Căn cứ quy hoạch sử dụng đất và số liệu quyết toán các dự án đã thực hiện trên địa bàn quận Long Biên để dự báo khả năng tăng thu từ đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Long Biên
3.1.1 . Điều kiện tự nhiên
Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 11 quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh; - Phía Đông giáp với huyện Gia Lâm; - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai; - Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm.
Quận Long Biên nằm có vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc.
3.1.1.1. Đặc điểm địa hình
Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo hai đê sông. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và hướng dòng sông chảy.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 - 240C. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6 - 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78 - 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600mm - 1800 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
3.1.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống nên chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai con sông trên. Lưu lượng bình quân hàng năm là 2710m3/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9 – 12m (độ cao trung bình mặt đê là 14-14,5m).
3.1.1.4. Thực trạng môi trường
Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của quận quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt hệ thống hành lang vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của quận Long Biên. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan môi trường của quận Long Biên vẫn đang bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của quận đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 17%. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2013 của quận Long Biên đạt trên 228.259 tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 11,115 tỷ đồng, chiếm 48,68 %; - Thương mại – dịch vụ đạt 7.144 tỷ đồng, chiếm 3,12 %;
- Nông nghiệp đạt 210 tỷ đồng, chiếm 92%.
3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo đúng định hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, ưu tiên phát triển vùng sản xuất tập trung. Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng khá: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu ước đạt 18.483 tỷ đồng, tăng 14,72% so với kế hoạch; tốc độ tăng đạt 11,9% (chỉ tiêu HĐND quận giao năm 2013 là 10,9%)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
3.1.2.3. Dân số và lao động
Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, toàn quận có 236992 người. Mật độ dân số bình quân là 3.183 người/km, thấp hơn so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội và thấp nhất trong số các quận nội thành của Hà Nội, chính vì vậy sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô đang gặp phải.
3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Những thuận lợi
- Quận Long Biên nằm ở vị trí mắt xích trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng nhất đối với quá trình giao lưu và hợp tác kinh tế của Hà Nội với hai trung tâm kinh tế khác của vùng là Hải Phòng và Quảng Ninh, với các tuyến giao thông quan trọng từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và cảng Hải Phòng, Long Biên có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế.
- Điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái gắn với du lịch.
- Long Biên còn có khá nhiều quỹ đất phát triển đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Tiềm năng đó tạo thế mạnh cho việc phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các trung tâm dịch vụ cao cấp trên địa bàn cũng như tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Quận có nguồn nhân lực khá dồi dào, có thể tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn Quận, trong khu vực nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận.
3.1.3.2. Những khó khăn, tồn tại
- Do xuất phát điểm hoàn toàn từ một huyện ngoại thành với một bộ phận lớn dân cư chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, Long Biên còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý, tập quán sản xuất, kinh doanh trong việc phát triển công nghiệp hiện đại và dịch vụ cao cấp.
- Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, với tốc độ đô thị hoá cao, quận Long Biên sẽ phải đương đầu với một dòng di cư tự do từ các quận, huyện và các tỉnh gây ra nhiều vấn đề xã hội, gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 của Quận.
- Cơ sở hạ tầng của Long Biên còn chắp vá, chưa đồng bộ. Tuy là quận mới nhưng Long Biên lại rất khó khăn trong việc cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội do dân cư tập trung đông tại một số điểm, nhiều công trình đã không còn phù hợp với tiêu chí của một quận nội thành.
- Là Quận đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, do vậy Long Biên sẽ phải giải quyết nhiều mẫu thuẫn giữa đô thị hoá tự phát và đô thị hoá tự giác nhằm vừa đảm bảo phát huy được các nguồn lực đa dạng, vừa đảm bảo phát triển đô thị văn minh, hiện đại.
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế của quận Long Biên giai đoạn 2009-2013
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên – Hà Nội
Theo số liệu thống kê đất đai năm 1/1/2014 tổng diện tích theo địa giới hành chính quận Long Biên là 5993,0288 ha. Trong đó :
- Nhóm đất nông nghiệp 1462,58 ha, chiếm 24,40 % tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phi nông nghiệp 4402,36 ha, chiếm 73,46% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng 128,09 ha, chiếm 2,14 % tổng diện tích tự nhiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên năm 2013 Thứ tự Loại đất Mã Diệ(ha) n tích C ơ Cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 5993,03 100,00
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 1462,58 24,40 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1360,92 22.71 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 95,69 1,60 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5,97 0,10 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4402,36 73,46
2.1 Đất ở OTC 1244,85 20,77
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1875,24 31,29 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 20,46 0,34 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 42,01 0,70 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1219,8 20,35 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 0
3 Đất chưa sử dụng CSD 128,09 2,14
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên 2014) 3.1.4.1. Nhóm đất nông nghiệp:
Diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn quận 1462,58 ha, chiếm 24,40% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
* Đất sản xuất nông nghiệp 1360,92 ha chiếm 22.71 % diện tích tự nhiên. Gồm:
- Đất trồng lúa 566,33 ha chiếm 9,45 % diện tích tự nhiên.
- Đất trồng cây hàng năm khác 542,96 ha chiếm 9,06 % diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây lâu năm 251,63 ha chiếm 2,5 % diện tích tự nhiên. * Đất nuôi trồng thủy sản 95,69 ha chiếm 1,6 % diện tích tự nhiên. * Đất nông nghiệp khác 5,97 ha chiếm 0,1 % diện tích tự nhiên.
3.1.4.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận 4402,36 ha chiếm 73,46 % diện tích tự nhiên. Trong đó:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 * Đất chuyên dùng 1875,24 ha chiếm 31,29 % diện tích tự nhiên.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 31,92 ha chiếm 0,53% diện tích tự nhiên.
- Đất quốc phòng: 337,23 ha chiếm 5,67 % diện tích tự nhiên. - Đất an ninh 2,56 ha chiếm 0,03 % diện tích tự nhiên.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 533,38 ha chiếm 8,3 % diện tích tự nhiên.
+ Đất khu công nghiệp: 98,67 ha
+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 399,95 ha + Đất cho hoạt động khoáng sản 24,39 ha
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 10,37 ha
- Đất có mục đích công cộng 970,15 ha chiếm 14,52,19 % diện tích tự nhiên. * Đất tôn giáo tín ngưỡng 20,46 ha chiếm 0,34 % diện tích tự nhiên * Đất nghĩa trang nghĩa địa 42,01 ha chiếm 0,7% diện tích tự nhiên
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1219,80 ha chiếm 31,29 % diện tích tự nhiên
3.1.4.3. Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên địa bàn quận 128,09 ha chiếm 2,14 % diện tích tự nhiên. Toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.2. Thực trạng quản lý nguồn thu từđất đai quận Long Biên giai đoạn 2009 - 2013
3.2.1. Kết quả thu ngân sách từ đất đai quận Long Biên giai đoạn 2009-2013
3.2.1.1. Tổng thu ngân sách từđất giai đoạn 2009 - 2013
Trong thời gian từ 2009 đến 2013, các khoản thu từ đất đai luôn là một nguồn thu ổn định và chiếm từ 15% đến 45% tổng số thu của NSNN của quận Long Biên. Khoản thu này bao gồm thu lệ phí trước bạ khi chuyển QSDĐ và các khoản thu gián tiếp thông qua việc góp vốn liên doanh bằng giá trị QSDĐ, cho phép các tổ chức của nhà nước được phép chuyển mục đích sử dụng đất để việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả hơn từ đó cũng làm tăng các khoản thu khác của NSNN. Số thu NSNN qua các năm từ đất tăng liên tục về số tuyệt đối với tốc độ năm sau tăng cao hơn năm trước. Số thu cụ thể qua các năm như sau:
Bảng 3.2: Thu NSNN từđất trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: tỷđồng TT Năm Tiền sử dụng đất Tiền thuê đất Thuế liên quan đến đất Phí, lệ phí Tiền phạt đối với các hoạt động VPPL về đất đai Tổng thu từ đất 1 2009 792,224 69,097 25,02 28,894 0,083 915,318 2 2010 816,479 72,997 24,842 28,931 0,093 943,342 3 2011 1123,693 92,025 25,672 27,581 0,093 1269,064 4 2012 1217,546 168,676 26,800 29,949 0,106 1443,077 5 2013 5785,643 225,142 32,952 25,949 0,194 6069,88
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Long Biên.
Nhìn chung, số thu NSNN qua các năm có xu hướng tăng, đặc biệt thu NSNN năm 2013 có kết quả tăng vọt, đạt 6069,88 tỷ đồng, gấp 4,2 lần thu NSNN so với năm 2012.
Giai đoạn 2009-2012, tiền sử dụng đất là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và ổn định. Đến năm 2013, nhờ việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn như Vingroup và Him Lam, thu tiền sử dụng đất tăng đáng kể, chiếm 99% tổng thu NSNN từ đất năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 - Các khoản thuế tăng đều
- Phí, lệ phí duy trì ổn định trong khoảng 25 đến 29 triệu đồng/năm
- Tiền phạt đối với các hoạt động vi phạm phạm luật về đất đai, tuy còn thấp nhưng về số lượng tăng dần qua các năm.
Bảng 3.3: Kết quả thực thu NSNN từđất quận Long Biên so với chỉ tiêu thành phố giao giai đoạn 2009-2013 STT Năm Kế hoạch Thành phố giao (Tỷ đồng) Kết quả Thực thu (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 2009 1195,56 915,318 76,6 2 2010 1233,2 943,342 76,5 3 2011 1681,43 1269,064 75,5 4 2012 1817,37 1443,077 79,4 5 2013 2325,85 6069,88 261,0
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Long Biên.
Nếu như 2009, tỷ trọng nguồn tài chính thu từ lĩnh vực đất đai chỉ chiếm 15,21% thu NSNN, thì đến năm 2013 đã chiếm tới 46,52 %. Số thu NSNN từ đất trên địa bàn đạt tỷ cao so với kế hoạch Thành phố giao đầu kỳ. Năm 2009-2012, thu NSNN trên địa bàn quận đạt 75-80% so với kế hoạch, đến năm 2013, thu NSNN từ đất trên địa bàn quận đạt hiệu quả vượt trội, đạt 261 %. Đây là kết quả khả quan trong hoạt động khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đóng góp vào NSNN. Xét riêng khía cạnh nguồn thu từ tiền sử dụng đất thì giá trị thu được dưới hình thức này cũng tăng theo thời gian. Con số thống kê cho thấy nếu như năm 2009, số tiền thu được từ thuế đất đóng góp 25,02tỷ đồng cho NSNN thì đến năm 2013 con số này đã tăng 1,3 lần, đạt mức 32,952tỷ đồng; tiền thu sử dụng đất năm 2009 là 861,321 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 6010,785 tỷ đồng, tăng gần 7 lần.
Trong những năm gần đây, hình thức thực hiện khai thác nguồn thu từ đất đai ở trên địa bàn quận Long Biên dần đa dạng, phù hợp hơn với cơ chế thị trường, chẳng hạn việc đổi đất lấy hạ tầng, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là những hình thức khai thác nguồn thu rất hiệu quả. Khi đẩy mạnh cổ phần hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 DNNN, hình thức tính giá trị quyền sử dụng đất vào trong giá trị tài sản DN khi thực hiện cũng được áp dụng, làm tăng hiệu quả quá trình thực hiện khai thác nguồn thu từ đất đai. Bên cạnh đó, hình thức khai thác nguồn thu từ đất đai thông qua sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước cũng đang được áp dụng góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung cho đầu tư phát triển và cho NSNN.
3.2.1.2. Kết quả thu tiền sử dụng đất