Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 56)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân, tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ môi trường của m i người dân. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ các cơ quan, ban, ngành những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiến hành trên địa bàn huyện.

Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động thường xuyên, mở chương mục luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường và phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường.

Ban hành kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường tới cán bộ, đảng viên và nhân dân biết để tổ chức thực hiện, cụ thể :

Đối tượng tuyên truyền, tập huấn: về công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã và bí thư, xóm trưởng, khối trưởng của các thôn xóm, khối phố trên địa bàn huyện:

Thời gian tuyên truyền, phổ biến: kiến thức về quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường: một năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường một lần.

Nội dung: Luật bảo vệ môi trường, các văn bản hướng d n thi hành luật, các văn bản của tỉnh, của huyện về quản lý chất thải rắn.

Số lượng người được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường:

Cấp huyện: tổ chức 2 lớp tập huấn với số lượng 100 người.

Cấp xã, thôn xóm: tổ chức 10 lớp tập huấn với số lượng 960 người.

Ngoài ra thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản về bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thành của huyện, xã một tuần 2 lần.

M i xã, thị trấn thành lập một Tổ cổ động treo cờ và tranh cổ động về môi trường gồm cán bộ môi trường, các tổ chức, các đoàn thể của xã và thôn.

3.3. Giải pháp tăng cƣờng năng lực quản lý môi trƣờng

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường từ cấp huyện đến cấp cơ sở, cụ thể là Phòng Tài nguyên – Môi trường bố trí 2 biên chế có chuyên ngành về Khoa học môi trường hoặc quản lý môi trường; m i xã, thị trấn cần bố trí một cán bộ có chuyên ngành về quản lý môi trường, trình độ từ Cao đẳng trở lên.

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ môi trường từ huyện đến xã, thị trấn.

3.4. Giải pháp về quy hoạch bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới tất cả các xã trên địa bàn huyện đều đã quy hoạch các bãi tập kết, trung chuyển rác và 1 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện tại thị trấn Nghèn với diện tích 11,464ha. Tuy nhiên khu xử lý thải của huyện nằm trên địa bàn thị trấn Nghèn do đó việc thu gom, vận chuyển rác thải từ các xã khu vực Trà Sơn và các xã nằm cách xa thị trấn Nghèn đến khu xử lý rác của huyện xử lý rất khó khăn. Do vậy căn cứ vào điều kiện địa hình, khoảng cách vận chuyển để quy hoạch bãi xử lý rác thải theo quy mô cum xã như sau:

3.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bãi xử lý chất thải rắn

 Cách xa khu vực dân cư gần nhất là 1000m.

 Cốt địa hình cao, không bị ngập nước, đường giao thông thuận tiện, mặt đường rộng 5m, có thể vận chuyển CTR bằng các phương tiện như xe kéo tay, xe bò...từ các xã tới khu xử lý thuận lợi.

 Diện tích xây dựng khu xử lý đảm bảo công suất hiện tại, có thể mở rộng phát triển quy mô khu xử lý trong các giai đoạn tiếp theo.

 Tổng diện tích mặt bằng khu xử lý lớn hơn 1ha.

3.4.2. Vị trí quy hoạch

 Quy hoạch bãi xử lý rác thải tại khu vực cụp lều, xã Đồng Lộc, diện tích quy hoạch khoảng 3ha để xử lý rác thải cho các xã vùng Trà Sơn bao gồm: Đồng

Lộc, Thượng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc, Quang Lộc, Gia Hanh, Phú Lộc và Thường Nga.

 Quy hoạch bãi xử lý rác thải tại khu vực Bò Khoai, xã Yên Lộc, diện tích quy hoạch khoảng 2ha để xử lý rác thải cho các xã Vĩnh Lộc, Yên Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc.

Việc quy hoạch bãi xử lý chất thải rắn như trên là rất cần thiết, nhằm xử lý tốt chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020.

3.5. Giải pháp thu gom, xử lý CTR trên địa bàn huyện

Dựa vào điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Can Lộc có thể áp dụng mô hình bán tập trung và phân vùng như sau:

\\\

Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH huyện Can Lộc

Theo sơ đồ trên công tác quản lý CTRSH tại địa bàn huyện Can Lộc được chia làm 2 hình thức thu gom và xử lý CTR: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1. Thu gom và xử lý CTRSH theo cụm xã, thị trấn

Huyện Can Lộc Cụm xã, thị trấn Xử lý tại hộ gia đình 1. Xóm Hồng Sơn, Trà Sơn (Xã Phú Lộc 2. Xóm Bồng Sơn (Xã Thường Nga 3. Xóm Tân Bình (Xã Gia Hanh) 4. Xóm Anh Hùng (Xã Thượng Lộc 5. Xóm Tân Hương, Khe Thờ (Xã Đồng Lộc 6. Xóm Đại Đồng (Xã Mỹ Lộc 7. Xóm Khe Giao (Xã Sơn Lộc Khu Vực I 1. TT Nghèn 2. Xã Tiến Lộc 3. Xã Tùng Lộc 4. Xã Thuần Thiện 5. Xã Thiên Lộc 6. Xã Vượng Lộc 7. Xã Khánh Lộc 8. Xã Trung Lộc 9. Xã Xuân Lộc Khu vực II 1. Xã Song Lộc 2. Xã Yên Lộc 3. Xã Trường Lộc 4. Xã Kim Lộc 5. Xã Thanh Lộc 6. Xã Vĩnh Khu vực III 1. Xã Phú Lộc 2. Xã Thường Nga 3. Xã Gia Hanh 4. Xã Thượng Lộc 5. Xã Đồng Lộc 6. Xã Mỹ Lộc 7. Xã Sơn Lộc 8. Xã Quang Lộc

Hình thức thu gom và xử lý CTR theo cụm xã, thị trấn được chia làm 3 khu vực:

 Khu vực I: bao gồm các xã nằm dọc Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 6, Tỉnh lộ 7 có địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư sống tập trung, kinh tế xã hội phát triển, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở y tế lớn, cơ quan và trường học. Là vùng giao thông thuận lợi cho công tác thu gom, việc vận chuyển CTRSH.

Khu vực này bao gồm 9 xã, thị trấn: thị trấn Nghèn, xã Tùng Lộc, xã Thuần Thiện, xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc, xã Khánh Lộc, xã Trung Lộc, xã Tiến Lộc, xã Xuân Lộc. Rác thải được thu gom và đưa về khu xử lý tập trung của huyện tại thị trấn Nghèn để xử lý.

 Khu vực II: Các xã nằm dọc Tỉnh lộ 12, đường Thanh - Kim Vượng thuộc vùng đồng bằng có mật độ dân số tương đối cao và tập trung, khối lượng rác thải phát sinh tương đối nhiều nhưng nằm cách xa đường Quốc lộ, không thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển rác thải về khu xử lý tập trung của huyện. Khu vực này gồm 6 xã: Thanh Lộc, Kim Lộc, Song Lộc, Trường Lộc, Yên Lộc, Vĩnh Lộc. Rác thải được vận chuyển về xử lý tại bãi rác xã Yên Lộc.

 Khu vực III: các xã thuộc vùng Trà Sơn là khu vực đồi núi, nằm cách xa khu xử lý rác thải của huyện, điều kiện kinh tế chưa phát triển. Khu vực này gồm 9 xã: Sơn Lộc, Quang Lộc, Mỹ Lộc, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Gia Hanh, Phú Lộc và Thường Nga. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý rác thải tại xã Đồng Lộc.

3.5.2. Thu gom và xử lý CTRSH hộ gia đình

Một số thôn thuộc các xã thuộc vùng núi gồm: thôn Tân Bình (xã Gia Hanh , thôn Bồng Sơn (xã Thường Nga , thôn Tân Hương, Khe Thờ (xã Đồng Lộc , thôn Đại Đồng (xã Mỹ Lộc , thôn Khe Giao (xã Sơn Lộc , thôn Hồng Sơn, Trà Sơn (xã Phú Lộc , thôn Anh Hùng (xã Thượng Lộc có đặc điểm chung là giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, dân cư thưa và nhu cầu thu gom rác chưa cao, không thích hợp với hình thức thu gom tập trung, mặt khác các gia

đình đều có vườn đất rộng có thể tổ chức thu gom theo từng hộ gia đình, xử lý rác thải ngay tại nguồn phát sinh.

3.6. Giải pháp xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc

Căn cứ vào khối lượng CTRSH phát sinh, thu gom hiện nay trên địa bàn huyện và khối lượng CTRSH phát sinh, thu gom dự báo đến năm 2020. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý CTRSH trên địa bàn huyện như sau:

3.6.1. Xử lý CTRSH bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh áp dụng cho khu vực thị trấn Nghèn và các xã trung tâm.

Hàng ngày sau khi CTRSH được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất dày 1,5cm ở cuối m i ngày, phun thuốc diệt ruồi mu i, rắc vôi bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho CTRSH trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ CTRSH lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.

Xử lý CTRSH bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sịnh đang được áp dụng ở nhiều địa phương vì nó có những ưu điểm: công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải, chi phí vận hành bãi rác thấp.

Tuy nhiên, xử lý CTRSH bằng biện pháp chôn lấp cũng gặp những khó khăn như: chiếm diện tích đất tương đối lớn, không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí cao, tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn

3.6.2. Xử lý CTRSH bằng lò đốt không sử dụng nhiên liệu SANKYO

Phương pháp sử dụng lò đốt không sử dụng nhiên liệu SANKYO áp dụng cho khu vực II và khu vực III.

+ Khu vực II sử dụng lò đốt SANKYO với công suất xử lý 15 tấn/ngày nhằm đảm bảo xử lý CTRSH cho khu vực II từ nay đến năm 2020, dự kiến từ năm 2020 đến 2030 nâng công suất lò đốt lên 25 tấn/ngày.

+ Khu vực III sử dụng lò đốt SANKYO với công suất xử lý 20 tấn/ngày nhằm đảm bảo xử lý CTRSH cho khu vực III từ nay đến năm 2020, dự kiến từ năm 2020 đến 2030 nâng công suất lò đốt lên 35 tấn/ngày.

Lò đốt rác không sử dụng nhiên liệu nhãn hiệu SANKYO Công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan, quy mô công suất 500 - 1000 kg/giờ đã được nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam từ năm 2012, lò đốt được triển khai tại một số tỉnh như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Nguyên... Qua quá trình sử dụng lò đốt SANKYO đã được các địa phương đánh giá cao, phù hợp điều kiện thực tế hiện nay và đã được đánh giá kết quả nhân rộng mô hình.

Về thông số kỹ thuật của lò: Kích thước thân lò rộng 1,6m x dài 3,5m x cao 2,5m, ống khói cao 7 m, trọng lượng 9,5 tấn, nhiệt độ trong lò trung bình từ 800 - 11000C, diện tích đặt máy 8,0m2. Diện tích nhà xưởng xử lý rác từ 200 m2 - 300 m2, bao gồm xây dựng bệ lò và khu lưu giữ và phân loại rác. Đây là hệ thống thiết bị xử lý rác thải nhập nguyên khối, lắp đặt và vận hành đơn giản, chuyển giao trong thời gian ngắn (khoảng 10 ngày , tuổi thọ lò từ 10 - 15 năm, công nhân từ 4-6 người, có thể đốt liên tục 24 giờ/ngày, công suất đạt 10 - 15 tấn rác/ngày, trong quá trình hoạt động đốt rác không cần nhiên liệu hoặc điện năng. Ngoài xử lý rác sinh hoạt còn có khả năng xử lý rác y tế,

Phân tích những ƣu và nhƣợc điểm chính của lò:

Về ưu điểm:

 Lò đốt rác hiệu SANKYO bằng công nghệ của Nhật Bản là một loại lò đốt sử dụng khí tự nhiên và bức xạ nhiệt nên chỉ cần cung cấp năng lượng ban đầu đến khi lò đạt nhiệt lượng 10000C thì buồng đốt không cần cung cấp năng lượng nữa.

 Có khả năng giảm 90 - 95% trọng lượng thành phần hữu cơ trong chất thải trong thời gian ngắn. Thiêu hủy rác khô và ướt ở tỷ lệ 60% khô/40% ướt

 Các chất gây ô nhiễm trong khí có thể xử lý tới mức cần thiết để hạn chế tối đa tác động tiêu cực tới môi trường. Đạt Quy chuẩn BVMT QCVN 30:2010/BTNMT

 Hoạt động 24/24 giờ, 365 ngày mà không cần tắt lò đốt

 Trong nhiều trường hợp có thể xử lý tại ch mà không cần vận chuyển đi xa nên tránh được nguy cơ tràn đổ chất thải thoát khi vận chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Có bổ sung hệ thống hút khí nhằm tăng công suất đốt rác có độ ẩm cao 90% trở lên nên rất phù hợp với đặc thù khí hậu mùa mưa của miền trung.

 Hiệu quả xử lý cao đối với các chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như các chất thải nguy hại như thuốc bảo vệ thực vật, dung môi ..

 Thông qua kỹ thuật thu hồi nhiệt có thể bù đắp cho chi phí vận hành lò đốt.  Chi phí phục vụ cho công tác xử lý thấp hơn so với các loại lò đốt khác.

Nhược điểm:

 Đối với các chất thải chứa nhiều nước thì cần rất nhiều nhiệt trị để đốt.  Việc kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do kim loại nặng từ quá trình đốt có thể rất khó khăn đối với các chất thải có chứa kim loại nặng nhu Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As…

Lò đốt không sử dụng nhiên liệu nhãn hiệu Sankyo CNC 150 Công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan phù hợp với quy mô xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị trấn, thị tứ, đặc biệt là các huyện miền núi phù hợp cho các địa phương đang triển khai xây dựng nông thôn mới trong khi chưa đầu tư các nhà máy rác thải sinh hoạt tập trung. Đây là hệ thống thiết bị xử lý nhập nguyên khối được lắp đặt, vận hành đơn giản, chuyển giao trong thời gian ngắn (khoảng 10 ngày xử lý được rác thải sinh hoạt cho quy mô từ 2-3 xã, thị trấn.

3.6.3. Xử lý CTRSH theo quy mô hộ gia đình

Đối với các xã nằm xa đường quốc lộ, dân cư ở rải rác, các gia đình có vườn đất rộng được quy hoạch thu gom, xử lý rác thải theo quy mô gia đình gồm tại 9 thôn thuộc các xã Phú Lộc, Thượng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc, Gia Hanh, Thường Nga.

Đối với các địa phương tổ chức thu gom CTRSH theo quy mô hộ gia đình, tổ chức dịch vụ của HTX môi trường làm nhiệm vụ cung cấp thiết bị, chế phẩm vi sinh phục

vụ thu gom, xử lý rác thải cho các hộ gia đình, hướng d n kỹ thuật và phối hợp với trưởng thôn để kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước về môi trường trên địa bàn quản lý.

Hình 3.2. Tổ chức dịch vụ trong mô hình hộ gia đình

Các xã áp dụng mô hình này đều là những địa phương nằm ở vùng đồi núi, xa khu trung tâm và giao thông không thuận tiện. Do vậy, CTRSH cần phải được xử lý tại ch tạo thành chu trình tuần hoàn khép kín. Một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

Xử lý theo phương pháp ủ đống trát bùn: Đây là phương pháp truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 56)