Hoàn thiện chính sách tiền lương và thuê mướn nhân viên

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 70 - 81)

Công ty cần lập bảng tổng hợp nhân viên thời vụ theo quý, năm để theo

dõi tình hình biến động nhân viên thời vụ trong kỳ. Từ đó lập bảng kế hoạch

thuê nhân công sao cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty.

Các quyết định tăng lương nên được xem xét cẩn thận, sao cho phù hợp

với tình hình tăng lợi nhuận kinh doanh hoặc phù hợp với năng hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương và phụ cấp cho những nhân

viên có khối lượng công việc nhiều và quan trọng cao hơn. Bên cạnh đó, công

ty cũng cần lập những quỹ khen thưởng, phúc lợi, chế độ trợ cấp và chế độ khen thưởng thiết thực, công bằng, hợp lí đối với người lao động để khuyến

khích họ trong công việc, góp phần giúp họ đảm bảo và nâng cao chất lượng

cuộc sống của bản thân và gia đình. Đảm bảo sao cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ hiện hành của Nhà nước cũng như quyền lợi của họ.

5.2.3 Hoàn thiện phương pháp kế toán theo qui định

Công ty cần áp dụng ngay những chính sách, quy định mới ban hành của Nhà nước về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương để đảm bảo

quyền lợi của người lao động. Nhân viên kế toán của công ty, không ngừng

nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để họ hoàn thành tốt công việc của

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN

Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được

tổ chức tốt sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, thúc đẩy việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ lao động. Bên cạnh đó

việc đảm bảo tính toán phân bổ đúng đắn, chính xác các khoản tiền lương và

các khoản trích theo lương nhằm xác định đúng giá bán sản phẩm , giúp tăng

thu nhập cho người lao động và tăng lợi nhuận cho công ty để công ty ngày càng lớn mạnh. Để góp phần giúp kế toán thực hiện tốt chức năng quản lý lao động tiền lương thì kế toán cần phải biết kết hợp mô hình hạch toán dựa trên

cơ sở kết hợp với thực trạng của công ty để đưa ra phương thức quản lý tốt

nhất.

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH SX TM DV

Hoàng Duyên, em nhận thấy được tầm quan trọng của việc kế toán tiền lương

trong công tác kế toán của công ty. Từ những kiến thức đã học có thể phân tích, đánh giá những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến chi phí tiền lương của

công ty. Từ đó biết được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tăng giảm chi phí lương và tác động của nó đến hoạt động của công ty. Từ những sai sót đó, có thể nêu ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện công tác kế toán tại

công ty.

Đề tài đã mô tả lại công tác kế toán tiền lương tại công tyvà phân tích ưu nhược điểm của công tác kế toán sẽ góp phần giúp công ty nhìn thấy những

vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty. Bên cạnh đó đề tài còn phân tích biến động của chi phí lương, ảnh hưởng của chi phí lương đến lợi

nhuận của công ty, giúp công ty có cái nhìn mới hơn về chi phí lương nhân

viên thời vụ. Đồng thời đề tài đã đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công

tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phù hợp với điều kiện

cụ thể của công ty. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và đưa phương pháp quản lý đạt kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2006. Giáo trình kế toán thương mại

dịch vụ (Dùng trong các trường THCN). Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Bộ tài chính, 2006. Hệ thống kế toán Việt Nam chế độ doanh nghiệp

nhỏ và vừa. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động - xã hội.

3. Lê Thị Hương, 2012. Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các

nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty cổ phần Nông sản thực phẩm

xuất khẩu Cần Thơ, Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

4. Liên tịch Bộ nội vụ và Bộ tài chính, 2005. Thông tư liên tịch hướng

dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với

cán bộ, công chức, viên chức.[online]. Địa chỉ truy cập:

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=17619>, [Ngày truy cập: 14 tháng 10 năm 2013].

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2011. Quyết định về việc ban hành quy

định quản lý số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế (Số: 1111/QĐ-BHXH). [doc]. Địa chỉ truy cập:

<http://luatminhgia.vn/Quyet-dinh-so1111-QD-BHXH-ve-Bao-hiem-xa- hoiBHYT-newsview-245-707.aspx>, [Ngày truy cập: 7 tháng 10 năm 2013].

6. Bộ tài chính, 2012. Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của luật

thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. [doc]. Địa chỉ truy cập: <http://ketoan.org/thu- vien/thong-tu-123-2012-tt-btc-huong-dan-luat-thue-thu-nhap-doanh-

nghiep.html thông tư 123/2012>, [Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2013].

7. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 2009. Hướng dẫn đóng đoàn phí

công đoàn(Số: 826/HD-TLĐ).[doc]. Địa chỉ truy cập:

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Huong-dan/Huong-dan-826-HD-TLD- dong-doan-phi-cong-doan-vb93796t9.aspx>, [Ngày truy cập: 1 tháng 11 năm

2013].

8. Bộ tài chính và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 2004. Thông tư

liên tịch hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn (Số: 119/2004/TTLT/BTC- TLĐLĐVN). [doc]. Địa chỉ truy cập:

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=18655>, [Ngày truy cập: 1 tháng 11 năm 2013].

9. Quốc Hội khóa X, 2006. Luật bảo hiểm xã hội (Số 71/2006/QH11 náy 29 tháng 6 năm 2006). [doc]. Địa chỉ truy cập:

<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1&mode=detail&document_id=28955>, [Ngày truy cập: 18 tháng 10 năm

2013].

PHỤ LỤC 1

Tạm ứng tiền cho nhân viên đi công tác và thanh toán tiền tạm ứng

1. Ngày 1/6, tạm ứng tiền cho nhân viên giao nhận đi mua hàng. Kế toán căn cứ giấy xin tạm ứng số 01/06 số tiền 500.000 đồng đã được duyệt, kế toán

tiến hành lập phiếu chi số PC19 chi tiền cho nhân viên và ghi vào sổ tổng hợp

và sổ chi tiết.

Bộ chứng từ làm căn cứ ghi sổ gồm:

- Giấy xin tạm ứng hình 4.2 - Phiếu chi tiền tạm ứng hình 4.3

Phiếu xin tạm ứng số 01/06 GIẤY XIN TẠM ỨNG

Ngày 1 tháng 6 năm 2013

Kính gởi: Giám Đốc Công ty TNHH SX TMDV Hoàng Duyên Tôi tên là: Nguyễn Văn Léo

Địa chỉ: Nhân viên giao nhận

Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 500.000 đ

Viết bằng chữ: Năm trăm ngàn đồng chẵn.

Lý do tạm ứng: tạm ứng công tác phí

Ngày 1 tháng 6 năm 2013

Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nhận

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Nguồn: Mẫu đơn xin tạm ứng – Bộ phận kế toán)

Đơn vị: Công ty TNHH SX TMDV Hoàng Duyên

Địa chỉ: 36/1 Trần Việt Châu, P. An Hòa, QNK, TPCT Số ĐK DN (Môn bài):

Tele-Fax: -

Phiếu Chi

Ngày 1 tháng 6 năm 2013

Họ tên người nhận tiền: Công ty TNHH SX TMDV Hoàng Duyên

Địa chỉ: 36/1 Trần Việt Châu, P. An Hòa, QNK, TPCT Lý do chi: Chi tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Văn Léo

Số tiền: 14.849.000 (viết bằng chữ): Mười bốn triệu tám trăm bốn mươi chín đồng chẵn.

Kèm theo: ... Chứng từ gốc.

Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Trần Thanh Hoàng Lý Hoàng Oanh

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ...

Ngày... tháng... năm...

Người nhận Thủ quỹ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

(Nguồn: Mẫu phiếu chi của công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên)

Hình 4.3: Phiếu chi tạm ứng số PC19

2. Ngày 25/6, dựa vào giấy thanh toán tạm ứng số TT01, thanh toán tiền

tạm ứng phiếu chi số PC19 ngày 1/6 và hóa đơn mua dịch vụ số 00334512 ký

hiệu D0601 ngày 4/6 số tiền đã chi là 300.000 đồng. Kế toán hạch toán vào chi phí mua hàng trong kỳ. Bộ chứng từ làm căn cứ hạch toán gồm:

- Giấy thanh toán tạm ứng hình 4.4 - Hóa đơn mua hàng

Số: PC19

Quyển số: 01/2013

Nợ: 3341

- Phiếu chi tạm ứng số PC19 ngày 1/6/2013

Đơn vị: Công ty TNHH SX TMDV Hoàng Duyên

Địa chỉ: 36/1 Trần Việt Châu, P. An Hòa, QNK, TPCT

GIẤY THANH TOÁN TẠM ỨNG

Ngày 7 tháng 6 năm 2013

Họ tên người thanh toán: Nguyễn Văn Léo Địa chỉ: Nhân viên giao nhận

Diễn giải Số tiền

I - Số tiền tạm ứng

1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa hết

2. Số tạm ứng kỳ này

- Phiếu chi số PC19 ngày 1/6/2013

0

500.000 II – Số tiền đã chi

- Hóa đơn số 00334512 ngày 4/6/2013 300.000 III – Chênh lệch

1. Số tạm ứng không chi hết

2. Chi quá số tạm ứng

200.000 0

Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Người đề nghị thanh toán

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

(Nguồn: Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng tháng 6/2013)

Hình 4.4: Giấy thanh toán tạm ứng số TT01

Số: TT01

Quyển số: 01/2013

Nợ: 3341, 156

PHỤ LỤC 2 Tạm ứng lương giữa kỳ

Ngày 15/6, dựa vào bảng danh sách ứng lương của nhân viên bán hàng

đã được duyệt, kế toán lập phiếu chi số PC21 ứng lương cho nhân viên số tiền 2.100.000 đồng. Các chứng từ có liên quan:

- Danh sách ứng lương

- Phiếu chi tạm ứng lương

Bảng 4.20: Danh sách tạm ứng lương giữa tháng 6/2013

STT Tên Số tiền Ký tên Ghi chú

1 Phan Thị Ái Vy 700.000

2 Nguyễn Thị Trúc 700.000

Tổng cộng 2.100.000

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

PHỤ LỤC 3

Tính lương và khoản trích theo lương và thanh toán lương cho nhân viên

1. Ngày 5/6, thanh toán lương tháng 5/2013 cho nhân viên dựa vào bảng lương tính ngày 31/5, kế toán lập phiếu chi số PC20 chi lương cho nhân viên,

số tiền 14.849.000 đồng. Kế toán định khoản và ghi lên sổ kế toán.

2. Ngày 30/6, kế toán tiến hành tính tổng tiền lương phải trả cho nhân viên trong tháng và các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ tiền lương và

khoảntrích theo lương số hiệu BL06. Dựa vào các chứng từ:

- Bảng chấm công tháng 6 năm 2013 của nhân viên chính thức (hình 4.5);

- Bảng theo dõi giờ làm nhân viên bán hàng thời vụ tháng 6/2013 (hình 4.6);

- Danh sách ứng lương giữa kỳ của nhân viên tháng 6/2013; - Sổ chi tiết tài khoản 334 tháng 6/2013.

Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương, kế toán ghi và hạch toán lên sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết tài

khoản 334 và tài khoản 338. Tổng lương tháng 6/2013 là 18.192.000 đồng. Trong đó:

- Lương nhân viên thời vụ là 5.292.000 đồng (bằng tổng tiền lương cơ

bản và phụ cấp siêng năng, trừ (-) cho phụ cấp siêng năng không được hưởng (do đi làm trễ giờ hoặc nghỉ phép không đúng qui định), trừ (-) cho lương ngày

nghỉ không được hưởng):

5.600.000 – 200.000 – 108.000 = 5.292.000 đồng.

- Lương nhân viên chính thức là 12.900.000 đồng (bằng tổng lương cơ

bản và phụ cấp, trừ (-) cho lương phép không được hưởng):

13.000.000 – 100.000 = 12.900.000 đồng.

Kế toán công ty chỉ trích lập quỹ BHXH và BHYT 28,5% trên tổng quỹ lương cơ bản và phụ cấp của nhân viên chính thức, không trích kinh phí công

đoàn, cụ thể là:

- Trích bảo hiểm xã hội 24% tổng quỹ lương, với 17% đưa vào chi phí

doanh nghiệp chi trả và 7% người lao động tham gia chi trả. Như vậy, BHXH

phải trích nộp là: 13.000.000 × 24% = 3.120.000 đồng, trong đó: + Người lao động chi: 13.000.000 × 7% = 910.000 đồng.

+ Doanh nghiệp chi trả, đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh là

13.000.000 × 17% = 2.210.000 đồng, trong đó đưa vào chi phí quản lý doanh

nghiệp là 10.400.000 × 17% = 1.768.000 đồng và chi phí bán hàng là 2.600.000 × 17% = 442.000 đồng.

- Trích quỹ bảo hiểm y tế 4,5% tổng quỹ lương, với 3% đưa vào chi phí

doanh nghiệp và 1,5% người lao động tham gia chi trả. Khoản BHYT phải nộp trong tháng 6/2013 là: 13.000.000 × 4,5% = 585.000 đồng, trong đó:

+ Người lao động đónggóp 13.000.000 × 1,5% = 195.000 đồng.

+ Doanh nghiệp chi trả 13.000.000 × 3% = 390.000 đồng, trong đó đưa

vào chi phí quản lý 10.400.000 × 3% = 312.000 đồng và chi phí bán hàng

2.600.000 × 3% = 78.000 đồng.

Kế toán hạch toán lên sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 338 – phải

trả, phải nộp khác, đồng thời hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí TK 642

và TK 338 chi tiết theo quỹ BHXH và BHYT:

- Khoản BHXH, BHYT người lao động đóng, khấu trừ vào lương:

- Khoản BHXH, BHYT doanh nghiệp chi trả, hạch toán đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế toán xác định mức lương thực trả cho nhân viên vào cuối kỳ (bằng

tổng lương tháng 6/2013 trừ (-) các khoản khấu trừ vào lương nhân viên (bao

gồm: BHXH, BHYT, các khoản bồi thường hoặc phải thu khác), trừ (-) lương

tạmứng kỳ 1), dựa trên các chứng từ:

- Bảng lương nhân viên chính thức;

- Bảng lương nhân viên thời vụ;

- Bảng trích lập các khoản phải nộp theo lương Lương thực trả cuối tháng 6/2013:

18.192.000 – 200.000 – 1.105.000 – 2.100.000 = 14.787.000 đồng.

CÔNG TY TNHH SX TMDV HOÀNG DUYÊN 36/1 Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TPCT

BẢNG CHẤM CÔNG

THÁNG 6/ 2013

STT HỌ TÊN Ngày trong tháng Tổng

cộng

1 2 3 4 5 ... 28 29 30

1 Võ Thị Bích Duyên X CN X X X ... X X CN 26,0

2 Lê Đình Khôi X CN X X X ... X X CN 26,0

3 Nguyễn Văn Léo X CN X X X ... R X CN 25,0

4 Võ Hoàng Phương X CN X X X ... X X CN 26,0

5 Lý Hoàng Oanh X CN X P X ... X X CN 25,0

6 Tổng Cộng 128,0

Ghi chú:

- Ro: Nghỉ khôngphép không hưởng lương - L: Nghỉ lễ được hưởng lương

- R: Nghỉ có phép không hưởng lương - X: Làm việc một ngày - P: Nghỉ có phép (P/năm) được hưởng lương

TPCT, ngày 30 tháng 6 năm 2013

Giám đốc Người lập

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

(Nguồn: Mẫu chứng từ bảng chấm công tại công ty)

CÔNG TY TNHH SX TMDV HOÀNG DUYÊN 36/1 Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TPCT

BẢNG THEO DÕI GIỜ LÀM

THÁNG 6 NĂM 2013 TÊN: NGUYỄN THỊ TRÚC Ngày Giờ đến Giờ Về Nghỉ trưa Tổng giờ Ký Tên Ghi chú 1/6/2013 7g00 16g00 8g Trúc 2/6/2013 X X X X X Chủ nhật 3/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 4/6/2013 X X X X X Nghỉ phép 5/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 6/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 7/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 8/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 9/6/2013 X X X X X Chủ nhật 10/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc ... ... ... 2g ... Trúc 28/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 29/6/2013 7g00 17g00 2g 8g Trúc 30/6/2013 X X X X X Chủ nhật Tổng 200g

Người lập Nhân viên

Lê Đình Khôi Nguyễn Thị Trúc

(Nguồn: Mẫu chứng từ của công ty)

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)