5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn huyện là 15,3%. Trong đó ngành nông lâm, thuỷ sản là 8%, công nghiệp xây dựng là 22%, Thương mại, dịch vụ là 18% so với năm 2012 [21].
Về nông nghiệp:
Ngành trồng trọt: diện tích gieo trồng 19.854ha, trong đó lúa vụ Xuân 8.984ha/8.646ha, năng suất đạt 57tạ/ha, sản lượng 51.208 tấn. Tổng sản lượng lương thực đạt 93.891 tấn, diện tích lạc 690ha, năng suất 21.4tạ/ha, sản lượng 1.476tấn; rau màu các loại 1.090ha.
Ngành chăn nuôi: tổng đàn trâu bò 27.884 con, đàn lợn 61.905 con, đàn gia cầm 920.399 con giá trị tăng so với cùng kỳ 17%, đàn hươu 620 con. Tỷ trọng ngành chăn nuôi của huyện Can Lộc khá cao. Đây là một tỷ trọng tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực tăng đã tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.
Trên địa bàn huyện có một số hình thức như:
Trên địa bàn huyện có 12 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng, 3 doanh nghiệp sản xuất gạch Tuynel thu hút hơn 500 lao động, sản lượng tiêu thu tăng 10% so với năm 2012 như gạch xây dựng 25triệu viên, đá các loại 22.000m3, cát 25.000m3. Nghề xây dựng, gia công cơ khí, vận tải, điện - điện tử, gò hàn, may mặc tiếp tục phát triển.
Trên địa bàn huyện có 1 cụm tiểu thủ công nghiệp, 1 khu công nghiệp hiện nay đã có 5 doanh nghiệp vào đầu tư, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư nhằm tăng giá trị sản xuất CN- TTCN.
Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh cả về hình thức kinh doanh, chất lượng kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và hướng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh.
2.2.2. Dân số và phân bố dân cư
Huyện Can Lộc có diện tích đất tự nhiên năm là 30.248,40 ha, dân số năm 2012 là 129.473 người, mật độ dân số trung bình là 428 người/km2. Mật độ dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Nghèn với 1140 người/km2, thấp nhất ở xã Thượng Lộc với 171 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0.86%.. Nhìn chung dân số tập trung đông ở thị trấn và các xã dọc theo Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 6 như, đường Thanh - Kim - Vượng, Tỉnh lộ 7: thị trấn Nghèn, Tùng Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc...
Dự báo đến năm 2015, tổng dân số toàn huyện sẽ vào khoảng 235.074 người và đến năm 2025 dân số toàn huyện là 376.118 người. Do vậy, lượng rác thải sinh hoạt từ khu dân cư sẽ gia tăng theo.
Bảng 2.2. Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Can Lộc 2012 [21]
TT Tên xã/ thị trấn DT đất tự nhiên (ha)
Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 1 Thị trấn Nghèn 1.152,44 13.141 1.140 2 Thiên Lộc 3.351,45 6.712 200 3 Thuần Thiện 2.773,75 8.326 300 4 Kim Lộc 624,52 3.311 531 5 Vượng Lộc 1.460,10 7.751 531 6 Thanh Lộc 815,62 4.633 568 7 Song Lộc 513,55 3.960 771 8 Thường Nga 1.351,35 4.256 315 9 Trường Lộc 457,46 2.316 506 10 Tùng Lộc 881,45 8.464 960 11 Yên Lộc 592,24 3.708 626 12 Phú Lộc 2.215,04 5.516 249 13 Khánh Lộc 643,03 3.974 618 14 Gia Hanh 1.867,73 6.211 323 15 Vĩnh Lộc 633,26 2.940 464 16 Tiến Lộc 681,07 3.696 543 17 Trung Lộc 590,72 4.310 730 18 Xuân Lộc 1.091,23 7.551 692 19 Thượng Lộc 2.759,34 4.713 171 20 Quang Lộc 744,32 6.034 811 21 Đồng Lộc 1.875,30 4.967 265 22 Mỹ Lộc 1.826,56 7.144 391 23 Sơn Lộc 1.348,87 5.839 433 Tổng/Trung bình 30.248,40 129.473 428
2.2.3. Giao thông, thủy lợi 2.2.3.1. Giao thông 2.2.3.1. Giao thông
Đường bộ: Hiện nay huyện Can Lộc có 11km đường Quốc lộ 1A đi qua địa bàn, đây là tuyến đường tạo điều kiện giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện. Tỉnh lộ 6, Quốc Lộc 15, Tỉnh Lộ 12 là những tuyến đường giao lưu kinh tế cho các xã đồi
núi phía Tây của huyện, hiện đang được đầu tư, nâng cấp. Trong toàn huyện có 71km đường rải nhựa, 700km đường cấp phối, 924km đường bê tông. Đường liên thôn trong huyện về cơ bản đã được bê tông hoá.
Đường sông: Toàn huyện có 20km đường sông, trong đó tuyến sông Nghèn dài 20km. Tuyến đường sông được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng, g ...
2.2.3.2. Thuỷ lợi
Hiện nay, toàn huyện có 150 km kênh mương bê tông, đang tiếp tục nâng cấp và xây dựng, hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng. Nguồn nước của huyện Can Lộc phong phú nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ đập và các nguồn nước ngầm khác. Hệ thống sông ngòi chính bao gồm sông Khe Lang, sông Cầu Già, sông Nghèn, sông Chợ Vi, hệ thống hồ chứa nước có tổng dung lượng khoảng 63.000.000 m3. Một trong những nguồn nước chính của huyện là các hồ đập, toàn huyện có 12 hồ, 12 đập nh , 4 cống ngăn lớn, 18 cống ngăn trung bình và nh dùng để ngăn nước mặn, giữ nước ngọt. Bốn hồ lớn nằm ở khu vực Đông Bắc của huyện bao gồm hồ Nhà Đường (3.000.000 m3 nước , hồ Cù Lây (13.000.000 m3 nước , hồ Đồng Hố (2.300.000 m3
nước và hồ Khe Giao (3.800.000 m3 nước . Đây là cơ sở để phát triển mô hình lúa - cá - chăn nuôi mà các hộ thuộc diện tích đất trũng đang áp dụng [21].
2.2.4. Y tế
Toàn huyện có 25 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh huyện, với 130 giường bệnh, 1 trung tâm y tế huyện, 23 trạm y tế xã, thị trấn với gần 115 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo chuyên môn, trong đó có 51 bác sỹ, 75 y sỹ, 86 y tá trung học, 35 nữ hộ sinh [21].
2.2.5. Giáo dục
Trên địa bàn huyện có 23 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 18 trường Trung học cơ sở, 4 trường phổ thông trung học và 1 trường trung cấp nghề, 1 trường dạy nghề, giáo dục thường xuyên, với tổng số giao viên là 2.059 giáo viên. Trong những năm qua, huyện đã đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, từng bước chuẩn hoá
đội ngũ giáo viên và nâng cao về trình độ chuyên môn. Toàn huyện có 855 lớp học phổ thông với 26.547 học sinh [21].
2.2.6.. Văn hoá
Công tác văn hoá thông tin, hoạt động báo chí tuyên truyền được quan tâm và chỉ đạo nên đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện, 100% hộ gia đình trong địa bàn huyện có vô tuyến và phương tiện nghe nhìn khác.
Số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá là 71.5%, 23.8% gia đình thể thao, số cơ quan đạt văn hoá là 100%. Nhiều thôn, xóm đã thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng quy ước bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội [21].
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Can Lộc
2.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 2.3.1.1. Các nguồn phát sinh CTRSH
Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện:
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ... thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh... ngoài ra còn có rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng.
CTRSH phát sinh từ chự, nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư h ng, nilon, v bao bánh kẹo...
CTRSH từ các nguồn khác như từ các cơ quan, trường học, khu vực thương mại, làng nghề, các cơ sở y tế...
2.3.1.2. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân cư
Sau quá trình điều tra, khảo sát và phát 90 phiếu điều tra tại 3 khu vực trên địa bàn huyện (m i khu vực chọn 3 xã để điều tra, m i xã ph ng vấn 10 hộ gia đình , khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày của m i khu vực được
tính dựa trên cơ sở khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày của 3 xã điều tra và số dân của từng khu vực, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân
TT Tên khu vực Dân số
(ngƣời) Lƣợng thải TB (kg/ngƣời/ngày Lƣợng thải TB tấn/ngày 1 Khu vực I 63.925 0.72 46,03 2 Khu vực II 20.868 0.55 11,48 3 Khu vực III 44.680 0.43 19,21 Tổng/trung bình 129.473 0,56 76,72
Qua bảng 2.3 cho thấy:
Khu vực I: gồm các xã, thị trấn: thị trấn Nghèn, xã Tùng Lộc, Thuần Thiện, Thiên Lộc, Vượng Lộc, Khánh Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc lượng rác thải sinh hoạt tính theo đầu người trung bình đạt 0,72 kg/người/ngày.
Khu vực II: các xã ven đường Tỉnh lộ 12 và đường Thiên Phú: Thanh Lộc, Vình Lộc, Yên Lộc, Song Lộc, Trường Lộc, Kim Lộc lượng thải tính theo đầu người trung bình là 0,55 kg/người/ngày.
Khu vực III: các xã vùng đồi núi gồm: Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc, Gia Hanh, Thường Nga, Quang Lộc lượng thải tính theo đầu người trung bình là 0,43 kg/người/ngày.
Nhìn chung lượng phát thải trung bình tính bình quân/người/ngày của cả huyện không cao, chỉ ở mức trung bình. Khu vực thị trấn có mật độ dân cư tập trung cao, điều kiện sinh hoạt cao nên nếu không có các biện pháp quản lý và thu gom chất thải sinh hoạt tốt sẽ gây tình trạng ô nhiễm môi trường nhanh chóng. Khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn khu dân cư là 76,72tấn/ngày, tỷ lệ CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày trên địa bàn huyện là 0,56 kg/người/ngày.
2.3.1.3. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn khác
Ngoài lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân thì CTRSH còn phát sinh từ các nguồn chủ yếu như:
CTRSH từ quét đường: Phát sinh từ các hoạt động đường phố, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do những người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra bừa bãi. Thành phần chủ yếu của chúng là cành cây, lá cây, giấy vụn, túi nilon của các đồ chế biến sẵn, xác động thực vật chết, ngoài ra còn một lượng gạch, đất cát do sữa chữa nhà cửa, dọn dẹp đổ ra đường.
CTRSH khu thương mại: Rác phát sinh từ các hoạt động buôn bán, các cửa hàng bách hóa, khách sạn, siêu thị nhà hàng, cửa hàng sữa chữa, may mặc, tuy nhiên do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện còn chậm, chưa có các trung tâm thương mại, siêu thị do đó lượng rác thải này không lớn.
CTRSH phát sinh từ cơ quan, công sở: Trên địa bàn huyện Can Lộc có rất nhiều các cơ quan, công sở có quy mô khác nhau. Rác phát sinh từ nguồn này không phải là nh , và những rác này phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng được chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai, lon nước.…
CTRSH phát sinh từ chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư h ng, giấy gói, rơm. …
Tổng hợp kết quả điều tra lượng CTRSH phát sinh tại các xã, thi trấn trên địa bàn thị huyện Can Lộc từ nguồn khác (chủ yếu từ trường học, công sở, chợ, khu thương mại được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn khác
TT Tên xã/TT Khối lƣợng CTRSH kg/ngày tấn/ngày 1 Khu vực I 3.319 3,32 2 Khu vực II 1.058 1,05 3 Khu vực III 1.622 1,62 Tổng 5.990 5,99
Qua bảng số liệu điều tra ta thấy tổng lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn còn lại tập trung ở khu vực 1 với 3,32tấn/ngày, vì khu vực này tập trung nhiều cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khu vực có lượng CTRSH phát sinh từ nguồn khác rất ít đó là khu vực 2 với 1,05tấn/ngày, khu vực này địa bàn hẹp, dân cư phân bố không đồng đều, các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn ít.
Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện được tổng hợp tại bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Tổng lượng CTRSH từ các nguồn khác nhau
TT Tên khu vực Khu dân cƣ (tấn/ngày) Nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lƣơng (tấn/ngày) 1 Khu vực I 46,03 3,32 49,35 2 Khu vực II 11,48 1,05 12,53 3 Khu vực III 19,21 1,62 20,83 Tổng 76,72 5,59 82,71
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Can Lộc là 82,71 tấn/ngày. Trong đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực dân cư chiếm tỉ lệ phát sinh chủ yếu (chiếm 92,75% . Các nguồn thải khác từ các cơ quan, trường học, khu thương mại, dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 2.6. Ước tính lượng CTRSH phát sinh/năm trên địa bàn huyện Can Lộc
STT Tên khu vực Lƣợng rác (tấn/ngày) Lƣợng rác (tấn/tháng Lƣợng rác (tấn/năm) 1 Khu vực I 49,35 1.480,5 17.766 2 Khu vực II 12,53 375,9 4.510,8 3 Khu vực III 20,83 624,9 7.498,8 Tổng 82,71 2.481,30 29.775,60
Theo ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Can Lộc 2.481,3 tấn/tháng và 29.775,60 tấn/năm.
2.3.1.4. Thành phần CTRSH
Qua kết quả điều tra thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Can Lộc ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.7. Thành phần CTRSH huyện Can Lộc
STT Thành phần của rác thải Đơn vị (% )
1 Rác hữu cơ 59,17
2 Cao su, nhựa, nilon 6,63
3 Giấy, carton, vải sợi 7,79
4 Kim loại 3,84
5 Gốm, sứ, thủy tinh 7,29
6 Chất khác (đất, đá, gạch vụn… 15,28
Tổng 100
Căn cứ vào kết quả trên ta thấy thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 59,17%, các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ như sau: cao su, nhựa, nilon chiếm 6,63%; giấy, carton, vải sợi chiếm 7,79%; kim loại chiếm 3,84%; gốm, sứ, thủy tinh chiếm 7,29%; các chất khác chiếm 15,28%.
Hình 2.1. Tỷ lệ % thành phần CTRSH trên địa bàn huyện
Trong rác thải sinh hoạt, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao, loại rác này thường bao gồm: cơm, canh, thức ăn thừa, thực phẩm ôi thiu; rau quả h ng không bán hết tại chợ; cành cây, lá rụng, gây mùi hôi thối khó chịu, tiềm ẩn các mầm bệnh gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức kh e cộng đồng. Tuy nhiên, có thể tận dụng chúng là nguồn nguyên liệu sản xuất phân vi sinh.
Tỷ lệ thành phần rác thải trên địa bàn huyện Can Lộc
59.17 6.63 7.79 3.84 7.29 15.28 Rác hữu cơ
Cao su, nhựa, nilon Giấy, carton, vải sợi Kim loại
Gốm, sứ, thủy tinh
Phế thải sắt thép cùng với các loại giấy vụn, chai lọ, bìa carton, kim loại…là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về môi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này
2.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 2.3.2.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH
a). Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
Hệ thống mạng vận chuyển cấp 1: công nhân thu gom của các Hợp tác xã VSMT thực hiện thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, công sở, trường học đến địa điểm tập kết trên địa bàn các xã, thị trấn bằng các xe kéo tay, xe đẩy tay. Các điểm tập kết được bố trí gần các trục đường chính của các xã, thị trấn.
Hệ thống mạng vận chuyển cấp 2: thực hiện vận chuyển CTRSH từ các xe gom tại điểm tập kết đến các bãi chôn lấp CTR của các xã, thị trấn bằng xe kéo tay hoặc xe ô tô.
Thời gian thu gom và vận chuyển CTRSH:
Đối với các xã: thu gom 3 ngày/1lần vào buổi chiều.
Đối với thị trấn Nghèn: thu gom 1ngày/1lần vào buổi sáng.
b). Cơ cấu tổ chức của các Hợp tác xã dịch vụ môi trường