Ví dụ về “Chia sẻ bí mật”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật an toàn thông tin dùng trong kiểm phiếu điện tử (Trang 43 - 44)

6. Nội dung luận văn

2.2.2.Ví dụ về “Chia sẻ bí mật”

Các sơ đồ chia sẻ bí mật có ứng dụng rất rộng trong thực tế, nhƣ là chia sẻ

khoá để mở két bạc, chia sẻ khoá để ký số văn bản. Các sơ đồ chia sẻ bí mật đầu tiên đƣợc đƣa ra độc lập bởi Shamir và Blakley.

Ví dụ 1:

Ví dụ, “chìa khóa” mở két bạc là “chìa khóa số” (chìa khóa gốc), đƣợc chia thành 3 mảnh khóa. Mỗi thủ quỹ chỉ đƣợc giữ 1 mảnh khóa, mảnh khóa này không thể mở đƣợc két bạc. Khi 2 trong 3 ngƣời nhất trí mở két bạc, họ khớp 2 mảnh khóa của họ với nhau, sẽ nhận đƣợc chìa khóa gốc để mở két bạc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ 2:

Ví dụ cần sử dụng phƣơng pháp “chia sẻ bí mật” là chia nhỏ “lá phiếu” trong bỏ phiếu điện tử. Trên thực tế nhiều khi ngƣời ta chƣa thật tin vào một nhóm ít ngƣời trong ban kiểm phiếu, ngƣời bỏ phiếu đƣợc phép chia “lá phiếu” thành nhiều “mảnh phiếu”, sau đó gửi cho mỗi ngƣời trong ban kiểm phiếu một “mảnh”. Nhƣ vậy từng thành viên trong ban kiểm phiếu khó thể đọc đƣợc nội dung “lá phiếu”.

Khi mọi thành viên trong ban kiểm phiếu nhất trí xem nội dung lá phiếu, thì các “mảnh phiếu” mới đƣợc khớp lại để có đƣợc “lá phiếu” ban đầu của ngƣời bỏ phiếu.

Chia nhỏ “lá phiếu” có thể hiểu theo nhiều nghĩa: có thể là chia khóa bí mật để giải mã nội dung lá phiếu; Có thể chính nội dung lá phiếu (tên, mã số ứng cử viên, ý kiến đồng ý hay không đồng ý, …) đƣợc chia thành các “mảnh tin” (trên thực tế bản thân mỗi mảnh tin đều không có nghĩa).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật an toàn thông tin dùng trong kiểm phiếu điện tử (Trang 43 - 44)