trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả đã xây dựng kết hoạch điều tra và lập 2 mẫu phiếu phiếu điều tra: Mẫu B1 phiếu điều tra thực trạng chăn nuôi và công tác BVMT của các chủ trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Mẫu B2 phiếu điều tra ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đến môi trường xung quanh.
Tác giả đã phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa, Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố cùng các cán bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh tiến hành thực hiện điều tra qua kỹ thuật phỏng vấn, cách đặt câu hỏi (theo nội dung câu hỏi soạn sẵn) tìm hiểu ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại, gia trại đến môi trường xung quanh; mức độ ô nhiễm môi trường do các trang trại, gia trại chăn nuôi gây ra; nắm bắt được chế độ quản lý, quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bằng các chế phẩm sinh học và các giải pháp kỹ thuật khác của các trang trại, gia trại, kết quả điều tra:
- Mẫu B1: Điều tra, khảo sát toàn bộ các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) trên địa bàn toàn tỉnh với quy mô: đối với trâu, bò từ 10 con trở lên; lợn từ 20 con trở lên và gia cầm từ 300 con trở lên (đại diện cho các huyện, thị xã, thành phố; quy mô chăn nuôi; loại hình vật nuôi và có áp dụng, không áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi), (Thực tế điều tra 1.773 phiếu).
- Mẫu B2: Điều tra ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đến môi trường xung quanh tại 1 hộ dân gần nhất/1 trang trại, gia trại được lựa chọn điều tra (Thực tế điều tra 253 phiếu).