su hào theo hướng sản xuất hữu cơ bền vững và thân thiện với môi trường.
3.1.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân sinh học trên cây su hào su hào
Mục đích cuối cùng của mọi sự sản xuất là năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm. Đặc biệt là đối với ngành trồng trọt, khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân thì tiến bộấy phải mang lại hiệu quả cao, đảm bảo ổn định được cuộc sống. Thực hiện đề tài này, tôi tiến hành hạch toán sơ
bộ kinh tế khi sử dụng các loại phân sinh học trên cây su hào như sau:
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân sinh học trên cây su hào
Công thức Tổng thu (đồng/hộp) Tổng chi (đồng/hộp) Lãi thuần (đồng/hộp) Lãi thuần so với Đ/C so Đ/C (%) I 9.342 4.800 4.542 862 23,4 II 10.692 4.300 6.392 2.712 73,7 III 9.126 4.300 4.826 1.146 31,1 IV 10.053 4.800 5.253 1.573 42,7 ĐC 8.730 5.050 3.680 0 0
Chi phí chủ yếu cho sản xuất rau su hào trong hộp xốp gồm: giống, hộp xốp, phân bón... các công thức thí nghiệm được bố trí trên nền giá thể
như nhau, điều kiện chăm sóc như nhau để đánh giá ảnh hưởng của các loại phân sinh học khác nhau lên sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây su hào.
Từ kết quả phân tích ra tính toán được qua bảng 3.11 tôi thấy được rằng: - Sử dụng các loại phân sinh học làm giảm chi phí phân bón so với công thức đối chứng do vậy giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất. Cụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
thể CTĐC tổng chi là 5.050 đồng/hộp còn CT1, CT4 là 4.800 đồng/hộp và
ở CT2, CT3 chỉ là 4.300 đồng/hộp.
- Về hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm thì nó chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố tổng thu và tổng chi của các công thức thí nghiệm. Ở
các công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sinh học đều có lợi nhuận cao hơn CTĐC, mức tăng của các công thức so với công thức đối chứng là từ 23,4% (CT1) đến 73,7% (CT2). Qua đây chúng ta nhận thấy rằng mặc dù năng suất thực thu của các công thức sử dụng phân sinh học không cao hơn đối chứng nhiều, không những thế CT1 và CT3 thì năng suất con giảm đi, tuy nhiên do nhu cầu thị trường giá bán các sản phẩm hữu cơ luôn cao hơn sản phẩm sản xuất thuyền thống từ 1,2 đến 2 lần vì vậy nó đem lại lợi nhuận của những công thức sử dụng các loại phân sinh học cao hơn so với CTĐC.
So sánh cụ thể tổng thu và lợi nhuận từng công thức thí nghiệm tôi nhận thấy rằng: CT2 sử dụng phân Bio-plant + Pro-plant cho hiệu quả cao nhất (tổng thu đạt: 10.692 đồng/hộp, cho lợi nhuận: 6.392 đồng/hộp và tăng so với CTĐC là 73,4%), hiệu quả của công thức 4 sử dụng phân Vườn sinh thái cũng cao không kém nhiều CT2 (tổng thu đạt: 10.053đồng/hộp, cho lợi nhuận: 5.253 đồng/hộp và tăng so với CTĐC là 42,7%). Ở 2 CT1 và CT3 thì lợi nhuận và hiệu quả kinh thế thấp hơn so với CT2 và CT4 tuy nhiên nó vẫn đảm bảo
được lợi nhuận cao hơn CTĐC.
Qua đây có thể khẳng định: Sử dụng các loại phân bón sinh học (nhất là bón phân Bio-plant + Pro-plant, phân Vườn sinh thái) trên cây su hào trồng trên giá thể trong hộp xốp không những giảm được chi phí sản xuất mà còn
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sử dụng các loại phân hóa học. Tuy nhiên mục đích chính của thí nghiệm trồng rau trên giá thể
trong hộp xốp theo hướng hữu cơ là tận dụng không gian trống của gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
nhưng vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe con người. Mặt khác tận dụng thời gian rảnh rỗi để chăm sóc cây như thú vui giải trí lại có nguồn rau xanh kịp thời cho gia đình.
3.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây su hào trồng ngoài đồng ruộng năng suất cây su hào trồng ngoài đồng ruộng
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới các chỉ tiêu sinh trưởng của cây su hào của cây su hào
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới thời gian sinh trưởng của cây su hào
Một chu kỳ sống được tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch. Để hoàn thành một chu kỳ sống mỗi một cây trồng đều phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Các giai đoạn này dài hay ngắn do yếu tố di truyền của giống quyết định. Ngoài ra điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật cũng góp phần quan trọng làm thay đổi thời gian sinh trưởng của cây. Việc nghiên cứu đặc tính sinh trưởng qua các giai đoạn của cây giúp việc tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý, kịp thời nhằm xúc tiến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, cũng như việc bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh phù hợp cho từng mùa vụđể cây có thể tránh được những bất thuận của điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác nắm được thời gian sinh trưởng giúp chúng ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp nhằm giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch (bảo quản, chế biến).
Chu kỳ sống của cây su hào được chia ra làm các giai đoạn nhất định: Vườn ươm, phát triển thân lá, hình thành củ, phát triển củ. Mỗi một giai đoạn phát triển có tốc độ sinh trưởng khác nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài yếu tố về giống, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ, chế độ chăm sóc… trong đó việc phun các loại phân sinh học khác nhau cũng là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng không nhỏđến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây su hào. Để thấy được sựảnh hưởng đó, tôi nghiên cứu ảnh hưởng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
một số loại phân sinh học đến các giai đoạn sinh trưởng chính của su hào trong hai vụ: vụ đông năm 2013 và vụ xuân 2014 tại Hà Nội, kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các loại phân sinh học tới thời gian sinh trưởng của cây su hào.
Công thức Thời gian sinh trưởng: Tính từ gieo hạt đến thu hoạch (ngày)
Cây con Hình thành củ Đạt kích thước TH
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 CT1 20 22 43 47 68 85 CT2 20 22 40 45 65 80 CT3 20 22 40 45 65 80 CT4 20 22 40 46 68 84 ĐC 20 22 42 47 68 83
• Giai đoạn vườn ươm:
Đối với cây su hào để đảm bảo cho cây con phát triển thuận lợi thì chúng ta cần phải gieo cây con tại vườn ươm trước. Khi cây con đạt tiêu chuẩn thì tiến hành đem trồng ra ruộng sản xuất. Khi có cây con đồng đều, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề thuận lợi cho cây phục hồi và phát triển tốt khi đem ra trồng tại ruộng sản xuất.
Qua Kết quả thu được ở bảng 3.12 cho thấy: Giai đoạn vườn ươm giao
động từ 20 trong vụ đông và 22 ngày trong vụ đông xuân. Qua đây có thể
nhận thấy yếu tố mùa vụảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng của cây su hào.
Đối với vụ đông do tiến hành gieo hạt vào tháng 10 khi đó nhiệt độ cao hơn, còn vụ xuân thì tiến hành gieo hạt vào tháng 12 khi đó nhiệt độ xuống thấp nên cây con phát triển chậm hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
• Thời gian từ trồng đến hình thành củ:
Đây là thời kỳ sinh trưởng rất quan trọng đối với cây. Nó đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn này cây tích lũy rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển thân lá chuẩn bị hình thành củ. Thời kỳ này bao gồm giai đoạn hồi xanh, giai
đoạn phát triển thân lá. Thời gian từ trồng đến hình thành củ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cho thu hoạch.
Kết quả thu được ở bảng 3.12 cho thấy: Thời gian từ trồng đến ra hoa dao động từ 20 - 25 ngày (Tức 40 đến 47 ngày sau khi gieo). Nói chung, việc sử dụng các loại phân bón sinh học khác nhau có tác động đến thời gian sinh trưởng của giai đoạn này. Trong thí nghiệm nay ở cả 2 mùa vụ thì sử dụng CT2 – Bio-plant + Pro-plant, CT3 – Bồ ĐỀ 688, CT4 - Vườn sinh thái, đều rút gắn thời gian bắt đầu hình thành củ của su hào so với CTĐC.
• Thời gian từ trồng đến thu hoạch:
Từ số liệu bảng 3.12 thấy thời gian từ trồng đến khi thu hoạch giao động từ 50 đến 55 ngày (Tức 70 đến 75 ngày sau khi gieo) đối với vụđông và từ 58
đến 63 ngày (Tức 80 đến 85 ngày sau khi gieo) đối với vụ đông xuân. Trong thí nghiệm nay ở cả 2 mùa vụ thì sử dụngCT2 – Bio-plant + Pro-plant, CT3 – BồĐỀ 688 cho thu hoạch sớm hơn đối chứng 5 ngày.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây su hào
Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái phản ánh một cách chân thực nhất sự sinh trưởng, phát triển của cây su hào, nó liên quan mật thiết tới các yếu tố kỹ thật, yếu tố ngoại cảnh và cấu trúc di truyền, là chỉ tiêu có mối quan hệ đến bố trí mật độ cây trồng trên đồng ruộng và ảnh hưởng khá lớn đến năng suất. Chiều cao cây phụ thuộc nhiều vào chăm sóc, nếu chăm sóc tốt chiều cao cây sẽ đạt mức tối ưu và ngược lại. Trong cùng một giống, những chếđộ chăm sóc khác nhau thì chiều cao cây cũng khác nhau. Khí nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến động thái tăng trưởng chiều cao cây su hào tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.13. Động thái tăng trưởng chiều cao cây su hào. CT
Động Thái tăng trưởng chiều cao (cm)
10 NST 20 NST 30 NST 40 NST Thu hoạch V1 V2 V1 V2 V1 V2 V1 V2 V1 V2 I 8,5 8,4 19 19,3 25,3 25,5 37,7a 36,3a 35,7a 35,5a II 11,3 11,2 21,3 20,7 27,6 27,6 41,1b 40,9b 38,9b 38,9b III 9,5 9,2 19,5 19,4 24,9 25,6 37a 36,3a 35,7a 35,7ab IV 11,7 11,3 21,3 20,7 27,3 27,3 40,3b 40,7b 38,4b 38,4b ĐC 11,5 11,5 20,1 19,7 27,4 27,3 40ab 39,9b 37,9b 37,6ab LSD0.05 2,49 2,27 2,06 2,04 CV% 3,4 3,8 2,9 4,9
Chiều cao cây chịu ảnh hưởng rất lớn của phân bón, điều kiện ngoại cảnh và chếđộ chăm sóc. Qua bảng 3.13 tôi nhận thấy rằng:
Ngay từ khi bắt đầu theo dõi các công thức thí nghiệm sau 10 ngày trồng thì tăng trưởng chiều cao của các công thức đã có sự khác biệt rõ ràng.
Ở mức ý nghĩa 95% thì CT2, CT4 và đối chứng tăng trưởng chiều cao tương
đối đồng đều nhau và cao CT1 và CT3. Kết quả qua những lần theo dõi sau 20 ngày, 30 ngày và 40 ngày sau trồng và trước lúc thu hoạch đều cho kêt quả
tương tựở cả hai vụ thí nghiệm.
Qua thí nghiệm tôi thấy được rằng xét về khả năng tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm thì CT2 – Bio-plant + Pro-plant, và CT4 – Vườn Sinh Thái có thể thay thếđược việc sử dụng phân hóa học theo phương thức bón phân chuyền thống. Còn việc sử dụng phân bón ở CT1 – WEHG và CT 3 – Bồ Đề 688 làm giảm chiều cao của cây su hào B40 so với công thức
đối chứng ở cả hai vụ thí nghiệm.
Xét về khả năng tăng trưởng chiều cao của của các công thức ở hai vụ
thí nghiệm đều cho kết quả tương tự nhau về mức độảnh hưởng của từng loại phân bón khác nhau. Tuy nhiên nhìn vào bảng 3.13 thấy được rằng mùa vụ thí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
nghiệm khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau ở tất cả
các công thức. Vụ 1 có khả năng tăng trưởng chiều cao nhanh hơn so với vụ
2. Sự khác biệt này có thể là do yếu tố ngoại cảnh của 2 vụ là khác nhau. Mà
ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ, ở vụ 1 thì nhiệt độ thích hợp cho cây su hào sinh trưởng. Còn vụ 2 nhiệt độ trung bình thấp, nhiều ngày nhiệt độ rét đậm làm cho cây su hào sinh trưởng chậm hơn.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân sinh học đến đến động thái ra lá cây su hào
Lá là bộ phận quan trọng của cây, làm nhiệm vụ quang hợp đồng thời làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng…Tổng số
lá là đặc điểm khá ổn định, có quan hệ chặt chẽ với đặc tính của giống và thời gian sinh trưởng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, sau khi lá thật mọc lên khỏi mặt đất, những lá thật bắt đầu mọc theo thứ tự thời gian. Số
lá là yếu tố di truyền của giống nhưng tốc độ ra lá lại chịu sự chi phối của kỹ thuật chăm sóc. Theo dõi tốc độ ra lá của thí nghiệm tôi thu được kết quả như bảng sau:
Bảng 3.14. Động thái ra lá cây su hào Công thức Số Lá (Lá) 10 NST 20NST 30NST Số lá CC V1 V2 V1 V2 V1 V2 V1 V2 CT1 6,6 6,4 10,4 10,2 12,5 12,2 13,2a 13,2a CT2 7,2 6,8 10,6 10,2 12,2 12,3 14,2a 14,0 a CT3 7,1 6,9 10,9 10,4 12,0 12,1 13,2a 13,1a CT4 6,8 6,7 11,0 10,3 12,4 12,3 13,8a 13,6 a ĐC 7,0 6,8 10,8 10,4 12 12,0 13,8a 13,3a LSD0.05 1,15 1,22 CV(%) 4,5 4,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy:
+ Vụ 1: Sự khác biệt về tốc độ ra lá giữa công thức đối chứng và các công thức sử dụng các loại phân bón sinh học không nhiều (không có ý nghĩa mức xác suất 95%). Nhận thấy tốc độ ra lá của CT2 – Bio-plant + Pro-plant và Vườn Sinh Thái (CT4) nhanh hơn so với công thức đối chứng và 2 công thức còn lại. Qua đây thấy được số lá trên cây phụ thuộc lớn vào đặc diểm của giống, nhưng khi sử dụng CT2 – Bio-plant + Pro-plant sẽ kéo dài tuổi thọ của lá so với công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm khác.
+ Tương tự như thí nghiệm ở vụ 1 thì trong vụ 2 Sự khác biệt về tốc độ
ra lá giữa công thức đối chứng và các công thức sử dụng các loại phân bón sinh học không nhiều ở giai đoạn từ trồng đến 30 ngày (không có ý nghĩa mức xác suất 95%). Nhận thấy tốc độ ra lá của các công thức được phun phân Bio- plant + Pro-plant (CT2) và Vườn Sinh Thái (CT4) nhanh hơn so với công thức đối chứng và 2 công thức còn lại. Tuy nhiên khi theo dõi đến khi số lá cuối cùng thì nhận thấy thời điểm này các lá đã bị già hóa lá gốc và lá non tăng trưởng chậm lại.
Qua bảng nhận thấy ở mức ý nghĩa 95%thì động thái của các công thức là không khác nhau. Công thức sử dụng CT2 – Bio-plant + Pro-plant có số lá trên cây cao nhất, tiếp đến là công thức sử dụng phân Vườn Sinh Thái (CT4). Qua đây thấy được số lá trên cây phụ thuộc lớn vào đặc điểm của giống, nhưng khi sử dụng phân Bio-plant + Pro-plant và Vườn Sinh Thái sẽ kéo dài tuổi thọ của lá so với công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm khác.
+ So sánh giữa vụ 1 và vụ 2 nhận thấy kết quả phản ánh tương tự nhau,