Thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

2.1. Điều tra thực trang chất thải chăn nuôi tại các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tác giả đã xây dựng kết hoạch điều tra và lập 2 mẫu phiếu phiếu điều tra: Mẫu B1 phiếu điều tra thực trạng chăn nuôi và công tác BVMT của các chủ trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Mẫu B2 phiếu điều tra ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đến môi trường xung quanh.

Tác giả đã phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa, Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã, thành phố cùng các cán bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh tiến hành thực hiện điều tra qua kỹ thuật phỏng vấn, cách đặt câu hỏi (theo nội dung câu hỏi soạn sẵn) tìm hiểu ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại, gia trại đến môi trường xung quanh; mức độ ô nhiễm môi trường do các trang trại, gia trại chăn nuôi gây ra; nắm bắt được chế độ quản lý, quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bằng các chế phẩm sinh học và các giải pháp kỹ thuật khác của các trang trại, gia trại, kết quả điều tra:

- Mẫu B1: Điều tra, khảo sát toàn bộ các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) trên địa bàn toàn tỉnh với quy mô: đối với trâu, bò từ 10 con trở lên; lợn từ 20 con trở lên và gia cầm từ 300 con trở lên (đại diện cho các huyện, thị xã, thành phố; quy mô chăn nuôi; loại hình vật nuôi và có áp dụng, không áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi), (Thực tế điều tra 1.773 phiếu).

- Mẫu B2: Điều tra ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi từ các trang trại/gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đến môi trường xung quanh tại 1 hộ dân gần nhất/1 trang trại, gia trại được lựa chọn điều tra (Thực tế điều tra 253 phiếu).

2.2. Thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, vùng miền được chia một cách khá rõ rệt: Đồng bằng, miền núi và trung du, miền ven biển.

- Ven biển bao gồm 6 huyện, thị xã: Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia và Thị xã Sầm Sơn;

37

- Đồng bằng bao gồm 10 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Thanh Hoá, Huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Nông Cống, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hà Trung, Đông Sơn, Thiệu Hoá và thị xã Bỉm Sơn;

- Miền núi và trung du gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành.

Theo kết quả điều tra, thống kê số lượng gia súc, gia cầm tại 1.773 trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số trang trại, gia trại được điều tra phân loại theo diện tích có cơ cấu theo vùng miền như sau:

Bảng 2.1. Phân loại các trang trại, gia trại đƣợc điều tra theo diện tích

TT Tiêu chí phân loại

Vùng, miền Đồng bằng Trung du và miền núi Ven biển Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Tổng 924 162 687 1 ≤1.000 m2 211 22,8 41 25,3 279 40,6 2 1.000-5.000 m2 308 33,3 63 38,9 240 34,9 3 ≥5.000 m2 405 43,8 58 35,8 168 24,5 Theo số liệu thực tế điều tra, đồng bằng có tổng số trang trại, gia trại là 924 chiếm tỉ lệ lớn nhất (52,1%); miền núi và trung du có 162 trang trại, gia trại chiếm tỉ lệ thấp nhất (9,1%); ven biển có 687 trang trại, gia trại chiếm 38,8%.

Đối với đồng bằng: tỉ lệ các trang trại, gia trại có diện tích lớn hơn 5.000m2 chiếm tỉ lệ cao nhất (43,8%), tiếp đến là các trang trại, gia trại có diện từ 1.000-5.000 m2 chiếm tỉ lệ 33,3%, thấp nhất là các trang trại, gia trại có diện tích nhỏ hơn 1.000m2 chiếm tỉ lệ 22,8%.

Miền núi và trung du: tỉ lệ các trang trại, gia trại có diện tích từ 1.000- 5.000 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất (38,9%), tiếp đến là các trang trại, gia trại có diện tích lớn hơn 5.000 m2 chiếm tỉ lệ 35,8%, thấp nhất là các trang trại, gia trại có diện tích nhỏ hơn 1.000 m2 chiếm tỉ lệ 25,3%.

Vùng ven biển thì ngược lại với đồng bằng: tỉ lệ các trang trại, gia trại có diện tích chăn nuôi nhỏ hơn 1.000 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất 40,6%, tiếp đến là các trang trại, gia trại có diện tích từ 1.000-5.000 m2 chiếm tỉ lệ 34,9%, thấp nhất là các trang trại, gia trại có diện tích trên 5.000 m2 chiếm tỉ lệ 24,5%.

38

Như vậy, ngành chăn nuôi tại tỉnh Thanh Hoá có hướng thay đổi từ chăn nuôi nhỏ, phân tán là chính sang hướng chăn nuôi trang trại tập trung. Từ quy mô về diện tích nhỏ bé sang trang trại chăn nuôi tập trung với diện tích tương đối lớn. Trang trại, gia trại có diện tích lớn, đủ điều kiện để xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, phù hợp với hướng sản xuất hàng hoá, phát triển chăn nuôi bền vững.

Theo quy mô về vật nuôi điều tra của đề tài có 253 trang trại và 1.520 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các trang trại, gia trại chăn nuôi theo loại hình vật nuôi như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp các trang trại, gia trại đƣợc điều tra theo quy mô, loại hình vật nuôi

TT Phân loại Vùng miền Đồng bằng Trung du và miền núi Ven biển Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Số T.trại g.trại Tỉ lệ (%) Tổng 924 162 687 1 Trang trại: 140 11 102 Trâu bò: 1 0,7 3 27,3 2 1,9 Lợn: 70 50,0 3 27,3 61 59,8 Gia cầm: 20 14,3 0 0 27 26,5 Tổng hợp 49 35,0 5 45,4 12 11,8 2 Gia trại: 784 151 585 Trâu bò: 34 4,3 26 17,2 6 1,0 Lợn: 242 30,9 45 29,8 314 53,7 Gia cầm: 168 21,4 6 4,0 120 20,5 Tổng hợp 340 43,4 74 49,0 145 24,8

Theo Thông tư 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê thì các trang trại, gia trại được chia thành 2 nhóm với quy mô đàn cụ thể như sau:

Nhóm 1 (Nhóm trang trại) có quy mô trâu, bò sinh sản, lấy sữa có

thường xuyên từ 10 con trở lên; lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi lợn nái có thường xuyên từ 20 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa). Chăn nuôi gia cầm: gà, ngan, vịt, ngỗng,...có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

39

Nhóm 2 (Nhóm gia trại) có quy mô về tổng đàn nhỏ hơn số lượng trang

trại nêu trên.

Thực tế điều tra ở 1.773 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh:

- Số trang trại đã điều tra là 253. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trâu, bò là 6 chiếm 2,4% tổng số trang trại (đồng bằng 1; miền núi và trung du 2, ven biển 3);

+ Lợn là 134 chiếm 53% số trang trại (đồng bằng 70; miền núi và trung du 3, ven biển 61);

+ Gia cầm 47 chiếm 18,6% số trang trại(đồng bằng 20; miền núi và trung du 0, ven biển 27);

+Tổng hợp 66 chiếm 26% số trang trại (đồng bằng 49; miền núi và trung du 5, ven biển 12).

- Số gia trại đã điều tra là 1.520, Trong đó:

+ Trâu bò là 66 chiếm 4,3% số gia trại (đồng bằng: 34; miền núi và trung du: 26, ven biển: 6);

+ Lợn là 601 chiếm 39,5% số gia trại(đồng bằng: 242; miền núi và trung du: 45, ven biển: 314);

+ Gia cầm 294 chiếm 19,3% số gia trại (đồng bằng:168; miền núi và trung du: 6, ven biển: 120);

+ Tổng hợp 559 chiếm 36,8% số gia trại (đồng bằng: 340; miền núi và trung du: 74, ven biển: 145).

Có trang trại tập trung thì mới có điều kiện đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mới tạo ra được sản phẩm hàng hoá có chất lượng, thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, tình hình chăn nuôi ở tỉnh ta đã có những bước tiến đáng kể, đã hình thành khá nhiều các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, có quy mô vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, theo số liệu điều tra thực tế từ 1.773 trang trại, gia trại thì số lượng trang trại chiếm 14,3% tổng số trang trại, gia trại điều tra. Tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, mang tính tự phát còn chiếm phần lớn (tổng số gia trại chiếm 85,7% tổng số trang trại, gia trại điều tra). Như vậy, số lượng các trang trại theo số liệu thực tế điều tra là rất ít trong khi Nhà nước cũng như tỉnh Thanh Hoá đã có những biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nguyên nhân do ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, ngoài việc giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao, lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh, thị trường không ổn định, dịch bệnh xảy ra nhiều đã gây bất lợi cho ngành chăn nuôi.

40

Đồng bằng có tỉ lệ các trang trại chăn nuôi lợn cao nhất (50%), trang trại trâu bò chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,7%). Đối với gia trại, chăn nuôi tổng hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (43,3%), chăn nuôi trâu bò cũng chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,3%).

Miền núi và trung du có tỉ lệ trang trại và gia trại chăn nuôi tổng hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (trang trại 45,4%, gia trại 49 %), còn chăn nuôi gia cầm chiếm tỉ lệ thấp nhất (trang trại 0%, gia trại 4,0%).

Ven biển có tỉ lệ trang trại và gia trại lợn chiếm tỉ lệ cao nhất (trang trại 59,8%, gia trại 53,7%), chăn nuôi trâu bò cũng chiếm tỉ lệ thấp nhất (trang trại 1,9%, gia trại 1,0%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)