5. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Can Lộc
2.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 2.3.1.1. Các nguồn phát sinh CTRSH
Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện:
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ... thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh... ngoài ra còn có rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng.
CTRSH phát sinh từ chự, nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư h ng, nilon, v bao bánh kẹo...
CTRSH từ các nguồn khác như từ các cơ quan, trường học, khu vực thương mại, làng nghề, các cơ sở y tế...
2.3.1.2. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân cư
Sau quá trình điều tra, khảo sát và phát 90 phiếu điều tra tại 3 khu vực trên địa bàn huyện (m i khu vực chọn 3 xã để điều tra, m i xã ph ng vấn 10 hộ gia đình , khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày của m i khu vực được
tính dựa trên cơ sở khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày của 3 xã điều tra và số dân của từng khu vực, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân
TT Tên khu vực Dân số
(ngƣời) Lƣợng thải TB (kg/ngƣời/ngày Lƣợng thải TB tấn/ngày 1 Khu vực I 63.925 0.72 46,03 2 Khu vực II 20.868 0.55 11,48 3 Khu vực III 44.680 0.43 19,21 Tổng/trung bình 129.473 0,56 76,72
Qua bảng 2.3 cho thấy:
Khu vực I: gồm các xã, thị trấn: thị trấn Nghèn, xã Tùng Lộc, Thuần Thiện, Thiên Lộc, Vượng Lộc, Khánh Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc lượng rác thải sinh hoạt tính theo đầu người trung bình đạt 0,72 kg/người/ngày.
Khu vực II: các xã ven đường Tỉnh lộ 12 và đường Thiên Phú: Thanh Lộc, Vình Lộc, Yên Lộc, Song Lộc, Trường Lộc, Kim Lộc lượng thải tính theo đầu người trung bình là 0,55 kg/người/ngày.
Khu vực III: các xã vùng đồi núi gồm: Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc, Gia Hanh, Thường Nga, Quang Lộc lượng thải tính theo đầu người trung bình là 0,43 kg/người/ngày.
Nhìn chung lượng phát thải trung bình tính bình quân/người/ngày của cả huyện không cao, chỉ ở mức trung bình. Khu vực thị trấn có mật độ dân cư tập trung cao, điều kiện sinh hoạt cao nên nếu không có các biện pháp quản lý và thu gom chất thải sinh hoạt tốt sẽ gây tình trạng ô nhiễm môi trường nhanh chóng. Khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn khu dân cư là 76,72tấn/ngày, tỷ lệ CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày trên địa bàn huyện là 0,56 kg/người/ngày.
2.3.1.3. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn khác
Ngoài lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân thì CTRSH còn phát sinh từ các nguồn chủ yếu như:
CTRSH từ quét đường: Phát sinh từ các hoạt động đường phố, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do những người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra bừa bãi. Thành phần chủ yếu của chúng là cành cây, lá cây, giấy vụn, túi nilon của các đồ chế biến sẵn, xác động thực vật chết, ngoài ra còn một lượng gạch, đất cát do sữa chữa nhà cửa, dọn dẹp đổ ra đường.
CTRSH khu thương mại: Rác phát sinh từ các hoạt động buôn bán, các cửa hàng bách hóa, khách sạn, siêu thị nhà hàng, cửa hàng sữa chữa, may mặc, tuy nhiên do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện còn chậm, chưa có các trung tâm thương mại, siêu thị do đó lượng rác thải này không lớn.
CTRSH phát sinh từ cơ quan, công sở: Trên địa bàn huyện Can Lộc có rất nhiều các cơ quan, công sở có quy mô khác nhau. Rác phát sinh từ nguồn này không phải là nh , và những rác này phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng được chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai, lon nước.…
CTRSH phát sinh từ chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư h ng, giấy gói, rơm. …
Tổng hợp kết quả điều tra lượng CTRSH phát sinh tại các xã, thi trấn trên địa bàn thị huyện Can Lộc từ nguồn khác (chủ yếu từ trường học, công sở, chợ, khu thương mại được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn khác
TT Tên xã/TT Khối lƣợng CTRSH kg/ngày tấn/ngày 1 Khu vực I 3.319 3,32 2 Khu vực II 1.058 1,05 3 Khu vực III 1.622 1,62 Tổng 5.990 5,99
Qua bảng số liệu điều tra ta thấy tổng lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn còn lại tập trung ở khu vực 1 với 3,32tấn/ngày, vì khu vực này tập trung nhiều cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khu vực có lượng CTRSH phát sinh từ nguồn khác rất ít đó là khu vực 2 với 1,05tấn/ngày, khu vực này địa bàn hẹp, dân cư phân bố không đồng đều, các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn ít.
Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện được tổng hợp tại bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Tổng lượng CTRSH từ các nguồn khác nhau
TT Tên khu vực Khu dân cƣ (tấn/ngày) Nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lƣơng (tấn/ngày) 1 Khu vực I 46,03 3,32 49,35 2 Khu vực II 11,48 1,05 12,53 3 Khu vực III 19,21 1,62 20,83 Tổng 76,72 5,59 82,71
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Can Lộc là 82,71 tấn/ngày. Trong đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực dân cư chiếm tỉ lệ phát sinh chủ yếu (chiếm 92,75% . Các nguồn thải khác từ các cơ quan, trường học, khu thương mại, dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 2.6. Ước tính lượng CTRSH phát sinh/năm trên địa bàn huyện Can Lộc
STT Tên khu vực Lƣợng rác (tấn/ngày) Lƣợng rác (tấn/tháng Lƣợng rác (tấn/năm) 1 Khu vực I 49,35 1.480,5 17.766 2 Khu vực II 12,53 375,9 4.510,8 3 Khu vực III 20,83 624,9 7.498,8 Tổng 82,71 2.481,30 29.775,60
Theo ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Can Lộc 2.481,3 tấn/tháng và 29.775,60 tấn/năm.
2.3.1.4. Thành phần CTRSH
Qua kết quả điều tra thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Can Lộc ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.7. Thành phần CTRSH huyện Can Lộc
STT Thành phần của rác thải Đơn vị (% )
1 Rác hữu cơ 59,17
2 Cao su, nhựa, nilon 6,63
3 Giấy, carton, vải sợi 7,79
4 Kim loại 3,84
5 Gốm, sứ, thủy tinh 7,29
6 Chất khác (đất, đá, gạch vụn… 15,28
Tổng 100
Căn cứ vào kết quả trên ta thấy thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 59,17%, các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ như sau: cao su, nhựa, nilon chiếm 6,63%; giấy, carton, vải sợi chiếm 7,79%; kim loại chiếm 3,84%; gốm, sứ, thủy tinh chiếm 7,29%; các chất khác chiếm 15,28%.
Hình 2.1. Tỷ lệ % thành phần CTRSH trên địa bàn huyện
Trong rác thải sinh hoạt, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao, loại rác này thường bao gồm: cơm, canh, thức ăn thừa, thực phẩm ôi thiu; rau quả h ng không bán hết tại chợ; cành cây, lá rụng, gây mùi hôi thối khó chịu, tiềm ẩn các mầm bệnh gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức kh e cộng đồng. Tuy nhiên, có thể tận dụng chúng là nguồn nguyên liệu sản xuất phân vi sinh.
Tỷ lệ thành phần rác thải trên địa bàn huyện Can Lộc
59.17 6.63 7.79 3.84 7.29 15.28 Rác hữu cơ
Cao su, nhựa, nilon Giấy, carton, vải sợi Kim loại
Gốm, sứ, thủy tinh
Phế thải sắt thép cùng với các loại giấy vụn, chai lọ, bìa carton, kim loại…là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về môi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này
2.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 2.3.2.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH
a). Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
Hệ thống mạng vận chuyển cấp 1: công nhân thu gom của các Hợp tác xã VSMT thực hiện thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, công sở, trường học đến địa điểm tập kết trên địa bàn các xã, thị trấn bằng các xe kéo tay, xe đẩy tay. Các điểm tập kết được bố trí gần các trục đường chính của các xã, thị trấn.
Hệ thống mạng vận chuyển cấp 2: thực hiện vận chuyển CTRSH từ các xe gom tại điểm tập kết đến các bãi chôn lấp CTR của các xã, thị trấn bằng xe kéo tay hoặc xe ô tô.
Thời gian thu gom và vận chuyển CTRSH:
Đối với các xã: thu gom 3 ngày/1lần vào buổi chiều.
Đối với thị trấn Nghèn: thu gom 1ngày/1lần vào buổi sáng.
b). Cơ cấu tổ chức của các Hợp tác xã dịch vụ môi trường
Trên địa bàn huyện hiện nay đã có 23 Hợp tác xã dịch vụ môi trường, trong đó có 17 Hợp tác xã dịch vụ môi trường đã đi vào hoạt động, còn 6 Hợp tác xã dịch vụ môi trường chưa đi vào hoạt động thu gom, xử lý rác thải. Cụ thể trong bảng 2.8:
Bảng 2.8. Các HTX dịch vụ môi trường hoạt động trên địa bàn huyện Can Lộc
STT Tên HTX Cấp quản lý Số lao
động Số lần thu gom (ngày/ lần) Thu nhập BQ (đ/tháng/ ngƣời) 1 HTX DVVSMT xã Thiên Lộc UBND xã 22 3 650.000 2 HTX DVVSMT thị trấn Nghèn UBND thị trấn 25 1 1.500.000 3 HTX môi trường và nước sạch
xã Tiến Lộc UBND xã 7 3 900.000
4 HTX môi trường và nước sạch
xã Khánh Lộc UBND xã 7 800.000
5 HTX DVVSMT Thường Nga UBND xã 25 3 100.000
6 HTX DVVSMT xã Đồng Lộc UBND xã 8 3 1.100.000 7 HTX DVVSMT xã Thanh Lộc UBND xã 13 3 800.000 8 HTX DVVSMT xã Quang Lộc UBND xã 12 3 900.000 9 HTX DVVSMT xã Sơn Lộc UBND xã 9 3 10 HTX DVVSMT xã Trung Lộc UBND xã 10 3 11 HTX DVVSMT xã Thượng Lộc UBND xã 13 3 400.000 12 HTX DVVSMT xã Vượng Lộc UBND xã 11 3 13 HTX DVVSMT xã Song Lộc UBND xã 13 3 700.000 14 HTX DVVSMT xã Phú Lộc UBND xã 13 3 200.000 - 300.000 15 HTX DVVSMT xã Thuần Thiện UBND xã 14 3 700.000
16 HTX DVVSMT xã Mỹ Lộc UBND xã 12 3
17 HTX DVVSMT xã Kim Lộc UBND xã 10 700.000
18 HTX DVVSMT xã Tùng Lộc UBND xã 16 3 500.000 19 HTX DVVSMT xã Xuân Lộc UBND xã 12 3
Qua bảng trên cho thấy số lượng Hợp tác xã vệ sinh môi trên địa bàn huyện đã được thành lập 23/23 xã thị trấn, tổng số lao động 262, thu nhập bình quân của công nhân từ 100 000 đ đến 1.500.000. Trên địa bàn huyện còn 6 Hợp tác xã dịch vụ môi trường chưa đi vào hoạt thu gom rác thải. Trên địa bàn huyện có 20 HTX dịch vụ môi trường hoạt động, trong đó có 3 HTX dịch vụ môi trường đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực nước sạch: HTX dịch vụ môi trường xã Khánh Lộc, HTX dịch vụ môi trường xã Kim Lộc, HTX dịch vụ môi trường xã Vĩnh Lộc.
Cơ cấu tổ chức Hợp tác xã dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện Can Lộc gồm Hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.được thể hiện qua hình 2.3:.
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức HTX dịch vụ môi trường
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, do hội nghị thành lập bầu. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.
HTX dịch vụ môi trường
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát Phó Giám đốc
Tổ dịch vụ đốc
Giám đốc, Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu, là những người điều hành hoạt động của hợp tác xã.
Ban kiểm soát: do Hội đồng quản trị bầu, Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Các bộ phận giúp việc: gồm Tổ Hành chính, tổ thu gom rác thải, tổ dịch vụ (kinh doanh các dịch vụ khác do Giám đốc HTX dịch vụ môi trường tuyển dụng. Ngoài hoạt động thu gom rác thải thì một số HTX dịch vụ môi trường còn mở rộng một số ngành nghề khác như quản lý chợ, nghĩa trang, chăm sóc cây xanh...
c). Kết quả thu gom CTRSH trên địa bàn huyện
Qua điều tra, khảo sát ước tính khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện được thu gom theo bảng 2.9:
Bảng 2.9. Ước tính khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện
TT Tên xã/TT Khối lƣợng CTRSH phát sinh (tấn/ngày) Khối lƣợng CTRSH thu gom (tấn/ngày) Tỉ lệ thu gom (%) 1 Khu vực I 49,33 33,75 68,42 2 Khu vực II 12,53 4 31,92 3 Khu vực III 20,85 13,99 67,10 Tổng 82,71 51,74 62,56
Khối lượng CTRSH hàng ngày được thu gom trên địa bàn toàn huyện khoảng 51,74 tấn tương đương với tỉ lệ thu gom trên địa bàn huyện đạt 62,56%. Trong đó, tỷ lệ thu gom CTRSH từ khu vực thị trấn Nghèn và các xã xung quanh thị trấn đạt tỷ lệ khá cao, đạt khoảng 68,42%; Đối với khu vực đồng bằng ven đường Tỉnh lộ 12, đường Kim - Thanh - Vương tỉ lệ thu gom CTRSH thấp, đa số là khu vực nông thôn có diện tích đất vườn rộng, các chất hữu cơ (như rau củ, quả, thức ăn thừa,... thường được các hộ dân để tái sử dụng cho chăn nuôi, làm phân bón hoặc phân hủy trong vườn, các chất thải không phân hủy như túi nilong, gạch, đá... thường được vứt tại các nơi đổ thải tự phát hoặc vứt xuống kênh, mương, sông ngòi,
hoặc đốt, mặt khác ở khu vực này hoạt động của HTX môi trường còn hạn chế nên tỷ lệ thu gom rác thấp. Việc thu gom CTRSH trên địa bàn huyện còn tập trung tại các khu vực đô thị, các khu vực nông thôn miền núi, khu vực nằm xa các trục đường giao thông lớn hầu hết chưa được thu gom. Việc thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn về phương tiện và nguồn lực.
Hình 2.4. Khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom tại các khu vực trên địa bàn huyện Can Lộc
CTRSH hiện nay chưa được phân loại chính thức tại nguồn. Một phần CTRSH có thể tái chế được phân loại một cách tự phát bởi người dân, người buôn bán đồng nát, người bới rác và những công nhân thu gom. Nhựa, kim loại, giấy vụn được thu gom để tái chế, tái sử dụng, rau và thức ăn thừa sử dụng cho chăn nuôi.
Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện được thống kê trong bảng 2.10:
Khối lƣợng CTRSH phát sinh và thu gom tại các khu vực trên địa bàn huyện
49.33 12.53 20.85 33.75 4 13.99 0 10 20 30 40 50 60
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày
Khối lượng rác thu gom (tấn/ngày
Bảng 2.10. Phương tiện thu gom CTRSH trên địa bàn huyện [19]
STT Tên HTX Phƣơng tiện thu
gom, vận chuyển
Số lƣợng
1 HTX DVVSMT xã Thiên Lộc Xe đẩy tay Xe kéo tay 6 10 2 HTX DVVSMT thị trấn Nghèn Xe đẩy tay Xe kéo tay Xe ô tô Thùng đựng rác 5 15 1 6 3 HTX môi trường và nước sạch xã
Tiến Lộc
Xe đẩy tay Xe kéo tay
5 5 4 HTX môi trường và nước sạch xã
Khánh Lộc Xe đẩy tay Xe ô tô Thùng đựng rác 5 1 3
5 HTX DVVSMT xã Thường Nga Xe ô tô 1
6 HTX DVVSMT xã Đồng Lộc Xe đẩy tay Xe ô tô 2,5 tấn
5 1 7 HTX DVVSMT xã Thanh Lộc Xe đẩy tay Xe kéo tay 10 5
8 HTX DVVSMT xã Quang Lộc Xe đẩy tay Xe kéo tay Xe ô tô 2,5 tấn