Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)

bàn tỉnh Thanh Hóa

Trên cơ sở hệ số thải phân trung bình qua các giai đoạn, kết quả cho thấy, mỗi đời gà sinh sản (nuôi 540 ngày) thải ra 10,9 kg phân; gà thịt (nuôi 120 ngày) thải ra 6,03 kg. Dựa vào thời gian nuôi trung bình, ước tính lượng phân thải ra của mỗi gà là 0,02 kg/con/ngày đến 0,05 kg/con/ngày [8].

Lượng phân khô thải của lợn theo tính toán như sau [8]:

- Lợn con từ cai sữa đến 15 kg, lượng phân thải ra trung bình là 0,55kg/con/ngày;

- Lợn từ 15 đến 30 kg, lượng phân thải trung bình là 1,47 kg/con/ngày; - Lợn thịt từ 30 đến 60 kg, lượng phân thải trung bình là 3,8 kg/con/ngày;

- Lợn thịt từ 60 kg, lượng phân thải trung bình là 4,06 kg/con/ngày; Ước tính một đời lợn thịt (60 ngày) thải ra 127,05 kg phân khô; lợn nái một năm thải ra 440 kg phân. Tính trung bình mỗi ngày, một con lợn thải ra khoảng 1,2 kg/con/ngày đến 4 kg/con/ngày.

Đối với trâu bò: lượng phân thải 18-20 kg/con/ngày.

Căn cứ số liệu về tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Thanh Hoá trong Báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá, chúng tôi tính toán sơ bộ lượng phân gia súc/gia cầm thải trên địa bàn tỉnh hàng ngày như sau:

Bảng 2.3. Tính toán lƣợng phân thải hàng ngày

TT Loại gia súc, gia cầm Số lƣợng Định mức thải,(kg) Khối lƣợng, (kg) 1 Số lượng trâu bò 578.650 18-20 10.415.700 - 11.573.000 2 Số lượng lợn 1.149.624 1,2- 4,0 1.379.549 – 4.598.496 3 Số lượng gia cầm 12.600.000 0,02 - 0,05 252.000 – 630.000 Tổng cộng 12.047.249 – 16.801.496

41

Lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày từ các trang trại/gia trại tương đối lớn, tuy nhiên công tác thu gom, quản lý hiện chưa được quan tâm đúng mức, phân thải chưa được xử lý triệt để.

Chất thải phát sinh từ công tác chăn nuôi bao gồm cả ba dạng: chất thải rắn, nước thải và khí thải.

- Chất thải rắn (phân thải, bao gói thức ăn, xác súc vật chết): Một số trang trại đã xây dựng hầm biogas để xử lý phân, một số sử dụng phân làm thức ăn nuôi cá hoặc làm phân bón cho lúa và hoa màu. Các loại bao túi đựng thức ăn gia súc hầu hết được tận dụng cho các mục đích sinh hoạt khác nhau hoặc tận dụng làm bao chứa phân thải. Xác xúc vật chết được chôn lấp tại vị trí quy định của địa phương.

- Nước thải (nước rửa chuồng, nước tiểu): Nước thải của trang trại hầu hết không được xử lý triệt để, nước thải được xử lý cùng phân thải trong hầm biogas hoặc thải vào ao nuôi cá hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

- Khí thải: chủ yếu là mùi hôi, thối từ chuồng trại. Một số trang trại đã sử dụng các chế phẩm khử trùng như Haniodine 10% hoặc chế phẩm khử mùi EM phun vào chuồng trại.

Từ thực tế về công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh, vấn đề ô nhiễm môi trường do các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ra là không thể tránh khỏi.

Điển hình gần đây nhất, chất thải chăn nuôi từ cụm trang trại chăn nuôi lợn tập trung xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc không qua xử lý, thải trực tiếp ra sông De gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh cụm trang trại.

Hình 2.1. Nƣớc thải chƣa qua xử lý từ trang trại nuôi lợn cụm công nghiệp xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc xả thẳng ra sông De

42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 42)