Phân tích tình hình biến động chi phí lương tại tháng 6 qua các năm

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 65 - 68)

năm 2011, 2012, 2013

4.3.2.1 Phân tích biến động chi phí lương

Để đánh giá rõ hơn sự biến động của chi phí nhân công từ năm 2011 đến năm 2013, đề tài nghiên cứu biến động chi phí lương tại thời điểm tháng 6 hàng năm.

Bảng 4.18: Tình hình biến động chi phí lương nhân viên chính thức tháng 6 năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 -2012 2011 2012 2013 Mức % Mức % Tiền lương cơ bản và phụ cấp/người 2.300 2.600 2.600 0 0 100 9,09

Số lượng nhân viên

(người) 5 5 5 0 0 0 0

Các khoản trừ 0 0 100 0 0 100 - Tổng 11.500 13.000 12.900 1.500 13,04 (100) (0,77)

Tiền lương phải trả cho nhân viên là tổng tiền lương cơ bản và phụ cấp được công ty quy định trong hợp đồng lao động hoặc có quyết định tăng, giảm

theo từng năm. Các khoản giảm trừ vào lương phải trả cho nhân viên là các khoản tiền công cho nhân viên nhưng không được hưởng do công ty qui định như: nghỉ phép không hưởng lương, phụ cấp chuyên cần của nhân viên thời vụ không được hưởng.

Theo bảng số liệu 4.18 chi phí nhân viên chính thức trong tháng 6 từ năm 2011 đến năm 2012 của công tytăng dần qua mỗi năm. Cụ thể là trong năm 2012, chi phí nhân viên tăng so với năm 2011 là 1.500.000 đồng, trong đó tăng do lương cơ bản và phụ cấptăng là:

(2.600.000 – 2.300.000) × 5 = 1.500.000 đồng.

Năm 2013, chi phí lương trong tháng 6 giảm so với năm 2012 là 100.000

đồng từ mức giảm khoản phải trừ vào lương nhân viên.

Như vậy, chi phí lương nhân viên chính biến động chủ yếu do chênh lệch

về mức lương cơ bản và phụ cấp do công ty qui định, còn sốlượng nhân viên

không đổi qua từng giai đoạn nên không ảnh hưởng đến chi phí. Bên cạnh đó,

biến động về chi phí lương còn do các khoản giảm trừ của nhân viên. Các biến động giảm do các khoản giảm trừ lương nhân viên không đáng khích lệ. Vì nếu các khoản giảm trừ này tăng cho thấy tinh thần trách nhiệm của nhân viên không cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo bảng 4.19, chi phí nhân viên thời vụ có sự biến động do chênh lệch

về tiền lương cơ bản và phụ cấp và chênh lệch về số lượng nhân viên. Cụ thể là trong năm 2012 so với năm 2011, chi phí lương biến động tăng 1.150.000 đồng. Trong đó:

- Tăng do biến động về lượng nhân viên là: 1.300.000 × (5 – 4) = 1.300.000 đồng

- Tăng do biến động về giá là:

(1.300.000 – 1.300.000) × 5 = 0 đồng

- Giảm do các khoản giảm trừ giảm là 150.000 đồng.

Tổng biến động tháng 6 năm 2012 so với năm 2011 là: 1.300.000 – 150.000 = 1.150.000 đồng.

Bảng 4.19: Tình hình biến động tiền lương nhân viên thời vụ tại tháng 6 các năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 2011 2012 2013 Mức % Mức % Tiền lương cơ bản và phụ cấp/người 1.300 1.300 1.400 0 0 100 9,09

Số lượng nhân viên

(người) 4 5 4 1 25,00 (1) (20,00)

Các khoản trừ 0 150 308 150 - 158 118,34 Tổng 5.200 6.350 5.292 1.150 22,12 (1.058) (16,67)

(Nguồn: Tổng hợp)

Năm 2013 so với năm 2012, biến động chi phí giảm 1.058.000 đồng, trong đó:

- Chênh lệch về lượng nhân viên là: (4 – 5) × 1.300.000 = - 1.300.000 đồng

- Chênh lệch về giá là:

(1.400.000 – 1.300.000) × 4 = 400.000 đồng

- Chênh lệch do các khoản giảm trừ tăng là 158.000 đồng.

Tổng biến động: 400.000 + 158.000 – 1.300.000 = -1.058.000 đồng. Như vậy, biến động tiền lương cho nhân viên thời vụ xảy ra bao gồm cả

ba yếu tố: tiền lương cơ bản và phụ cấp, số lượng nhân viên và các khoản

giảm trừ. Trong đó ảnh hưởng nhiều là biến động về lượng nhân viên trong kỳ.

4.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương

a) Tiền lương cơ bản và phụ cấp

Tiền lương cơ bản và phụ cấp là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi

phí nhân công trong kỳ. Tiền lương cơ bản và phụ cấp tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên. Vì thế công ty nên có kế

hoạch tăng hoặc giảm lương cụ thể theo năng lực làm việc của nhân viên trong

công ty, đặc biệt là nhân viên bán hàng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cần có mức thưởng hoặc tăng lương khi

động chưa tốt thì không nên ra quyết định tăng lương, vì sẽ làm giảm hiệu quả

khích lệ nhân viên của tiền lương.

b) Số lượng nhân viên

Về số lượng nhân viên, công ty nên đăc biệt quan tâm đến số lượng nhân

viên thời vụ. Công ty cần lập bảng thống kê, lập kế hoạch thuê mướn nhân

viên thời vụ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại, dịch vụ hoàng duyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)