Đánh giá lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ CTRSH trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.6.Đánh giá lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ CTRSH trên địa bàn

Kết quả điều tra ph ng vấn những chủ hộ mua trực tiếp (4 hộ và những người nhặt rác, giá mua một số thành phần rác thải để tái chế được trình bày ở bảng 2.12:

Bảng 2.12. Giá mua một số thành phần CTRSH để tái chế trên địa bàn huyện

TT Loại rác có thể tái chế Đơn vị tính Giá mua (đồng)

1 Nhựa dẻo 1Kg 8.500

2 Giấy, bìa cứng 1Kg 2.600

3 Sắt vụn, kim loại 1Kg 5.700

Bên cạnh đó, tham khảo dự án khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thành phần rác hữu cơ chế biến thành phân vi sinh đạt hiệu quả 60%, ước tính giá bán hiện nay là 800.000 đồng/tấn.

Bảng 2.13. Ước tính giá trị kinh tế từ CTRSH TT Thành phần rác Tỷ lệ (%) Khối lƣợng (tấn/năm) Giá (đồng/tấn) Thành tiền (đồng) 1 Hữu cơ 59,17 17.617,86 800.000 8.456.572.800 2 Giấy các loại 7,79 2.319,47 2.600.000 6.030.622.000

3 Nhựa, nilon, cao su 6,63 1.974,08 8.500.000 16.779.680.000

4 Kim loại, sắt 3,84 1.140,38 5.700.000 6.500.166.000

Tổng 37.767.040.800

Từ kết quả trên thì nếu như lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Can Lộc được thu gom, xử lý, tái chế tái sử dụng hợp lý thì hiệu quả kinh tế mang lại là không nh khoảng trên 37 tỷ đồng/năm.

Mặt khác, việc quản lý CTRSH đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động không có việc làm, góp phần đảm bảo cuộc sống cho họ. Đó là lợi ích mà ta có thể tính được bằng tiền, còn phần lợi ích mang lại cho môi trường sống của chúng ta là vô cùng to lớn. Tạo tiền đề để tiên tới một môi trường phát triển bền vững.

Nhận xết về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc:

 Thuận lợi

Hệ thống tổ chức triển khai công tác CTRSH đã được thiết lập dưới sự chỉ đạo tổ chức của UBND huyện bao gồm các phòng chuyên môn và các HTX VSMT thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tương đối đầy đủ: hệ thống giao thông được đầu tư khá tốt và thuận tiện; phương tiện trang thiết bị thu gom CTRSH và nhân lực về cơ bản đáp ứng đủ trong phạm vi và tỷ lệ thu gom CTRSH hiện tại, khu vực xử lý CTR bước đầu đã được đầu tư xây dựng. Kinh phí được bố trí nguồn ngân sách nhà nước của huyện hàng năm để duy trì hoạt động thu gom, xử lý CTRSH.

Từ thực tế công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc cho thấy một số tồn tại, khó khăn như sau:

Về cơ chế chính sách

Chưa xây dựng Quy chế chung về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện, do đó chưa làm rõ thành phần, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống quản lý.

Thiếu các hướng d n tài chính cho công tác quản lý CTRSH: thu, nộp và quản lý phí dịch vụ thu gom CTRSH; cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân trong công tác thu gom, xử lý CTRSH.

Về mô hình tổ chức quản lý CTRSH

Hợp tác xã dịch vụ môi trường tại các xã, thị trấn đã được thành lập nhưng hoạt động còn nhiều khó khăn nên việc mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn còn hạn chế.

Nguồn lực tài chính

Chưa bố trí ngân sách nhà nước cấp cho công tác quản lý CTRSH tại các xã, thị trấn để h trợ một phần cho việc duy trì hoạt động của các HTX vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn.

Kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác, cơ chế h trợ cho các cán bộ công nhân thu gom còn hạn hẹp.

Về nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ

Nguồn lực về trang thiết bị và con người còn hạn chế d n đến việc mở rộng phạm vi mạng lưới thu gom và tăng tỷ lệ thu gom CTRSH còn gặp nhiều khó khăn; Chưa có nhà máy xử lý CTRSH, khu xử lý CTR huyện Can Lộc tại thị trấn Nghèn chưa được đầu tư đúng mức, hạng mục triển khai còn dở dang gây mất vệ sinh môi trường khu vực chôn lấp.

Các mô hình, kỹ thuật xử lý CTRSH nông thôn quy mô hộ gia đình chưa được triển khai thực hiện trên địa bàn.

Nhận thức của các cấp chính quyền về công tác quản lý CTR còn chưa đầy đủ, đặc biệt là vấn đề quản lý CTR nông thôn, các mô hình xã hội hóa công tác quản lý CTR còn chưa được quan tâm, h trợ.

Còn một số hộ dân cư chưa chấp hành tốt việc đăng ký và nộp phí thu gom CTRSH. Nhìn chung, trên địa bàn huyện v n còn tình trạng dân cư xả CTR tự do xuống suối, kênh mương, tạo nên các bãi rác tự phát hoặc vứt bừa bãi trên các tuyến phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đánh giá nguyên nhân

Nhìn chung, hệ thống quản lý CTRSH của huyện Can Lộc còn tồn tại nhiều vấn đề do các nguyên nhân chính sau:

Cơ chế chính sách, các quy định, hướng d n về công tác quản lý CTR của huyện còn thiếu và chưa đồng bộ.

Ngân sách h trợ công tác quản lý CTR ở cấp xã chưa có nên việc triển khai công tác quản lý CTR ở cấp xã chưa được thực hiện.

Chưa có hệ thống phân loại CTRSH tại nguồn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như xử lý CTRSH.

Mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH chưa được chú trọng và đẩy mạnh; ý thức cộng đồng về công tác thu gom và xử lý CTRSH chưa cao, chưa có các hoạt động, các mô hình cụ thể để triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm.

 Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của huyện Can Lộc

Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện phát sinh ngày càng cao do tốc độ phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Việc quản lý CTRSH kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường và sức kh e cộng đồng.

Cùng với việc ban hành các quy định, hướng d n, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và thu hút các nguồn lực cho công tác quản lý CTRSH cần phải được thực hiện để mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom, tái chế, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Chi phí cho xử lý CTR ngày càng lớn do vậy cần huy động các nguồn lực tài chính bền vững đảm bảo triển khai và duy trì các hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn huyện, tăng cường công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia của người dân.

Nhận thức, ý thức và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH sẽ tác động đến hiệu quả của các chương trình, kế hoạch và các hoạt động quản lý CTRSH của huyện.

2.4. Dự báo sự gia tăng khối lƣợng CTRSH trên địa bàn huyện Can Lộc

2.4.1. Căn cứ tính dự báo CTRSH phát sinh

Căn cứ vào quy mô dân số và tỉ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện Can Lộc: tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm 2011 – 2013 là 0.88%. Dự báo đến năm 2015 dân số toàn huyện là 136.696 người, đến năm 2020 dân số toàn huyện là 141.450 người [20].

Căn cứ tiêu chuẩn thải rác đối với vùng nông thôn: theo kết quả điều tra thực tế, hiện tại chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người trên địa bàn huyện Can Lộc đối với khu vực I là 0,72 kg/người/ngày, khu vực ven đường Tỉnh lộ 12 là 0,55 kg/người/ngày, khu vực đồi núi là 0,43 kg/người/ngày. Trung bình chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người của cả huyện là 0,56 kg/người/ngày.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chất thải rắn thì tỷ lệ gia tăng rác thải sinh hoạt trên đầu người hằng năm là 10% [17]

Mục tiêu thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện là 70% năm 2015 và 95% năm 2020 [20].

2.4.2. Kết quả dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và được thu gom trên địa bàn huyện Can Lộc huyện Can Lộc

Dựa vào các căn cứ trên ta có bảng tổng hợp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom trong các năm 2015 và 2020 như sau:

Bảng 2.14: Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom đến 2015 và năm 2020

TT Chỉ tiêu dự báo Đơn vị Tổng

2015 2020

1 Dân số người 136.696 141.450

2 Chỉ số xả thải CTRSH bình quân đầu người

kg/người/ngày 0.67 1.09

3 Tổng lượng thải tấn/ngày 91,59 154,18

4 Tỉ lệ thu gom dự kiến % 70 95

5 Tổng lượng CTRSH được

thu gom tấn/ngày 64,11 146,47

Qua bảng dự báo ta thấy, tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện năm 2015 là 91,59 tấn/ngày tăng 1,1 lần so với năm 2013, đến năm 2020 là 154,18 tấn/ngày, tăng 1,86 lần so với năm 2013. Khối lượng CTRSH được thu gom năm 2015 là 64,11 tấn.ngày, năm 2020 là 146,47 tấn/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật

Trong những năm qua UBND tỉnh và UBND huyện đã ban hành một số chính sách h trợ cho các HTX dịch vụ môi trường như : chính sách h trợ các HTX dịch vụ môi trường mới thành lập 25 triệu đồng/1HTX (Nghị quyết 132/2010/NQ- HĐND nghị quyết của HĐND tỉnh ; h trợ các HTX dịch vụ môi trường mua xe ô tô vận chuyển rác 100 triệu đồng/1HTX (Nghị quyết 122/2010/NQ-HĐND nghị quyết của HĐND tỉnh . Những chính sách trên đã giúp các HTX dịch vụ môi trường tháo gỡ được những khó khăn về kinh phí ban đầu, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn trong thời gian tới cần có các chính sách sau:

H trợ phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn: h trợ cho 15 xe đẩy tay/1 xã, thị trấn; 20 thùng đựng rác/1 xã, thị trấn ; h trợ 500 triệu đồng cho HTX dịch vụ môi trường mua xe ô tô chuyên dùng để vận chuyển rác.

Ban hành chính sách h trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động tu gom, xử lý chất thải: h trợ 50 triệu đồng/1HTX xây dựng trụ sở làm việc; 50 triệu đồng/1xã, thị trấn xây dựng các bãi tập kết rác thải.

H trợ kinh phí hàng năm cho các HTX dịch vụ môi trường: kinh phí xử lý rác thải 25 triệu đồng/1HTX/năm.

Có chín sách h trợ các HTX dịch vụ môi trường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành HTX; tổ chức m i năm 1 chuyến tham quan cho các ban quản lý HTX dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện về công tác tổ chức, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX ở một số tỉnh Phía Bắc nhằm năng cao được hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, h trợ về vốn và ưu đãi thuế đối với các cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, ít chất thải, phân loại, tái chế, tái sử

dụng, thu gom, xử lý chất thải và xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ môi trường.

3.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân, tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ môi trường của m i người dân. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ các cơ quan, ban, ngành những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiến hành trên địa bàn huyện.

Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động thường xuyên, mở chương mục luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường và phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường.

Ban hành kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường tới cán bộ, đảng viên và nhân dân biết để tổ chức thực hiện, cụ thể :

Đối tượng tuyên truyền, tập huấn: về công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã và bí thư, xóm trưởng, khối trưởng của các thôn xóm, khối phố trên địa bàn huyện:

Thời gian tuyên truyền, phổ biến: kiến thức về quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường: một năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường một lần.

Nội dung: Luật bảo vệ môi trường, các văn bản hướng d n thi hành luật, các văn bản của tỉnh, của huyện về quản lý chất thải rắn.

Số lượng người được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường:

Cấp huyện: tổ chức 2 lớp tập huấn với số lượng 100 người.

Cấp xã, thôn xóm: tổ chức 10 lớp tập huấn với số lượng 960 người.

Ngoài ra thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản về bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thành của huyện, xã một tuần 2 lần.

M i xã, thị trấn thành lập một Tổ cổ động treo cờ và tranh cổ động về môi trường gồm cán bộ môi trường, các tổ chức, các đoàn thể của xã và thôn.

3.3. Giải pháp tăng cƣờng năng lực quản lý môi trƣờng

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường từ cấp huyện đến cấp cơ sở, cụ thể là Phòng Tài nguyên – Môi trường bố trí 2 biên chế có chuyên ngành về Khoa học môi trường hoặc quản lý môi trường; m i xã, thị trấn cần bố trí một cán bộ có chuyên ngành về quản lý môi trường, trình độ từ Cao đẳng trở lên.

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ môi trường từ huyện đến xã, thị trấn.

3.4. Giải pháp về quy hoạch bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới tất cả các xã trên địa bàn huyện đều đã quy hoạch các bãi tập kết, trung chuyển rác và 1 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện tại thị trấn Nghèn với diện tích 11,464ha. Tuy nhiên khu xử lý thải của huyện nằm trên địa bàn thị trấn Nghèn do đó việc thu gom, vận chuyển rác thải từ các xã khu vực Trà Sơn và các xã nằm cách xa thị trấn Nghèn đến khu xử lý rác của huyện xử lý rất khó khăn. Do vậy căn cứ vào điều kiện địa hình, khoảng cách vận chuyển để quy hoạch bãi xử lý rác thải theo quy mô cum xã như sau:

3.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bãi xử lý chất thải rắn

 Cách xa khu vực dân cư gần nhất là 1000m.

 Cốt địa hình cao, không bị ngập nước, đường giao thông thuận tiện, mặt đường rộng 5m, có thể vận chuyển CTR bằng các phương tiện như xe kéo tay, xe bò...từ các xã tới khu xử lý thuận lợi.

 Diện tích xây dựng khu xử lý đảm bảo công suất hiện tại, có thể mở rộng phát triển quy mô khu xử lý trong các giai đoạn tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổng diện tích mặt bằng khu xử lý lớn hơn 1ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 49)