Bảng 4.14: Bảng phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Mức % Mức % Mức % Chi phí nguyên
vật liệu (Giá vốn)
1.065.911 78,95 581.116 70,57 888.373 77,56
Chi phí tiền lương 171.700 12,72 212.041 25,75 223.600 19,52
Chi phí khấu hao 4.245 0,31 4.245 0,52 4.245 0,37 Chi phí dịch vụ mua ngoài 26.780 1,98 10.961 1,33 9.916 0,87 Chi phí khác bằng tiền 81.460 6,04 15.075 1,83 19.305 1,68 Tổng 1.350.096 100,00 823.438 100,00 1.145.439 100,00
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 - Bộ phận kế toán)
Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có
nhiều biến động. Cụ thể là năm 2011 tổng chi phí là 823.438.000 đồng giảm 526.657.000 đồng (39%) so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là do giảm chi
phí giá vốn hàng bán 484.795.000 đồng (chiếm 92% mức chi phí giảm) do
trong năm doanh số sản phẩm bán ra ít hơn. Trong khi đó chi phí tiền lương năm 2011 so với năm 2010 lại tăng 40.341.000 đồng, trong đó chi phí nhân
viên bán hàng theo thời vụ tăng 22.304.000 đồng, chiếm hơn 50% mức tăng
của chi phí lương. Điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí nhân công theo
thời vụ của công ty còn chưa tốt, chưa phù hợp với mức hoạt động của công ty
trong năm. Mặt khác, các chi phí khác trong năm 2011 đều giảm so với năm
2010, với tổng mức giảm là 82.204.000 đồng, điều này góp phần làm lợi
nhuận của công ty tăng trong năm 2011.
Đến năm 2012, chi phí nhân công tiếp tục tăng 51.900.000 so với năm
2010, tốc độ tăng 30,23% trong khi các chi phí khác giảm làm tổng chi phí
giảm theo với mức 204.657.000 đồng (giảm 15,16% so với năm 2010). Đồng
14,60% so với năm 2010). Mức độ giảm của chi phí tuy cao hơn của doanh
thu nhưng do chi phí giá vốn quá cao không phù hợp vói doanh thu nên trong
năm 2012 công ty bị lỗ 39.158.000 đồng.
Về cơ cấu, từ năm 2010 đến năm 2012 chi phí giá vốn luôn chiếm hơn
70% tổng chi phí, nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Thay vào đó chi phí
tiền lương lại có xu hướng tăng rõ rệt 12,72% năm 2010 đã tăng lên chiếm
19,52% tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong năm 2012, và cao nhất là
25,75% trong năm 2011. Việc thay đổi cơ cấu trong tổng chi phí cho thấy sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương ngày càng lớn. Công ty cần có sự quan tâm
sâu sát hơn để có thể kiểm soát chi phí, đặc biệt là chi phí tiền lương và giá
vốn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.
Để đánh giá rõ hơn sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài phân tích những biến động về cơ cấu
chi phí sản xuất kinh doanh của sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Bảng 4.15: Bảng phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức % Mức % Mức % Chi phí nguyên vật
liệu (Giá vốn)
310.558 67,02 445.568 77,22 372.590 72,96
Chi phí tiền lương 104.591 22,57 115.100 19,95 115.288 22,58 Chi phí khấu hao 2.122 0,46 2.122 0,37 2.122 0,42 Chi phí dịch vụ mua
ngoài
15.390 3,32 4.958 0,86 6.537 1,28
Chi phí khác bằng tiền 30.730 6,63 9.235 1,60 14.127 2,76 Tổng 463.391 100,00 576.983 100,00 510.664 100,00
(Nguồn: Tổng hợp chi phí sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 - Bộ phận kế toán)
Theo bảng 4.15, tổng chi phí sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm
2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 113.592.000 đồng (tăng 24,51%). Trong đó chủ yếu là tăng chi phí giá vốn (tăng 135.010.000 đồng) do doanh số bán tăng. Bên cạnh đó chi phí tiền lương cũng tăng nhẹ (tăng 10.509.000 đồng) do trong năm công ty thuê thêm lao động thời vụ và tăng lương cho nhân viên.
Sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, tổng chi phí giảm 66.319.000 đồng. Nguyên nhân là do công ty áp dụng một số chính sách tiết
kiệm chi phí và do doanh số bán năm 2013 so với năm 2012 giảm nên chi phí giá vốn cũng giảm (giảm 72.978.000 đồng). Bên cạnh đó, chi phí lương cho
nhân viên cũng không tăng mạnh như những năm trước.
Về cơ cấu chi phí của sáu tháng đầu năm không có sự thay đổi đáng kể
so với cả năm.
Để hiểu rõ hơn tình hình biến động cơ cấu tiền lương nhân viên thời vụ
và nhân viên chính thức trong tổng chi phí lương, đề tài phân tích cơ cấu chi phí lương qua các năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012,
2013.
Bảng 4.16: Bảng phân tích cơ cấu chi phí tiền lươngqua các năm 2010, 2011,
2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Mức % Mức % Mức % Chi phí nhân viên
chính
119.704 69,72 137.741 64,96 155.700 69,63
Chi phí nhân viên thời vụ
51.996 30,28 74.300 35,04 67.900 30,37
Tổngchi phí lương 171.700 100,00 212.041 100,00 223.600 100,00
(Nguồn: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương năm 2010, 2011, 2012 – bộ phận kế toán)
Trong tổng chi phí tiền lươngqua các năm 2010, 2011, 2012, chi phí trả
cho nhân viên chính chiếm gần 70%. Bên cạnh đó, tuy mức chi phí phải trả
cho nhân viên thời vụ ít hơn nhưng cũng chiếm vị trí quan trọng. Chi phí nhân
viên thời vụ chiếm 3,86% so với tổng chi phí năm 2010 và 5,93% năm 2012. Đặc biệt năm 2011, chi phí nhân viên thời vụ cao nhất với mức 74.300.000
chiếm 9,02%. Trong khi đó, hoạt động bán hàng của năm 2011 lại thấp hơn hai năm còn lại, điều này cho thấy việc quản lý chi phí nhân công, cụ thể là nhân viên thời vụ còn chưa hợp lý.
Bảng 4.17: Bảng phân tích cơ cấu chi phí tiền lương sáu tháng đầu năm
2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức % Mức % Mức % Chi phí nhân viên
chính
68.741 65,72 77.900 67,68 77.900 67,60
Chi phí nhân viên thời
vụ
35.850 34,28 37.200 32,32 37.338 32,40
Tổng 104.591 100,00 115.100 100,00 115.238 100,00
(Nguồn: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương trong sáu tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 - bộ phận kế toán)
Tình hình biến động chi phí tiền lương trong sáu tháng đầu các năm 2011, 2012 và 2013 tương đối ít. Chủ yếu là có sự biến động giữanăm 2012
so với năm 2011 chi phí nhân công tăng 10.509.000 đồng.