0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nội dung và phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY SU HÀO SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI HUYỆN BA VÌ HÀ NỘI (Trang 44 -44 )

2.3.1. Nội dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 34 

trồng trên giá thể trong hộp xốp và ngoài ruộng sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân sinh học. - Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các công thức thí nghiệm, - Đánh giá hàm lượng NO3-, hàm lượng đường, hàm lượng chất sơ

trong củ.

2.3.2. B trí thí nghim

Các thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB với 5 công thức và 3 lần nhắc lại.

+ Thí nghiệm 1: Trồng su hào trên giá thể trong hộp xốp tại vụ đông năm 2013.

+ Thí nghiệm 2: Trồng su hào ngoài ruộng sản xuất trong hai vụ: Vụ đông 2013 và vụđông xuân 2014.

* 5 công thức gồm:

CT1: Bón phân sinh học Wehg .

CT2: Bón phân sinh học Bio-plant và Pro-plant. CT3: Bón phân sinh học BồĐề 688.

CT4: Bón phân sinh học Vươn Sinh Thái.

CT ĐC: Bón phân rời truyền thống: N + P2O5 + K2O

Sơđồ thí nghim

Hàng rào bảo vệ Hàng rào bảo vệ CT1 CT3 ĐC CT2 CT4 Hàng rào bảo vệ CT2 CT4 CT1 CT3 ĐC ĐC CT2 CT3 CT4 CT1 Hàng rào bảo vệ + Thí nghiệm 1: Mỗi công thức 5 hộp xốp/lần nhắc. Tổng số hộp thí nghiệm là: 75 hộp xốp. + Thí Nghiệm 2: Diện tích ô thí nghiệm là 12m2 (3m x 4m). Tổng diện tích khu thí nghiệm là 180 m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 35 

2.3.3. Quy trình k thut canh tác

2.3.3.1. Thí nghiệm1:.

- Vật liệu:

+ Thí nghiệm được bố trí trong hộp xốp có kích thước dài x rộng x cao: 40 x 50 x 20 cm.

+ Giá thểđược phối trộn: 1/2 là đất màu + 1/2 trấu hun.

+ Phân nền: Trong thí nghiệm này sử dụng phân hữu cơ Sông Gianh với liều lượng 0,05kg trên hộp. Trộn đều với giá thể trước khi trồng cây.

* Thời vụ gieo:

+ Gieo hạt ngày 4/10/2013 + Trồng ngày 24/10/2013

+ Thu hoạch sau trồng 66 - 68 ngày.

* Phân bón cho 1 hộp xốp.

Trộn 0,05 kg phân hữu cơ sông Gianh với giá thể/hộp làm phân nền cho tất cả các công thức thí nghiệm.

• CTĐC: Bón phân rời truyền thống: 0,03 kg N + 0,05kg P2O5 + 0,02 kg K2O

+ Bón lót toàn bộ phân lân P2O5 + 1/3 đạm N + 1/3 Kali K2O.

+ Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 - 15 ngày bón 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp vun xới.

+ Bón thúc đợt 2: bón nốt số phân còn lại, bón sau lần 1 là 15 ngày. - CT1: Bón phân sinh học Wehg.

+ Phun Wehg vào đất trước khi trồng 7 ngày. Pha 0,05 lít Wehg với 5 lít nước Phun đều lên bề mặt giá thể.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

- Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 0,05 lít WEHG với 5 lít nước phun ướt đều bề mặt lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 36 

• CT2: Bón phân sinh học Bio-plant, Pro-plant:

+ Phun Bồ Đề 688 vào đất trước khi trồng 7 ngày. Pha 0,03 lít Bồ Đề

688 với 5 lít nước. Phun đều lên bề mặt giá thể.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

- Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 0,03 lít Bồ Đề 688 với 5 lít nước phun ướt đều bề mặt lá.

- Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 15 ngày.

• CT3: Bón phân sinh học BồĐề 688:

+ Bón lót: Dùng 0,05 lít Bio-plant pha với 5 lít nước phun ướt đều bề

mặt giá thể. Phun trước trồng 7 ngày.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng:

- Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 0,02 lít Bio-plant và 0,06 lít Pro- plant pha với 5 lít nước, phun đều trên lá.

- Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 15 ngày.

• CT4: Phun phân sinh học Vườn Sinh Thái:

+ Xử lý đất: Dùng 0,05 lít chế phẩm pha với 5 lít nước sạch phun đều bề mặt giá thể trước khi trồng. Phun trước trồng 7 ngày.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

- Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 0,03 ml chế phẩm với 5 lít nước, phun ướt đều bề mặt lá.

- Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 10 - 15 ngày.

* Kỹ thuật trồng:.

- Mỗi hộp xốp tiến hành trồng 4 cây, phân đều trên hộp.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

- Tưới nước: Không dùng nước bẩn, nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa được xử lý để tưới cho cây chỉ nên dùng nước phù sa hoặc giếng khoan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 37 

vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Tưới sao giữđược

độẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Vun xới: Xới xáo sau khi ra ngôi được 10 - 15 ngày kết hợp với bón thúc. Xới xáo giá thểđể giá thể không bị bí chặt và cắt tỉa những lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển thuận lợi, ngăn ngừa sâu bệnh.

- Sâu bệnh: Su hào là loại cây trồng nhiễm nhiều loại sâu bệnh nên phải chú ý một số sâu bệnh chính:Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ, đốm vòng lá... Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc

độc hại.

* Thu hoạch:

Đối với su hào trồng trong hộp xốp thì thời gian cho thu hoạch lâu hơn so với trồng su hào ở ruộng sản xuất. Sau trồng 66 – 68 ngày, củ su hào nây

đều thì tiến hành thu hoạch ngay, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh. Không làm dập nát, xây xước củ trong quá trình bảo quản và tiêu thụ.

2.3.3.2. Thí nghiệm 2.

* Thời vụ gieo:

Vụđông: + Gieo hạt ngày 4/10/2013 + Trồng ngày 24/10/2013

+ Thu hoạch sau trồng 50 ngày tức 15/12/2013 Vụđông xuân: + Gieo hạt 5/12/2013.

+ Trồng sau gieo 22 ngày tức 27/12/2013 + Thu hoạch sau trồng 60 - 65 ngày sau trồng. * Làm đất:

Chọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước. Nơi trồng rau phải xa nguồn nước thải, khu công nghiệp. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 60, cao 25cm, rãnh rộng 30cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 38 

* Phân bón cho ha:

- Bón lót toàn bộ 20 tấn/ha phân chuồng hoai mục cho tất cả các công thức thí nghiệm.

- CT ĐC: Bón phân rời truyền thống: 138 kg N + 100 kg P2O5 + 60 kg K2O + Bón lót: 100% lân + 1/3 đạm + 1/3 kali.

+ Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 - 15 ngày bón 1/3 đạm + 1/3 kali kết hợp vun xới.

+ Bón thúc đợt 2: bón nốt số phân còn lại, bón sau lần 1 là 15 ngày. - CT1: Bón phân sinh học Wehg:

+ Phun Wehg vào đất trước khi trồng 7 ngày. Pha 5 lít Wehg với 200 lít nước/ha (TL: 1/40). Phun đều lên bề mặt đất.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

• Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 5lít WEHG với 400 lít nước/ha (TL: 1/80) phun ướt đều bề mặt lá.

• Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 15 ngày. - CT2: Bón phân sinh học Bio-plant, Pro-plant:

+ Dùng 4.5 lít Bio-plant pha với 500 lít nước phun ướt đều bề mặt đất trước khi trồng 7 ngày.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

• Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 150 ml Bio-plant và 600 ml Pro-plant pha với 500 lít nước/ha, phun đều trên lá.

• Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 15 ngày. - CT3: Bón phân sinh học BồĐề 688.

+ Phun BồĐề 688 vào đất trước khi trồng 7 ngày. Pha 5 lít BồĐề 688 với 500 lít nước/ha. phun đều lên bề mặt đất.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

• Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 2.5 lít Bồ Đề 688 với 500 lít nước/ha (TL: 1/200) phun ướt đều bề mặt lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 39 

• Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 15 ngày. - CT4: Phun phân sinh học Vườn Sinh Thái:

+ Xử lý đất: Dùng 500 ml chế phẩm pha với 500 lít nước sạch phun đều xuống mặt luống, sau 2 – 3 ngày mới xuống giống.

+ Phun lên thân lá kích thích sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh:

• Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày: Pha 300 ml chế phẩm với 500 lít nước/ha, phun ướt đều bề mặt lá.

• Lần 2: Liều lượng như lần 1 và phun sau lần 1 là 10 - 15 ngày.

* Kỹ thuật trồng:

- Lượng hạt giống cần cho 1 ha: 0,35 – 0,4 kg.

- Gieo hạt trong vườn ươm, cây con được 18-20 ngày thì đem trồng .

- Trồng 2 hàng dọc trên luống với khoảng cách: 20 x 25cm (5.500/cây/sào). Các cây trên 2 hàng đơn của luống kép bố trí so le để tận dụng ánh sáng mặt trời.

- Sau khi trồng, Tiến hành che phủ ni lông để đảm bảo cho cây su hào phát triển thuận lợi nhất. Giảm chịu tác động do các điều kiện bất thuận (Mưa, nhiệt độ, sương muối...) của khí hậu và hạn chế cỏ dại...

- Lưu ý: Vì đây là giống ngắn ngày, dọc lá thẳng, ưa ẩm nên cần trồng mật độ dày và chú ý chăm sóc tốt ngay từđầu, thường xuyên giữẩm cho đồng ruộng (70 – 80 %).

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

- Tưới nước: Không dùng nước bẩn, nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa được xử lý để tưới cho cây chỉ nên dùng nước phù sa hoặc giếng khoan

để tưới cây. Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Tưới sao giữđược

độẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Vun xới: Xới xáo sau khi ra ngôi được 10 - 15 ngày kết hợp với bón thúc. Xới xáo để đất không bị bí chặt và cắt tỉa những lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển thuận lợi, ngăn ngừa sâu bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 40 

- Sâu bệnh: Su hào là loại cây trồng nhiễm nhiều loại sâu bệnh nên phải chú ý một số sâu bệnh chính:Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ, đốm vòng lá... Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc độc hại.

* Thu hoạch:

Sau trồng 45 – 48 ngày sau trồng trong vụ đông và 60 – 65 ngày sau trồng ở vụ đông xuân. Khi củ su hào nây đều thì tiến hành thu hoạch ngay, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh. Không làm dập nát, xây xước củ trong quá trình bảo quản và tiêu thụ.

2.3.4. Các ch tiêu theo dõi

1. Các chỉ tiêu sinh trưởng

+Thí nghiệm 1:

Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi ra ngôi cây giống vào hộp xốp. Theo dõi 10 cây/CT ở mỗi lần nhắc lại, lấy mỗi hộp xốp 2 cây theo đương chéo nhau.

Đối với chọn cây theo dõi chỉ tiêu diện tích lá tiến hành lấy ngẫu nhiên mỗi lần theo dõi 2 cây/công thức ở mỗi lần nhắc, ngoài các cây đang theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng khác.

+ Thí nghiệm 2:

Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi ra ngôi cây giống vào ô thí nghiệm. Theo dõi 10 cây/CT ở mỗi lần nhắc lại, lấy 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từ hàng đầu thứ 2 và cây thứ 5 đến cây thứ 9 từ cuối hàng thứ 3 của mỗi ô.

* Thời gian sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày) Phương pháp: Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm và đánh giá.

+) Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch.

+) Thời gian một giai đoạn sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi 50% số cây của ô thí nghiệm chuyển sang giai đoạn sinh trưởng mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 41 

* Động thái tăng trưởng chiều cao của cây

Phương pháp: Đo từ gốc sát mặt đất cho tới chỗ cao nhất của cây trên các cây. Theo dõi cho đến khi cây thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần.

* Động thái ra lá và số lá

Phương pháp: Đếm tổng số lá trên các cây đã đo chiều cao từ khi cây

được ra ngôi trồng đến khi thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần. * Động thái phát triển củ

Phương pháp: Đo đường kính củ với chiều cao củ trên cây đã đo chiều cao đo 4 thời điểm 30 ngày sau trồng, 40 ngày sau trồng, 50 ngày sau trồng và trước khi thu hoạch.

* Diện tích lá

Phương pháp: Chỉ số được xác định theo phương pháp cân ở ba giai

đoạn 30 ngày sau trồng, 40 ngày sau trồng và trước thu hoạch một tuần. + Thí nghiệm 1: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/hộp).

+ Thí nghiệm 2: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất).

2. Mc độ nhim sâu bnh

Phương pháp điều tra sâu bệnh hại: Sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT).

• Chỉ tiêu đánh giá bệnh hại

- Bệnh sương mai: tỷ lệ % cây bị bệnh và phân cấp bệnh hại ( 5 cấp bệnh) - Bệnh cháy bìa lá VK: theo phân cấp bệnh ( 5 cấp bệnh)

1. không bị bệnh < 1% diện tích lá bị hại 3. Nhẹ, từ 1 đến 5% diện tích lá nhiễm bệnh

5. Trung bình, >5 đến 25% diện tích lá nhiễm bệnh 7. Nặng, >25 đến 50% diện tích lá nhiễm bệnh 9. Rất nặng, >50% diện tích lá nhiễm bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 42 

• Chỉ tiêu đánh giá sâu hại

- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy: Điều tra đếm số con trên tất cả các cây trong hộp (đơn vị: con/hộp).

3. Các yếu t cu thành năng sut:

• Thí nghiệm 1:

+ Khối lượng TB củ (kg) = Tng khi lượng c theo dõi (kg) Tổng số củ theo dõi

+ Năng suất lý thuyết (kg/hộp) = Khối lượng trung bình/củ x Số củ/hộp. + Năng suất thực thu (kg/hộp) = Tổng khối lượng củ của các hộp xốp/số hộp. .

• Thí nghiệm 2:

+ Khối lượng TB củ (Kg) = Tng khi lượng c theo dõi (kg) Tổng số củ theo dõi

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình/củ x Số củ/ha

+ Năng suất thực thu (tấn/ha) =

Khối lượng củ của ô thí nghiệm (kg) x 10 DT ô thí nghiệm (m2)

4. Chỉ tiêu chất lượng:

Sử dụng máy phân tích tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của công ty giống cây trồng Trung Ương cơ sở Đông Quang – Ba Vì – Hà Nội để phân tích hàm lượng các chất có trong củ su hào:

+ Hàm lượng Cellulose. + Hàm lượng đường tổng số. + Hàm lượng NO3-.

6. Hiu qu kinh tế (RAVC)

- Phương pháp: Tính theo công thức:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 43 

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được của các thí nghiệm được xử lý thống kê theo phương

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY SU HÀO SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI HUYỆN BA VÌ HÀ NỘI (Trang 44 -44 )

×