- Ngày 23/4/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 1190/QĐ-UBND về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, nội dung qui hoạch phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được nghiên cứu, xác định, đề cập rõ, chi tiết cả về mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển, giải pháp thực hiện; nội dung qui hoạch phát triển chăn nuôi nêu trên phù hợp với chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh được đề cập trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI và cơ bản đang phù hợp với tình hình thực tế phát triển ngành chăn nuôi hiện nay của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm bố trí, qui hoạch một phần quĩ đất ở xa khu dân cư, dễ cách ly, bảo đảm vệ sinh môi trường để phát triển các khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; dành quĩ đất hợp lý để trồng cỏ, cây thức ăn, bãi chăn thả cho việc phát triển đàn gia súc, gia cầm của địa phương.
- Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường của từng địa phương cụ thể.
- Sau khi đã lập quy hoạch và được phê duyệt cần xây dựng kế hoạch di chuyển các trang trại, gia trại đang hoạt động nằm sát hoặc xen kẽ trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vào khu vực quy hoạch cách xa khu dân cư.
- Trên cơ sở đổi điền, dồn thửa, quy hoạch lại đất ruộng, thực hiện kế hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất thích hợp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng có sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao và hướng mạnh cho xuất khẩu.
63
- Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò... sang phát triển chăn nuôi trang trại.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung. Hạn chế và dừng hoạt động của các cơ sở chăn nuôi lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại vừa và nhỏ: Tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển chăn nuôi, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi, nhất là địa bàn các huyện miền núi có điều kiện chăn nuôi đại gia súc. Trong quy hoạch cần chú ý đến giải quyết vấn đề xử lý môi trường ở các khu trang trại chăn nuôi;
- Đối với vùng đồng bằng tập trung chỉ đạo phát triển mô hình chăn nuôi lợn ngoại gắn với các xí nghiệp chế biến. Chú trọng quy hoạch để dành đất cho chăn nuôi trâu, bò; cho xây dựng các trang trại quy mô lớn và đầu tư các công trình xử lý chất thải chăn nuôi.
4.2.2. Giải pháp quản lý nhà nước
- Cùng với các chính sách huy động sức đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi, đề nghị UBND tỉnh tăng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến;
- Căn cứ Văn bản số 576/UBND-NN ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng cho kinh tế trang trại, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ các quy định của pháp luật và Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 02/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về: điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy CNQSD đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân; thẩm định hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho kinh tế trang trại của tổ chức trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đôn đốc các xã, phường, thị trấn và phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc rà soát và lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại;
- Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày
64
30/12/2005 của Bộ Tài Chính, UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ về nguồn vốn, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung;
- Căn cứ Quyết định số 2668/2001/QĐ-UB ngày 9/10/2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010;
- Căn cứ Quyết định số: 4101/2005/QĐ - UBND, ngày 30/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006 – 2010;
- Căn cứ Quyết định số 3978/2009/QĐ-UBND, ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010 – 2012;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn về thực hiện nội dung các chính sách nêu trên. Quy định rõ trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; tránh gây phiền hà cho đối tượng được hỗ trợ; hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng trang trại và kinh phí hỗ trợ cho từng huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ thực tế về qui mô, tình hình tổ chức chăn nuôi của các trang trại và các qui định hiện hành tiến hành xem xét, đề nghị UBND tỉnh mức hỗ trợ kinh phí cho từng trang trại. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện để đề xuất HĐND huyện ban hành chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của huyện; đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện;
- Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn; chủ trang trại/gia trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng;
- Thực hiện chính sách cho người chăn nuôi vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất của vật nuôi (theo tinh thần Nghị quyết 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước);
- Thực hiện chính sách không thu thuế trong 5 năm đầu đối với tổ chức, cá nhân đầu tư cho chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (theo tinh thần Nghị định 51/1999/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước);
65
- Có chính sách hỗ trợ xúc tiến thành lập Quỹ dự trữ về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quỹ bảo hiểm vật nuôi của tỉnh;
- Miễn giảm các loại thuế, phí đối với các trang trại, thực hiện tốt công tác BVMT. Khuyến khích các trang trại đầu tư nâng cấp các công trình xử lý chất thải chăn nuôi;
- Có chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí để các chủ trang trại/gia trại đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường;
- Yêu cầu chủ trang trại/gia trại trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận;
- Yêu cầu chủ trang trại thực hiện đầy đủ các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận;
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT đối với từng trang trại, gia trại chăn nuôi để từ đó phát hiện ra các vi phạm, các quy định về BVMT và kiên quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm, tránh tình trạng khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mới tiến hành xử lý;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh phòng dịch của các trang trại/gia trại;
- Mở các lớp tập huấn về công tác BVMT, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại, gia trại;
- Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường, đây là một vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi địa phương. Suy thoái môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ của chính bản thân từng người dân, từ đó từng người dân sẽ nâng cao ý thức về BVMT và tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động BVMT;
- Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi để các chủ trang trại/gia trại có cơ hội giao lưu, học hỏi về kinh nghiệm chăn nuôi cũng như công tác xử lý môi trường. Nâng cao vai trò của các hiệp hội trong công tác xử lý môi trường;
- Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
66
4.2.3. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật
Để phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng bền vững đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Vì vậy, để giảm thiểu tác động đến môi trường do các trang trại/gia trại gây ra, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích về khoa học, kỹ thuật:
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng KH&CN trong xử lý môi trường ở các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như: Nghiên cứu những vấn đề bất cập trong việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas, chế phẩm sinh học, mô hình VAC,...) để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp;
- Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản, lựa chọn và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với quy mô điều kiện kinh tế của các trang trại, gia trại và điều kiện tự nhiên của từng vùng;
- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, quản lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại/ gia trại:
Giới thiệu các công nghệ xử lý chất thải đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới: Mô hình hầm biogas, hầm biogas, đệm lọc sinh học, ..và cách sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi trang trại: Chế phẩm EM, Chế phẩm sinh học SEMRS-02, Chế phẩm Enchoice,...;
Hướng dẫn cho các chủ trang trai/gia trại lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với quy mô, loại hình trang trại/gia trại, điều kiện kinh tế và điều kiện địa lý của từng vùng, từng địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất về chi phí xây dựng, xử lý chất thải trang trại; Hướng dẫn cách vận hành, bảo dơưỡng và vệ sinh các công trình xử lý chất thải chăn nuôi;
Kiểm soát và khống chế tốt các loại dịch bệnh như: Lở mồm, long móng, tai xanh, dịch tả và dịch cúm gia cầm ;
Lựa chọn các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm có kháng thể cao, chống chịu tốt trong các điều kiện ngoại cảnh bất lợi;
- Xây dựng các mô hình trang trại/gia trại có công nghệ xử lý chất thải điển hình từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh.
- Tổ chức tham quan học tập cho các chủ trang trại/gia trại tại các địa phương có các mô hình, công nghệ xử lý chất thải trang trại điển hình, làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải vật nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô sản xuất khác nhau.
- Khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học về các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.
67
4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp với tỉnh Thanh Hoá
4.3.1. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
Tuỳ theo mục đích sử dụng phân gia súc, gia cầm mà chủ trang trại, gia trại có những lựa chọn công nghệ khác nhau:
4.3.1.1. Ủ phân
Đối với các trang trại, gia trại sử dụng phân gia súc, gia cầm để làm phân bón thì nên lựa chọn phương pháp ủ phân. (chi tiết tại phần 1.3.1.1)
3.4.1.2. Sử dụng công nghệ khí sinh học biogas
Đối với các trang trại, gia trại muốn tận dụng chất thải chăn nuôi để thu hồi khí biogas, phục vụ sinh hoạt và sản xuất thì nên lựa chọn công nghệ khí sinh học biogas.(chi tiết tại phần 1.3.1.2)
3.4.1.3. Sử dụng đệm lót sinh thái vào mùa đông
Chất thải rắn được xử lý triệt để, không có nước thải, mùi hôi giảm ở mức tối đa.(chi tiết tại phần 1.3.1.3).
4.3.2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
4.3.2.1. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải đạt hiệu quả cao
Từ tài liệu nghiên cứu và thực tế điều tra, chúng tôi đề xuất một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi đạt hiệu quả cao như sau:
a. Công nghệ biogas kết hợp bể yếm khí, hồ sinh học và bể khử trùng
Hình 4.1. Sơ đồ Công nghệ biogas kết hợp bể yếm khí, hồ sinh học và bể khử trùng
Tách một phần dòng nước thải có mức độ ô nhiễm thấp hơn đưa vào bể yếm khí để xử lý. Phần còn lại cùng với phân thải được đưa về hầm biogas. Tại hầm biogas diễn ra quá trình lên men các chất hữu cơ tạo thành khí mêtan và các khí khác.
Nước thải từ khu chuồng trại
chăn nuôi Hầm biogas Bể yếm khí Bể khử trùng nước Tách một phần nước thải Hồ sinh học Tiêu thoát
68
Nước thải sau khi xử lý trong hầm biogas được đưa sang bể yếm khí, nước thải sau bể yếm khí được dẫn qua hồ sinh học để tiếp tục quá trình xử lý. Cuối cùng được dẫn sang bể khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường.
Phạm vi áp dụng: Xử lý nước thải chăn nuôi theo sơ đồ này được sử dụng cho các trang trại/gia trại có diện tích mặt bằng lớn.
b. Công nghệ biogas kết hợp bể Aeroten cao tải, bể lắng và bể khử trùng
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ biogas kết hợp bể Aeroten cao tải, bể lắng và bể khử trùng
Tách một phần dòng nước thải có mức độ ô nhiễm thấp hơn đưa vào bể aeroten để xử lý. Phần còn lại cùng với phân thải được đưa về hầm biogas để xử lý. Nước thải sau hầm biogas được đưa sang bể xử lý Aeroten, đây là quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Nước sau khi xử lý trong bể Aeroten được