1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
+Thí nghiệm 1:
Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi ra ngôi cây giống vào hộp xốp. Theo dõi 10 cây/CT ở mỗi lần nhắc lại, lấy mỗi hộp xốp 2 cây theo đương chéo nhau.
Đối với chọn cây theo dõi chỉ tiêu diện tích lá tiến hành lấy ngẫu nhiên mỗi lần theo dõi 2 cây/công thức ở mỗi lần nhắc, ngoài các cây đang theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng khác.
+ Thí nghiệm 2:
Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi ra ngôi cây giống vào ô thí nghiệm. Theo dõi 10 cây/CT ở mỗi lần nhắc lại, lấy 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từ hàng đầu thứ 2 và cây thứ 5 đến cây thứ 9 từ cuối hàng thứ 3 của mỗi ô.
* Thời gian sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày) Phương pháp: Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm và đánh giá.
+) Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch.
+) Thời gian một giai đoạn sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi 50% số cây của ô thí nghiệm chuyển sang giai đoạn sinh trưởng mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
* Động thái tăng trưởng chiều cao của cây
Phương pháp: Đo từ gốc sát mặt đất cho tới chỗ cao nhất của cây trên các cây. Theo dõi cho đến khi cây thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần.
* Động thái ra lá và số lá
Phương pháp: Đếm tổng số lá trên các cây đã đo chiều cao từ khi cây
được ra ngôi trồng đến khi thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần. * Động thái phát triển củ
Phương pháp: Đo đường kính củ với chiều cao củ trên cây đã đo chiều cao đo 4 thời điểm 30 ngày sau trồng, 40 ngày sau trồng, 50 ngày sau trồng và trước khi thu hoạch.
* Diện tích lá
Phương pháp: Chỉ số được xác định theo phương pháp cân ở ba giai
đoạn 30 ngày sau trồng, 40 ngày sau trồng và trước thu hoạch một tuần. + Thí nghiệm 1: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/hộp).
+ Thí nghiệm 2: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất).
2. Mức độ nhiễm sâu bệnh
Phương pháp điều tra sâu bệnh hại: Sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT).
• Chỉ tiêu đánh giá bệnh hại
- Bệnh sương mai: tỷ lệ % cây bị bệnh và phân cấp bệnh hại ( 5 cấp bệnh) - Bệnh cháy bìa lá VK: theo phân cấp bệnh ( 5 cấp bệnh)
1. không bị bệnh < 1% diện tích lá bị hại 3. Nhẹ, từ 1 đến 5% diện tích lá nhiễm bệnh
5. Trung bình, >5 đến 25% diện tích lá nhiễm bệnh 7. Nặng, >25 đến 50% diện tích lá nhiễm bệnh 9. Rất nặng, >50% diện tích lá nhiễm bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
• Chỉ tiêu đánh giá sâu hại
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy: Điều tra đếm số con trên tất cả các cây trong hộp (đơn vị: con/hộp).
3. Các yếu tố cấu thành năng suất:
• Thí nghiệm 1:
+ Khối lượng TB củ (kg) = Tổng khối lượng củ theo dõi (kg) Tổng số củ theo dõi
+ Năng suất lý thuyết (kg/hộp) = Khối lượng trung bình/củ x Số củ/hộp. + Năng suất thực thu (kg/hộp) = Tổng khối lượng củ của các hộp xốp/số hộp. .
• Thí nghiệm 2:
+ Khối lượng TB củ (Kg) = Tổng khối lượng củ theo dõi (kg) Tổng số củ theo dõi
•
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình/củ x Số củ/ha
•
+ Năng suất thực thu (tấn/ha) =
Khối lượng củ của ô thí nghiệm (kg) x 10 DT ô thí nghiệm (m2)
4. Chỉ tiêu chất lượng:
Sử dụng máy phân tích tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của công ty giống cây trồng Trung Ương cơ sở Đông Quang – Ba Vì – Hà Nội để phân tích hàm lượng các chất có trong củ su hào:
+ Hàm lượng Cellulose. + Hàm lượng đường tổng số. + Hàm lượng NO3-.
6. Hiệu quả kinh tế (RAVC)
- Phương pháp: Tính theo công thức:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43