dục... nhà giáo dục là chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu sau:

I Đưa học sinh vào hệ thống các hoạt động và quan hệ thực tiễn, quan hệ xã hội.

+ Ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, định hướng lựa chọn các ảnh hưởng tích cực trong quá trình lĩnh hội các giá trị đạo đức của học sinh.

+ Tổ chức các hoạt động cho học sinh đê chuyến những yêu cầu của xã hội thành phẩm chất đạo đức của học sinh.

- Mục tiêu của giáo dục đạo đức trong nhà trường là giúp cho học sinh nhận thức đúng các giá trị đạo đức, hình thành ở HS những hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với những yêu cầu và chuấn mực mà XH quy định, biết

hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồn vinh của đất nước.

- Theo GS.TS Phạm Minh Hạc thì những chuẩn mực đạo đức của người

Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH có thê xác định thành 5 nhóm phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết đó là nhóm chuẩn mực đạo đức thẻ hiện nhận thức tư tưởng chính trị; nhóm chuân mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân; nhóm chuân mực đạo đức thế hiện quan hệ với mọi người; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc; nhóm chuán mực đạo đức hên quan đến xây dựng môi trường sống.

và tăng cường giáo dục gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người trong đó có học sinh THPT. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, trong các trường học có thể tiến hành bằng nhiều con đường. Song chủ yếu là bằng và thông qua các hoạt động như: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động dạy học của các môn học. cần lưu ý rằng, quá trình giáo dục đạo đức chỉ đạt hiệu quả khi nhà giáo dục phải quản lý tốt công tác giáo dục đạo đức và đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục và tự rèn luyện, tự giáo dục của chính bản thân học sinh: “Nhà trường cần phải tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo hướng đây mạnh quá trình tự đào tạo của thế hệ trẻ, coi trọng vai trò chủ thể của thế hệ trẻ trong quá trình giáo dục. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với thanh niên học sinh phố thông trung học - một thế hệ đã có đầy đủ những tố chất của một chủ thế, một nhân cách đang vươn lên nắm văn hóa của nhân loại, của dân tộc để làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước với tư cách là một công dân thục thụ “ [4: tr 73-74]

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh phải tuân thủ theo các quy luật phát triển nhân cách đê đạt được tới mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện ouảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w