Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 34)

2.2.2.1 Phân loại các chỉ tiêu phân tích

Phân chia các chỉ tiêu phân tích thành nhiều bộ phận cấu thành để phân

tích.

a) Theo tính chất của chỉ tiêu, có thể phân tích đối tượng nghiên cứu

thành:

- Chỉ tiêu về số lượng, phản ánh về quy mô.

- Chỉ tiêu về chất lượng, phản ánh hiệu suất kinh doanh.

b) Theo phương pháp tính toán:

- Chỉ tiêu tuyệt đối là những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong

khoảng thời gian và không gian cụ thể.

- Chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận hay xu hướng

phát triển.

- Chỉ tiêu bình quân là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối (ví dụ: thu nhập, năng suất bình quân...).

c) Theo tính tất yếu của nhân tố:

- Nhân tố chủ quan là nhân tố phát sinh và bị chi phối bởi doanh nghiệp.

- Nhân tố khách quan là nhân tố phát sinh và chi phối ngoài tầm kiểm

soát của doanh nghiệp.

- Nhân tố số lượng là nhân tố phản ánh quy mô của sản xuất và kết quả

kinh doanh.

- Nhân tố chất lượng là nhân tố phản ánh hiệu suất, hiệu quả kinh doanh.

e) Theo xu hướng tác động:

- Nhân tố tích cực là những nhân tố làm ảnh hưởng tốt đến kết quả kinh

doanh.

- Nhân tố tiêu cực là nhân tố làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

2.2.2.2 Các phương pháp phân tích số liệu

a) Một số khái niệm

Kỳ gốc là kỳ được chọn làm cơ sở để so sánh.

Kỳ phân tích là kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc.

b) Các phương pháp phân tích

(1) Phương pháp so sánh:

Là phương pháp lựa chọn, tính toán các số liệu của một hay nhiều đối tượng có đủ điều kiện so sánh nhằm tìm ra những sự khác biệt, hoặc xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức độ, xu hướng biến động của các đối tượng.

Điều kiện so sánh được: phải thống nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường; các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất về nội dung kinh tế,

thời gian, không gian; phải quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh.

Các hình thức so sánh:

-So sánh tuyệt đối: là biểu hiện về qui mô, khối lượng của đối tượng

theo thời gian, không gian. Dựa trên hiệu số của hai kỳ phân tích và kỳ cơ sở, phản ánh xu hướng chung của đối tượng nghiên cứu.

ΔF = F1 – F0 (2.16)

ΔF: Phần chênh lệch tăng giảm giữa hai kỳ

F1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

F0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc hoặc kỳ trước liền kề)

-So sánh số tương đối: là biểu hiện mối quan hệ so sánh về mặt tỷ lệ

giữa các mức độ theo thời gian, không gian. Dựa trên tỷ số giữa hai kỳ phân

tích, phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng phân tích.

100 = F 0 1   F F (2.17)

ΔF: Tốc độ tăng trưởng kỳ sau so với kỳ trước

F1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

F0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc hoặc kỳ trước liền kề)

-So sánh số bình quân, so sánh những chỉ tiêu số lượng có tính chất đặc trưng chung.

Kỹ thuật so sánh:

-So sánh theo chiều ngang là nhằm xác định các tỷ lệ và xu hướng biến động giữa các kỳ của một chỉ tiêu.

-So sánh theo chiều dọc là nhằm xác định mối tương quan giữa các chỉ

tiêu của từng kỳ.

(2) Phương pháp chi tiết:

Là phương pháp phân tích đối tượng theo bộ phận cấu thành nhằm đánh

giá chính xác bản chất của chỉ tiêu phân tích; hoặc theo thời gian nhằm điều

chỉnh quá trình tác nghiệp, phục vụ công tác lập kế hoạch; theo địa điểm kinh

doanh giúp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng địa bàn hay thị trường kinh doanh.

(3) Phương pháp phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố thuận và nghịch nhằm xác định ảnh hưởng của từng

nhân tố đến đối tượng phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích nhân tố thuận: là phương pháp phân tích từ các chỉ tiêu tổng

hợp đến phân tích các nhân tố cấu thành nên nó.

Đối với các chỉ tiêu có quan hệ dạng tích số Y = a×b×c×... phương pháp

phân tích gồm 4 bước:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: ΔY = Y1 - Y0

- Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ lượng đến chất. Trong trường hợp chỉ tiêu phân tích có nhiều nhân tố phản ánh về chất hoặc lượng thì dựa vào mức ý nghĩa của nhân tố về chỉ tiêu và sắp xếp theo trình tự xuất hiện.

Y0 = a0×b0×c0 Y1 = a1×b1×c1

- Bước 3: Lần lượt thay thế giá trị kỳ gốc bằng các giá trị kỳ phân tích

lần lượt cho từng nhân tố.

Thay thề lần 1: a1×b0×c0

Thay thế lần 3: a1×b1×c1

- Bước 4: Xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

tích

∆a = a1×b0×c0 - a0×b0×c0 = (a1 – a0).b0.c0

∆b = a1×b1×c0 – a1×b0×c0 = a1.(b1 – b0).c0

∆c = a1×b1×c1 – a1×b1×c0 = a1.b1.(c1 – c0) = Y1 – Y0 = ∆Y

Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố vào phân tích biến động chi phí:

- Nhân tố phản ánh về lượng (số lượng nhân viên, sản phẩm hoặc giờ

làm...), biến động về lượng:

ΔQ = (Q1 – Q0) × P0 (2.18)

- Nhân tố phản ánh về giá, biến động về giá:

ΔP = Q1 × (P1 – P0) (2.19)

Trong đó ΔQ là biến động về lượng, ΔP là biến động về giá, Q1là lượng

kỳ phân tích, Q0là lượng kỳ cơ sở, P1 là giá kỳ phân tích, P0 là giá kỳ cơ sở.

c) Phương pháp kế toán

Sử dụng phương pháp kế toán theo quyết định 48/ 2006 của Bộ tài chính về kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ về kế toán tiền lương và khoản trích theo lương.

2.2.2.3 Các chỉ số sử dụng trong phân tích

a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (hay hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính

dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DTT LNST

ROS (2.20)

Trong đó: LNST là lợi nhuận sau thuế của công ty hoặc lợi nhuận ròng, DTT là doanh thu thuần.

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu

hay với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa

b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

TTS LNST

ROA (2.21)

Trong đó: LNST là lợi nhuận sau thuế của công ty hoặc lợi nhuận ròng, TTS là tổng tài sản bình quân.

Tỷ suất này cho thấy khả năng sinh lời của tài sản, với một đồng tài sản

tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.

c) Hệ số vòng quay vốn

TTS DTT

HSVQV  (2.22)

Trong đó: DTT là doanh thu thuần và TTS là tổng tài sản bình quân của công ty. Tương tự như ROA chỉ số này cho thấy khả năng sử dụng tài sản của

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SX TM DV HOÀNG DUYÊN

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ Hoàng Duyên (công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên) được thành lập từ năm

2005 với số vốn ban đầu là 100 triệu đồng, đến nay đã tăng lên 1 tỷ đồng.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 1800583666 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

Thành phố Cần Thơ cấp ngày 01/01/2005. Trụ sở chính của công ty đặt tại

36/1 Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các mặt hàng mỹ phẩm của

khách hàng tại Cần Thơ và một số tỉnh thành lân cận.

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có được một vị thế trong ngành hàng mỹ phẩm tại khu vực Cần Thơ. Hợp tác phân phối hàng của các công ty sản xuất như công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại xuất nhập

khẩu Tạ Minh Quang, công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Minh… Với các mặt

hàng như kem dưỡng ROYAR, ROJZY JIALI, W-LEZA, …, kem tắm trắng,

tẩy lông LETRACO, thuốc nhuộm 100%… từ đó công ty kết hợp phân phối sỉ

cho các cửa hàng mỹ phẩm tại Cần Thơ và một số tỉnh khác. Bên cạnh đó,

công ty còn kết hợp bán lẻ các mặt hàng chính với một số hàng hóa mỹ phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Công ty Trách nhiệm hữu hạn SX TM DV Hoàng Duyên có cơ cấu tổ

chức khá đơn giản do đặc điểm của hoạt động tại công ty.

(Nguồn: Tổng hợp nhân sự tại công ty – bộ phận kế toán)

Hình 3.1 Sơđồ tổ chức quản lý tại công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên - Nhân viên kế toán: một nhân viên ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh và lập báo cáo tài chính và khai báo thuế. Giám đốc Nhân viên kế toán Thủ quỹ Thủ kho Nhân viên bán hàng Nhân viên giao nhận

- Thủ quỹ: một nhân viên; phản ánh thu chi, tồn quỹ tiền mặt hàng ngày,

đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lí kịp

thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt bằng số dư trên sổ sách, là người trực

tiếp giao dịch với Ngân hàng, Kho bạc cùng với kế toán trong việc gửi tiền

vào hoặc rút tiền ra khỏi Ngân hàng, Kho bạc.

- Nhân viên bán hàng: một nhân viên chính thức có hợp đồng lao động,

phụ trách quản lý những nhân viên bán hàng thời vụ hoặc làm việc bán thời

gian.

- Nhân viên giao nhận: một nhân viên, phụ trách kiểm kê hàng hóa khi

giao hàng để bán hoặc nhận hàng mua về nhập kho.

- Thủ kho: một nhân viên, phụ trách ghi chép, theo dõi, kiểm tra số lượng

hàng hóa nhập hoặc xuất kho trong kỳ, kiểm tra, đối chiếu với kế toán để phát

hiện các sai sót và xử lý kịp thời.

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung, đơn giản. Theo

hình thức này, công ty chỉ có một kế toán phụ trách ghi chép các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết. Cuối kỳ, kế toán lập các

báo cáo tổng hợp, báo cáo thuế,... theo qui định.

3.3.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty

3.3.2.1 Các chính sách kế toán

- Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.

- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 48/2006 của Bộ tài chính. - Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: tuân thủ nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng là khấu hao đường

3.3.2.2 Hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản, chứng từ theo quyết định số

48/2006 của Bộ tài chính. Dựa vào đặc điểm kinh doanh, công ty mở các tài khoản có phát sinh trong kỳ. Các chứng từ kế toán sử dụng được lập theo mẫu

do Bộ tài chính ban hành và có một số thay đổi để phù hợp với hoạt động của

công ty. Mẫu các sổ kế toán và các chứng từ sử dụng được minh hoạ cụ thể trong chương 4 của đề tài.

3.3.2.3 Hình thức kế toán và ghi sổ tại công ty

Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung, niên độ kế toán năm, ghi sổ theo phương pháp thủ công. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế

toán ghi vào các sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội

dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt;

- Sổ cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung (hình 3.1): - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, trước hết ghi nghiệp

vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đócăn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký

chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ,

thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ

vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ

nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để

ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do

một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối kỳ kế toán cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân

đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

(Nguồn: Hình thức kế toán nhật ký chung theo Quyết định 48/2006 BTC)

Hình 3.2 Sơ đồ ghi chép theo hình thức nhật ký chung

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 3.4.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên là công ty thương mại,

chuyên phân phối các mặt hàng mỹ phẩm cho các đại lý và khách hàng mua lẻ.

Ghi cuối tháng

Ghi hằng ngày

Đối chiếu kiểmtra

Sổ Nhật ký đặc biệt

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối

số phát sinh

Bảng tổng hợp

chi tiết

SỔ CÁI

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ NHẬT KÍ

CHUNG Chứng từ kế toán

Các mặt hàng của công ty là các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da như: kem dưỡng ROYAR, ROJZY JIALI, W-LEZA, v.v…, kem tắm trắng, tẩy lông

LETRACO, thuốc nhuộm 100%…

3.4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

Công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên hoạt động gần 10 năm, đã có

được một số lượng khách hàng nhất định. Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, từ khi thành lập đến nay vốn chủ sở hữu đã tăng lên hơn 1 tỷ đồng.

Để hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty, đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty từ năm 2010 - 2012.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty từ năm

2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 ROS 2,54 6,38 (3,54) ROA 3,11 5,24 (3,53) HSVQV (vòng) 1,22 0,82 0,99 DTT/TCP 96,00 110,00 97,00 LNST/TCP 2,44 7,00 (3,40)

(Nguồn: Dựa trên số liệu báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012)

Qua các chỉ tiêu trong bảng 3.2, ta thấy năm 2010 và năm 2011, các chỉ

tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty đều dương và tăng, cho thấy công

ty hoạt động có lời và phát triển tốt. Nhưng đến năm 2012, các chỉ tiêu này bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 34)