+ Số lượng: Có 17/50 trang trại/gia trại, tương đương 34%; (15 trang trại và 2 gia trại)
+ Hiệu quả:
Bảng 3.4. Tổng hợp các trang trại, gia trại sử dụng hầm biogas kết hợp ao sinh học xử lý nƣớc thải có nƣớc thải vƣợt TCCP
theo các chỉ tiêu phân tích
TT Chỉ tiêu phân tích Tổng (17) Trang trại (15) Gia trại (2)
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 pH 0 0 0 0 0 0 2 COD 15 88,2 14 93,3 1 50 3 BOD5 15 88,2 14 93,3 1 50 4 SS 15 88,2 14 93,3 1 50 5 NH4+ (tính theo N) 2 11,8 2 13,3 0 0 6 Tổng N 2 11,8 2 13,3 0 0 7 Tổng P 6 35,3 6 40 0 0 8 Coliform 17 100 15 100 2 100 Nhận xét:
59
Hầu hết nước thải sau hệ thống hầm biogas kết hợp ao sinh học xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại, gia trại thải ra môi trường bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu COD (88,2%), BOD5(88,2%), SS (88,2%) và Coliform (100%).
Nguyên nhân: Sử dụng phương pháp hầm biogas để xử lý chất thải chăn
nuôi chỉ xử lý được phân thải, nước sau hầm biogas vẫn có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao được đưa về ao sinh học để tiếp tục xử lý. ao sinh học chỉ xử lý được nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm thấp, không xử lý được coliform.
Hình 3.3. Hệ thống Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE và ao sinh học tại Trang trại lợn gia đình bà Nguyễn Thị Vệ - xã Đông Hoà, huyện
Đông Sơn
3.2.4. Phương pháp đệm lót sinh học
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, có 01 đơn vị đang áp dụng thử nghiệm là Công ty Cổ phần đầu tư Nông nghiệp Yên Định.
Công nghệ này khó áp dụng vào mùa khô nóng, nếu không tiến hành tắm, giải nhiệt cho gia súc thì nguy cơ gia súc bị bệnh sẽ rất cao. Tại thời điểm tiến hành lấy mẫu môi trường, Công ty Cổ phần đầu tư Nông nghiệp Yên Định không sử dụng phương pháp này.
Hình 3.4. Chồng nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh thái để xử lý phân, nƣớc tiểu
60
3.3. Các loại hình xử lý khí thải
Các giải pháp xử lý khí thải phát sinh từ các trang trại, gia trại chủ yếu là khâu dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi, lắp đặt quạt hút gió và phun hoá chất khử trùng, khử mùi Haniodine 10%, chế phẩm sinh học EM, Enchoice,...
Giải pháp sử dụng đệm lót sinh thái, ngoài là phương pháp xử lý chất thải rắn, nước thải đồng thời còn là giải pháp xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Hầu hết, các trang trại, gia trại chưa áp dụng các biện pháp trên triệt để dẫn đến chất lượng không khí khu vực xung quanh trang trại/gia trại bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu NH3 và H2S.
Tại 50 trang trại, gia trại tiến hành khảo sát, đo đạc phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh trang trại thì tỷ lệ bị ô nhiễm bởi khí NH3 chiếm 86%, khí H2S chiếm 50%.
61
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG Ở CÁC TRANG TRẠI, GIA TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.1. Các văn bản của Nhà nƣớc đang có hiệu lực quy định về bảo vệ môi trƣờng và quy trình chăn nuôi an toàn sinh học môi trƣờng và quy trình chăn nuôi an toàn sinh học
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 28/2/2008 của Chính Phủ về sủa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Quy định điều kiện chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học).
- Thông tư số 69/2000/TTLT- BNN-TCTK ngày 23/6/200 của Liên Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
- Quyết định Số 166/2001/QĐ - TTg và Quyết định 167/2001/QĐ - TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách chăn nuôi lợn hướng nạc và bò sữa, giai đoạn 2001 - 2010;
- Nghị quyết 06/NQ - TU ngày 25/8/2003 của Ban chấp hành Tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thời kỳ 2003 - 2010;
- Nghị quyết số 32/2005/NQ - HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, khoá XV, kỳ họp thứ 5 về việc: " Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006 - 2010 ".
62
- Quyết định số 4101/2005/QĐ - UBND Thanh Hoá ngày 30/12/2005 về ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006 – 2010.
4.2. Giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng ở các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những giải pháp quản lý cần tập trung vào những vấn đề như sau:
4.2.1. Giải pháp quy hoạch, kế hoạch
- Ngày 23/4/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 1190/QĐ-UBND về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, nội dung qui hoạch phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được nghiên cứu, xác định, đề cập rõ, chi tiết cả về mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển, giải pháp thực hiện; nội dung qui hoạch phát triển chăn nuôi nêu trên phù hợp với chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh được đề cập trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI và cơ bản đang phù hợp với tình hình thực tế phát triển ngành chăn nuôi hiện nay của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm bố trí, qui hoạch một phần quĩ đất ở xa khu dân cư, dễ cách ly, bảo đảm vệ sinh môi trường để phát triển các khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; dành quĩ đất hợp lý để trồng cỏ, cây thức ăn, bãi chăn thả cho việc phát triển đàn gia súc, gia cầm của địa phương.
- Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường của từng địa phương cụ thể.
- Sau khi đã lập quy hoạch và được phê duyệt cần xây dựng kế hoạch di chuyển các trang trại, gia trại đang hoạt động nằm sát hoặc xen kẽ trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vào khu vực quy hoạch cách xa khu dân cư.
- Trên cơ sở đổi điền, dồn thửa, quy hoạch lại đất ruộng, thực hiện kế hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất thích hợp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng có sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao và hướng mạnh cho xuất khẩu.
63
- Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò... sang phát triển chăn nuôi trang trại.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung. Hạn chế và dừng hoạt động của các cơ sở chăn nuôi lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại vừa và nhỏ: Tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển chăn nuôi, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi, nhất là địa bàn các huyện miền núi có điều kiện chăn nuôi đại gia súc. Trong quy hoạch cần chú ý đến giải quyết vấn đề xử lý môi trường ở các khu trang trại chăn nuôi;
- Đối với vùng đồng bằng tập trung chỉ đạo phát triển mô hình chăn nuôi lợn ngoại gắn với các xí nghiệp chế biến. Chú trọng quy hoạch để dành đất cho chăn nuôi trâu, bò; cho xây dựng các trang trại quy mô lớn và đầu tư các công trình xử lý chất thải chăn nuôi.
4.2.2. Giải pháp quản lý nhà nước
- Cùng với các chính sách huy động sức đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi, đề nghị UBND tỉnh tăng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến;
- Căn cứ Văn bản số 576/UBND-NN ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng cho kinh tế trang trại, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ các quy định của pháp luật và Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 02/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về: điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy CNQSD đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân; thẩm định hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho kinh tế trang trại của tổ chức trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đôn đốc các xã, phường, thị trấn và phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc rà soát và lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại;
- Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày
64
30/12/2005 của Bộ Tài Chính, UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ về nguồn vốn, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung;
- Căn cứ Quyết định số 2668/2001/QĐ-UB ngày 9/10/2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010;
- Căn cứ Quyết định số: 4101/2005/QĐ - UBND, ngày 30/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ 2006 – 2010;
- Căn cứ Quyết định số 3978/2009/QĐ-UBND, ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010 – 2012;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn về thực hiện nội dung các chính sách nêu trên. Quy định rõ trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; tránh gây phiền hà cho đối tượng được hỗ trợ; hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng trang trại và kinh phí hỗ trợ cho từng huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ thực tế về qui mô, tình hình tổ chức chăn nuôi của các trang trại và các qui định hiện hành tiến hành xem xét, đề nghị UBND tỉnh mức hỗ trợ kinh phí cho từng trang trại. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện để đề xuất HĐND huyện ban hành chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của huyện; đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện;
- Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn; chủ trang trại/gia trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng;
- Thực hiện chính sách cho người chăn nuôi vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất của vật nuôi (theo tinh thần Nghị quyết 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước);
- Thực hiện chính sách không thu thuế trong 5 năm đầu đối với tổ chức, cá nhân đầu tư cho chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (theo tinh thần Nghị định 51/1999/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước);
65
- Có chính sách hỗ trợ xúc tiến thành lập Quỹ dự trữ về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quỹ bảo hiểm vật nuôi của tỉnh;
- Miễn giảm các loại thuế, phí đối với các trang trại, thực hiện tốt công tác BVMT. Khuyến khích các trang trại đầu tư nâng cấp các công trình xử lý chất thải chăn nuôi;
- Có chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí để các chủ trang trại/gia trại đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường;
- Yêu cầu chủ trang trại/gia trại trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận;
- Yêu cầu chủ trang trại thực hiện đầy đủ các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận;
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT đối với từng trang trại, gia trại chăn nuôi để từ đó phát hiện ra các vi phạm, các quy định về BVMT và kiên quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm, tránh tình trạng khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mới tiến hành xử lý;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh phòng dịch của các trang trại/gia trại;
- Mở các lớp tập huấn về công tác BVMT, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại, gia trại;
- Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường, đây là một vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi địa phương. Suy thoái môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ của chính bản thân từng người dân, từ đó từng người dân sẽ nâng cao ý thức về BVMT và tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động BVMT;
- Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi để các chủ trang trại/gia trại có cơ hội giao lưu, học hỏi về