Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và khoản trích theo

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 60)

theo lương tại công ty tháng 6 năm 2013

4.2.4.1 Ưu điểm

Công tác kế toán tại công ty TNHH SX TM DV Hoàng Duyên được tổ

chức khá đơn giản. Kế toán viên chỉ cần căn cứ các chứng từ kế toán và ghi chép, công việc đơn giản, dễ thực hiện. Tổ chức công tác kế toán tiền lương có

- Hình thức trả lương cho nhân viên phù hợp với tổ chức quản lý, kinh

doanh của công ty. Hình thức trả lương theo thời gian với mức lương ổn định và tăng dần đã làm cho cán bộ công nhân viên thực sự tin tưởng và gắn bó với

công ty. Bên cạnh đó, sự tính toán của kế toán viên đảm bảo sự hợp lý, chính xác làm cho các nhân viên trong công ty yên tâm và làm việc tốt hơn.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tương đối

hoàn chỉnh. Hạch toán chi tiết theo đối tượng quản lý, cuối kỳ có bảng tổng

hợp lên cấp trên giúp cho nhà quản lý theo dõi kịp thời, rõ ràng các khoản

mục, kịp thời điều chỉnh hay đưa ra những quyết định về chính sách tiền lương.

- Các chứng từ kế toán sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính quy định và

được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thêm cho phù hợp với yêu cầu của nghiệp

vụ kinh tế phát sinh và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.

4.2.4.2 Nhược điểm

Công ty chỉ có một kế toán phụ trách ghi chép nghiệp vụ và lập các báo

cáo tổng hợp. Do đó việc kiểm tra, đối chiếu các sổ sách, chứng từ của công ty

còn kém, chưa có tính minh bạch cao, dễ dẫn đến sai sót trong hạch toán.

Công tác kế toán tiền lương chưa được tốt ở khâu lưu trữ chứng từ. Các chứng từ có liên quan đến tiền lương nhân viên thời vụ chưa được rõ ràng,

khâu lưu trữ kém làm thất lạc một số chứng từ dẫn đến việc một khoản chi phí

lương nhân viên thời vụ không được đưa vào chi phí hợp lệ khi quyết toán

thuế. Điều này làm ảnh hưởng một phần không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế của

công ty.

Hiện tại, công tác ghi chép, theo dõi các số liệu kế toán của công ty được

thực hiện bằng thủ công, nhưng chỉ có một nhân viên kế toán thực hiện. Điều

này khiến cho khối lượng công việc của kế toán viên nhiều hơn, dễ dàng dẫn đến sai sót trong ghi chép nghiệp vụ. Đồng thời, việc quản lý số liệu kế toán,

cập nhật thông tin kế toán của công ty chậm và khó khăn hơn, ảnhhưởng đến công tác quản lý và ra các quyết định kinh doanh của nhà quản lý.

Nhân viên kế toán và nhà quản lý còn chưa cập nhật và áp dụng kịp thời các qui định và chính sách của Nhà nước về kế toán tiền lương, chi phí lương

và các khoản trích theo lương. Điều này khiến cho công tác kế toán của công ty chưa đúng với quy định hiện hành, làm hạn chế một số quyền lợi của công

4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ LƯƠNG

4.3.1 Phân tích cơ cấu chi phí tiền lương qua các năm 2010 - 2012 và sáu tháng đầu các năm 2011 - 2013 sáu tháng đầu các năm 2011 - 2013

Bảng 4.14: Bảng phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Mức % Mức % Mức % Chi phí nguyên

vật liệu (Giá vốn)

1.065.911 78,95 581.116 70,57 888.373 77,56

Chi phí tiền lương 171.700 12,72 212.041 25,75 223.600 19,52

Chi phí khấu hao 4.245 0,31 4.245 0,52 4.245 0,37 Chi phí dịch vụ mua ngoài 26.780 1,98 10.961 1,33 9.916 0,87 Chi phí khác bằng tiền 81.460 6,04 15.075 1,83 19.305 1,68 Tổng 1.350.096 100,00 823.438 100,00 1.145.439 100,00

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 - Bộ phận kế toán)

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có

nhiều biến động. Cụ thể là năm 2011 tổng chi phí là 823.438.000 đồng giảm 526.657.000 đồng (39%) so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là do giảm chi

phí giá vốn hàng bán 484.795.000 đồng (chiếm 92% mức chi phí giảm) do

trong năm doanh số sản phẩm bán ra ít hơn. Trong khi đó chi phí tiền lương năm 2011 so với năm 2010 lại tăng 40.341.000 đồng, trong đó chi phí nhân

viên bán hàng theo thời vụ tăng 22.304.000 đồng, chiếm hơn 50% mức tăng

của chi phí lương. Điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí nhân công theo

thời vụ của công ty còn chưa tốt, chưa phù hợp với mức hoạt động của công ty

trong năm. Mặt khác, các chi phí khác trong năm 2011 đều giảm so với năm

2010, với tổng mức giảm là 82.204.000 đồng, điều này góp phần làm lợi

nhuận của công ty tăng trong năm 2011.

Đến năm 2012, chi phí nhân công tiếp tục tăng 51.900.000 so với năm

2010, tốc độ tăng 30,23% trong khi các chi phí khác giảm làm tổng chi phí

giảm theo với mức 204.657.000 đồng (giảm 15,16% so với năm 2010). Đồng

14,60% so với năm 2010). Mức độ giảm của chi phí tuy cao hơn của doanh

thu nhưng do chi phí giá vốn quá cao không phù hợp vói doanh thu nên trong

năm 2012 công ty bị lỗ 39.158.000 đồng.

Về cơ cấu, từ năm 2010 đến năm 2012 chi phí giá vốn luôn chiếm hơn

70% tổng chi phí, nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Thay vào đó chi phí

tiền lương lại có xu hướng tăng rõ rệt 12,72% năm 2010 đã tăng lên chiếm

19,52% tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong năm 2012, và cao nhất là

25,75% trong năm 2011. Việc thay đổi cơ cấu trong tổng chi phí cho thấy sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương ngày càng lớn. Công ty cần có sự quan tâm

sâu sát hơn để có thể kiểm soát chi phí, đặc biệt là chi phí tiền lương và giá

vốn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.

Để đánh giá rõ hơn sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài phân tích những biến động về cơ cấu

chi phí sản xuất kinh doanh của sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.

Bảng 4.15: Bảng phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mức % Mức % Mức % Chi phí nguyên vật

liệu (Giá vốn)

310.558 67,02 445.568 77,22 372.590 72,96

Chi phí tiền lương 104.591 22,57 115.100 19,95 115.288 22,58 Chi phí khấu hao 2.122 0,46 2.122 0,37 2.122 0,42 Chi phí dịch vụ mua

ngoài

15.390 3,32 4.958 0,86 6.537 1,28

Chi phí khác bằng tiền 30.730 6,63 9.235 1,60 14.127 2,76 Tổng 463.391 100,00 576.983 100,00 510.664 100,00

(Nguồn: Tổng hợp chi phí sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 - Bộ phận kế toán)

Theo bảng 4.15, tổng chi phí sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm

2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 113.592.000 đồng (tăng 24,51%). Trong đó chủ yếu là tăng chi phí giá vốn (tăng 135.010.000 đồng) do doanh số bán tăng. Bên cạnh đó chi phí tiền lương cũng tăng nhẹ (tăng 10.509.000 đồng) do trong năm công ty thuê thêm lao động thời vụ và tăng lương cho nhân viên.

Sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, tổng chi phí giảm 66.319.000 đồng. Nguyên nhân là do công ty áp dụng một số chính sách tiết

kiệm chi phí và do doanh số bán năm 2013 so với năm 2012 giảm nên chi phí giá vốn cũng giảm (giảm 72.978.000 đồng). Bên cạnh đó, chi phí lương cho

nhân viên cũng không tăng mạnh như những năm trước.

Về cơ cấu chi phí của sáu tháng đầu năm không có sự thay đổi đáng kể

so với cả năm.

Để hiểu rõ hơn tình hình biến động cơ cấu tiền lương nhân viên thời vụ

và nhân viên chính thức trong tổng chi phí lương, đề tài phân tích cơ cấu chi phí lương qua các năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012,

2013.

Bảng 4.16: Bảng phân tích cơ cấu chi phí tiền lươngqua các năm 2010, 2011,

2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Mức % Mức % Mức % Chi phí nhân viên

chính

119.704 69,72 137.741 64,96 155.700 69,63

Chi phí nhân viên thời vụ

51.996 30,28 74.300 35,04 67.900 30,37

Tổngchi phí lương 171.700 100,00 212.041 100,00 223.600 100,00

(Nguồn: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương năm 2010, 2011, 2012 – bộ phận kế toán)

Trong tổng chi phí tiền lươngqua các năm 2010, 2011, 2012, chi phí trả

cho nhân viên chính chiếm gần 70%. Bên cạnh đó, tuy mức chi phí phải trả

cho nhân viên thời vụ ít hơn nhưng cũng chiếm vị trí quan trọng. Chi phí nhân

viên thời vụ chiếm 3,86% so với tổng chi phí năm 2010 và 5,93% năm 2012. Đặc biệt năm 2011, chi phí nhân viên thời vụ cao nhất với mức 74.300.000

chiếm 9,02%. Trong khi đó, hoạt động bán hàng của năm 2011 lại thấp hơn hai năm còn lại, điều này cho thấy việc quản lý chi phí nhân công, cụ thể là nhân viên thời vụ còn chưa hợp lý.

Bảng 4.17: Bảng phân tích cơ cấu chi phí tiền lương sáu tháng đầu năm

2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mức % Mức % Mức % Chi phí nhân viên

chính

68.741 65,72 77.900 67,68 77.900 67,60

Chi phí nhân viên thời

vụ

35.850 34,28 37.200 32,32 37.338 32,40

Tổng 104.591 100,00 115.100 100,00 115.238 100,00

(Nguồn: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương trong sáu tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 - bộ phận kế toán)

Tình hình biến động chi phí tiền lương trong sáu tháng đầu các năm 2011, 2012 và 2013 tương đối ít. Chủ yếu là có sự biến động giữanăm 2012

so với năm 2011 chi phí nhân công tăng 10.509.000 đồng.

4.3.2 Phân tích tình hình biến động chi phí lương tại tháng 6 qua các năm 2011, 2012, 2013 năm 2011, 2012, 2013

4.3.2.1 Phân tích biến động chi phí lương

Để đánh giá rõ hơn sự biến động của chi phí nhân công từ năm 2011 đến năm 2013, đề tài nghiên cứu biến động chi phí lương tại thời điểm tháng 6 hàng năm.

Bảng 4.18: Tình hình biến động chi phí lương nhân viên chính thức tháng 6 năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 -2012 2011 2012 2013 Mức % Mức % Tiền lương cơ bản và phụ cấp/người 2.300 2.600 2.600 0 0 100 9,09

Số lượng nhân viên

(người) 5 5 5 0 0 0 0

Các khoản trừ 0 0 100 0 0 100 - Tổng 11.500 13.000 12.900 1.500 13,04 (100) (0,77)

Tiền lương phải trả cho nhân viên là tổng tiền lương cơ bản và phụ cấp được công ty quy định trong hợp đồng lao động hoặc có quyết định tăng, giảm

theo từng năm. Các khoản giảm trừ vào lương phải trả cho nhân viên là các khoản tiền công cho nhân viên nhưng không được hưởng do công ty qui định như: nghỉ phép không hưởng lương, phụ cấp chuyên cần của nhân viên thời vụ không được hưởng.

Theo bảng số liệu 4.18 chi phí nhân viên chính thức trong tháng 6 từ năm 2011 đến năm 2012 của công tytăng dần qua mỗi năm. Cụ thể là trong năm 2012, chi phí nhân viên tăng so với năm 2011 là 1.500.000 đồng, trong đó tăng do lương cơ bản và phụ cấptăng là:

(2.600.000 – 2.300.000) × 5 = 1.500.000 đồng.

Năm 2013, chi phí lương trong tháng 6 giảm so với năm 2012 là 100.000

đồng từ mức giảm khoản phải trừ vào lương nhân viên.

Như vậy, chi phí lương nhân viên chính biến động chủ yếu do chênh lệch

về mức lương cơ bản và phụ cấp do công ty qui định, còn sốlượng nhân viên

không đổi qua từng giai đoạn nên không ảnh hưởng đến chi phí. Bên cạnh đó,

biến động về chi phí lương còn do các khoản giảm trừ của nhân viên. Các biến động giảm do các khoản giảm trừ lương nhân viên không đáng khích lệ. Vì nếu các khoản giảm trừ này tăng cho thấy tinh thần trách nhiệm của nhân viên không cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo bảng 4.19, chi phí nhân viên thời vụ có sự biến động do chênh lệch

về tiền lương cơ bản và phụ cấp và chênh lệch về số lượng nhân viên. Cụ thể là trong năm 2012 so với năm 2011, chi phí lương biến động tăng 1.150.000 đồng. Trong đó:

- Tăng do biến động về lượng nhân viên là: 1.300.000 × (5 – 4) = 1.300.000 đồng

- Tăng do biến động về giá là:

(1.300.000 – 1.300.000) × 5 = 0 đồng

- Giảm do các khoản giảm trừ giảm là 150.000 đồng.

Tổng biến động tháng 6 năm 2012 so với năm 2011 là: 1.300.000 – 150.000 = 1.150.000 đồng.

Bảng 4.19: Tình hình biến động tiền lương nhân viên thời vụ tại tháng 6 các năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 2011 2012 2013 Mức % Mức % Tiền lương cơ bản và phụ cấp/người 1.300 1.300 1.400 0 0 100 9,09

Số lượng nhân viên

(người) 4 5 4 1 25,00 (1) (20,00)

Các khoản trừ 0 150 308 150 - 158 118,34 Tổng 5.200 6.350 5.292 1.150 22,12 (1.058) (16,67)

(Nguồn: Tổng hợp)

Năm 2013 so với năm 2012, biến động chi phí giảm 1.058.000 đồng, trong đó:

- Chênh lệch về lượng nhân viên là: (4 – 5) × 1.300.000 = - 1.300.000 đồng

- Chênh lệch về giá là:

(1.400.000 – 1.300.000) × 4 = 400.000 đồng

- Chênh lệch do các khoản giảm trừ tăng là 158.000 đồng.

Tổng biến động: 400.000 + 158.000 – 1.300.000 = -1.058.000 đồng. Như vậy, biến động tiền lương cho nhân viên thời vụ xảy ra bao gồm cả

ba yếu tố: tiền lương cơ bản và phụ cấp, số lượng nhân viên và các khoản

giảm trừ. Trong đó ảnh hưởng nhiều là biến động về lượng nhân viên trong kỳ.

4.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương

a) Tiền lương cơ bản và phụ cấp

Tiền lương cơ bản và phụ cấp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi

phí nhân công trong kỳ. Tiền lương cơ bản và phụ cấp tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên. Vì thế công ty nên có kế

hoạch tăng hoặc giảm lương cụ thể theo năng lực làm việc của nhân viên trong

công ty, đặc biệt là nhân viên bán hàng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cần có mức thưởng hoặc tăng lương khi

động chưa tốt thì không nên ra quyết định tăng lương, vì sẽ làm giảm hiệu quả

khích lệ nhân viên của tiền lương.

b) Số lượng nhân viên

Về số lượng nhân viên, công ty nên đăc biệt quan tâm đến số lượng nhân

viên thời vụ. Công ty cần lập bảng thống kê, lập kế hoạch thuê mướn nhân

viên thời vụ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty.

4.4 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY

4.4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý, kinh doanh tại công ty

Do quy mô sản xuất kinh doanh của công ty nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít và đơn giản nên tổ chức hệ thống kế toán của công ty

cũng đơn giản. Chính sách quản lý nhân sự của công ty cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến công tác kế toán. Công ty chủ trương sử dụng nhân viên bán hàng là nhân viên thời vụ để làm giảm chi phí lương cho công ty, nhưng chưa chú

trọng đến chi phí nhân công này nhiều. Việc quản lý chứng từ về kế toán lương nhân viên thời vụ chưa tốt, khâu lưu trữ kém làm thất lạc một số chứng

từ về nhân công thòi vụ. Điều này làm cho kế toán chi phí lương nhân viên thời vụ trở nên không hợp lý, hợp lệ, không được đưa vào chi phí nhân công

trong quyết toán thuế thu nhập.

4.4.2 Nhân tố lao động, con người tại công ty

Sự ảnh hưởng của cơ cấu lao động trong công ty, số lượng lao động thời

vụ của công ty biến động qua từng thời kỳ đòi hỏi kế toán phải cập nhật thưởng xuyên để phản ánh vào sổ sách. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy

nhân viên đơn giản, phân định chức năng rõ ràng giúp cho kế toán dễ dàng

hơn trong việc kiểm tra, quản lý.

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm và trung thực, hiểu rõ đặc điểm kinh

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 60)