Quan điểm phát huy nguồn thu từ đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng nguồn thu từ đất trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với một xuất phát điểm thấp, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu - thuần nông, công nghiệp chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, thu nhập thấp, tích lũy từ nội địa nền kinh tế quốc dân chỉ đủ trang trải nhu cầu tiêu dùng, chưa có tích lũy cho đầu tư phát triển, cùng với thời kỳ dài của chế độ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã càng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 90 và cho đến nay đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 được Đảng và Nhà nước ta coi là giai đoạn trung tâm của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cơ sở để đến năm 2020 xây dựng nước ta về cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có khoa học công nghệ phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, xã hội ngày càng được công bằng, văn minh, thiên nhiên và môi trường được đảm bảo. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên đây, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã yêu cầu “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, muốn như vậy cần phát huy mọi nguồn lực, trong đó "nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng". Và đất đai là một trong các nguồn nội lực quyết định cho đầu tư phát triển. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện chính sách khai thác nguồn thu từ đất đai trong thời gian tới là:

- Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo mỗi mảnh đất phải có chủ sử dụng cụ thể. Do đó, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước vừa là người đại diện chủ sở hữu vừa làm chức năng quản lý xã hội với người sử dụng đất để đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước trên hai nội dung cơ bản là quản lý mục đích sử dụng và đảm bảo quyền sở hữu đất của Nhà nước; đồng thời, phải đảm bảo quyền làm chủ của người sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 - Đất đai có hạn, nhưng nhu cầu sử dụng của con người là vô hạn, đây là một thực tế khá rõ ràng ở nước ta; vì thế, đất đai là một tài nguyên quí hiếm phải được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Sử dụng tiết kiệm đất đai được đặt ra như một quốc sách và phải được thể chế hóa thành các quy định của Nhà nước ở cả các biện pháp quản lý hành chính và kinh tế; trong đó phải coi trọng và ngày càng phải tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế; và chỉ có tăng cường biện pháp này mới thực sự coi đất đai là một tài sản - tài nguyên quí hiếm.

- Đất đai là tiềm năng là nguồn nội lực quan trọng cần phải được khai thác có hiệu quả để góp phần phát triển kinh tế xã hội; nhà nước và các tổ chức cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng đất đai có hiệu quả, từ đó tạo ra nguồn thu tài chính bằng tiền cho đất nước.

Một phần của tài liệu thực trạng nguồn thu từ đất trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)