Xuất các biện pháp, thể chế trong tổ chức quản lý rác thả iở nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác thải (Trang 69 - 83)

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.2. xuất các biện pháp, thể chế trong tổ chức quản lý rác thả iở nông thôn

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài về tồn tại trong công tác quản lý rác thải cũng như bài học kinh nghiệm trong tổ chức mô hình quản lý rác thải tại xã Thạch Long, kiến nghị một số biện pháp sau:

3.3.2.1. Các biện pháp, thể chế cấp quốc gia

Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

Hiện đã có 5 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn nhưng có tới 4 văn bản về quản lý chất thải rắn cho đô thị. Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn ban hành tháng 4/2007 nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện. Do vậy một số quy phạm pháp luật cần được ban hành để hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện quản lý chất thải rắn ở nông thôn như:

- Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn cho nông thôn.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn.

- Xây dựng tiêu chí và hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

- Xây dựng các yêu cầu vệ sinh đối với khu xử lý quy mô nhỏ, trạm trung chuyển quy mô cấp xã.

- Cần phải có văn bản hướng dẫn thực hiện, trong đó chú trọng phân công trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý CTR

Để công tác truyền thông có hiệu quả cần tăng cường nguồn nhân lực, kinh phí cho công tác truyền thông và đa dạng hóa các loại hình truyền thông.

Tổ chức huy động cộng đồng tham gia quản lý CTR Trách nhiệm tham gia của cộng đồng thể hiện ở các mặt: - Đóng góp tài chính cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn.

- Tham gia các hoạt động quản lý chất thải rắn: Phân loại rác tại nguồn. Huy động cộng đồng trong quản lý chất thải rắn đã được Chính phủ coi là một trong các biện pháp quan trọng giải quyết các vấn đề về môi trường nói chung nhưng thực tế công tác này chưa được triển khai có hiệu quả ở nông thôn.

Thành lập và củng cố hoạt động của các tổ chức về quản lý chất thải rắn ở nông thôn

Trong đó nên chú trọng đến công tác xã hội hóa đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở các vùng nông thôn. Các hoạt động thu gom, xử lý rác thải không phải là các hoạt động dễ sinh lời nên cần phải có chính sách hỗ trợ tài chính, hướng dẫn để phát triển các loại hình dịch vụ này ở khu vực nông thôn.

Lựa chọn các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp

Tùy thuộc vào quy mô quản lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng vùng nông thôn đặc thù để lựa chọn các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp.

Trước mắt cần ưu tiên áp dụng các biện pháp đơn giản rẻ tiền, các công nghệ quy mô nhỏ, xử lý rác thải tại nguồn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thử nghiệm công nghệ mới, hiện đại, xử lý triệt để hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng và công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTSH nông thôn quy mô cấp xã. Qua các kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

- Lượng phát thải RTSH bình quân tính theo đầu người tại xã Thạch Long là 0,42 kg/người/ng.đêm.

- Mô hình quản lý, thu gom và xử lý rác thải đề xuất cho xã Thạch Long là mô hình HTX dịch vụ và VSMT hoạt động có sự phối hợp, giám sát của chính quyền địa phương. Trong đó, HTX sẽ có hai mảng hoạt động chính đó là: Hoạt động công ích (thu gom, xử lý rác thải) và hoạt động dịch vụ (góp phần đưa lại lợi nhuận và thu nhập cho xã viên HTX).

- Công nghệ xử lý RTSH nông thôn ở quy mô cấp xã nên sử dụng công nghệ đốt bằng lò đốt rác khí tự nhiên sử dụng hệ thống đốt đôi là phù hợp. Đây là hệ lò đốt không cần sử dụng thêm nhiên liệu, đảm bảo các tiêu chí: Đơn giản, dễ quản lý vận hành, giảm thiểu tối đa khối lượng rác thải.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài khi trình bày, thảo luận tại Hội đồng khoa học cấp tỉnh của Hà Tĩnh đã được các ngành chuyên môn đánh giá cao. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý và giao Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh tiếp tục nghiên cứu, phát triển để có kết luận về hiệu quả của mô hình nhằm giúp tỉnh nhân rộng trên địa bàn.

2. Kiến nghị

Mô hình quản lý chất thải rắn đề xuất cho xã Thạch Long đại diện cho các địa phương khu vực nông thôn với quy mô nhỏ. Do đó:

- Cần được tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả của các công nghệ áp dụng để rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng.

- Đối với khu vực nông thôn, phí dịch vụ môi trường chỉ đủ cho công tác thu gom. Do đó cần phải có cơ chế chính sách tài chính duy trì vận hành khu xử lý rác thải.

- Cần đầu tư xây dựng thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn quy mô cụm xã (từ 2-3 xã trở lên) để rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng.

- Do thời gian có hạn, đề tài không thể giải quyết được tất cả các vấn đề về quản lý rác thải ở nông thôn, rất cần những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hoàng Anh, Nghiêm Thị Hoàng Anh (2012), “Chất thải rắn nông thôn - vấn

đề còn bỏ ngỏ”, Tổng cục Môi trường, Tạp chí Môi trường 10/2012.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Tài liệu hội nghị bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011- Chất

thải rắn, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

5. Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt (2007), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Công ty môi trường tầm nhìn xanh.

6. Nguyễn Văn Phước (2005), Quản lý và xử lý chất thải rắn, Trường Đại học Bách Khoa. TP.HCM.

7. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Hà Nội, 2007.

8. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Hà Nội, 2007.

9. Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội, 2009.

10. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD, ngày 18/01/2001, Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Hà Nội, 2001.

11. Vũ Thị Thanh Hương (2006), Dự án tổng hợp xây dựng các mô hình thu gom,

xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã. Cục BVMT.

12. Ths Trần Quang Ninh, Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam;

13. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh (2014), Báo cáo Đánh giá hoạt động các

từ năm 2012 - 2014, kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2015, Hà Tĩnh.

14. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh (2014), Báo cáo Hiện trạng môi trường

tỉnh Hà Tĩnh - Chuyên đề Môi trường nông thôn, Hà Tĩnh.

15. Trần Yêm (2004), “Chất thải rắn nông thôn - hiện trạng và các biện pháp quản

Phụ lục 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Rác thải vứt ven đƣờng tại thôn Đông Hà 1

Phỏng vấn và lấy phiếu điều tra tại hộ Lê Đình Hùng

Rác đƣợc đốt tại thôn Nam Giang

Phụ lục 3

DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ LƢỢNG RÁC PHÁT SINH

Dân số (người) Lượng rác (kg/ngày) Lượng rác năm(kg)

Năm 2014 5800 2436 889140 Năm 2015 5824 2446 892785 Năm 2016 5848 2456 896446 Năm 2017 5872 2466 900121 Năm 2018 5896 2476 903812 Năm 2019 5920 2486 907517 Năm 2020 5944 2497 911238 Năm 2021 5969 2507 914974 Năm 2022 5993 2517 918726 Năm 2023 6018 2527 922493 Năm 2024 6042 2538 926275 Năm 2025 6067 2548 930072 Năm 2026 6092 2559 933886 Năm 2027 6117 2569 937715 Năm 2028 6142 2580 941559 Năm 2029 6167 2590 945420 Năm 2030 6192 2601 949296

Phụ lục 4

PHIẾU ĐIỂU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Khu vực điều tra:

Tên khu vực điều tra: ………... Người cung cấp số liệu: ………..; Chức vụ: ………

2. Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích đất: ………….(ha). Trong đó: Đất nông nghiệp: ………...(ha); + Đất phi nông nghiệp: ………(ha); + Đất chưa sử dụng: ……….(ha);

3. Tình hình kinh tế - xã hội:

Số hộ dân: ………..(hộ); Tổng số dân: ………(người); Số lao động: ………...(người); Tỷ lệ tăng dân số trung bình: ………..; Số hộ làm nông nghiệp: ………(hộ); Số hộ phi nông nghiệp: ………(hộ); Tổng thu nhập toàn xã: ………; Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ………; +Thu nhập từ nông nghiệp: ………..;+ Từ các ngành nghề khác: ………. Thu nhập bình quân đầu người: ………...Số hộ nghèo: ……….(hộ); Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc: ………(con); Tổng đàn gia cầm: ……..(con); Số cơ quan đóng trên địa bàn: ……… Trường học: ………..; Trong đó:

+ Trường mầm non:………….. .. Số GV:………. Số HS: …………. + Trường cấp I: ……….. Số GV:………. Số HS: ………….

+ Trường cấp II: ………. Số GV:………. Số HS: …………. + Trường cấp III: ……… Số GV:………. Số HS: …………. Số nhà máy, xí nghiệp: ……….; Số bệnh viện, trạm y tế: ………….. Số chợ: …………..; Số nghĩa trang: ……….; Đình, chùa: ………. Hệ thống giao thông:

+ Đường đất: ………...km + Đường cấp phối: ………km + Đường bê tông: ………km + Đường nhựa: ………...km Hệ thống thuỷ lợi:

+ Kênh mương bằng đất: ………km; +Kênh mương bê tông: ………….km Hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, phương tiện giao thông:

+ Số hộ được cấp điện: …….(hộ); + Số hộ được cấp nước sạch: …….(hộ); + Số hộ có điện thoại: …….(hộ); + Bưu điện văn hoá xã: …………(cái).

4. Yêu cầu và kiến nghị của địa phƣơng về vệ sinh môi trƣờng:

……… ……… ……… ……… ……… ………..………..

Xác nhận của địa phƣơng Thạch Long, ngày…..tháng……năm ……. CHỦ TỊCH NGƢỜI ĐIỀU TRA

Phụ lục 5

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH I. Thông tin chung:

1. Họ và tên chủ hộ: ... Tuổi:...

2. Địa chỉ: ... 3. Nghề nghiệp: ………...……… Trình độ học vấn: ………… 4. Số nhân khẩu trong gia đình: ... người

5. Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình:

 1. Dưới 2 triệu đồng  2. Từ 2 đến dưới 5 triệu  3. Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu  4. Từ 10 đến dưới 15 triệu  5. Từ 15 triệu trở lên

6. Nguồn thu nhập chính của gia đình từ ngành nghề:

- Kinh doanh, buôn bán: 

- Nuôi trồng thủy sản:  - Đánh bắt thủy sản:  - SX nông nghiệp:  - Làm ăn ngoại tỉnh:  - Chăn nuôi:  - SX nông nghiệp: - Làm ăn ngoại tỉnh: - Ngành nghề khác: ...

7. Gia đình có nuôi những loài vật nào? Bao nhiêu con?

- Chó: ……….con - Gia cầm: ……….con - Trâu, bò: ……….con - Mèo: ……….con - Lợn: ……….con - Dê: …..………….con - SX nông nghiệp: - Làm ăn ngoại tỉnh: - Con vật khác: ...

II. Nội dung điều tra:

1.Lượng rác sinh hoạt gia đình ông (bà) thải ra (kg/ngày)?

< 1 kg 1 - 2 kg 2 - 3 kg > 3 kg

2. Thành phần rác thải sinh hoạt của gia đình ông (bà) chủ yếu là:

Rác hữu cơ: thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, ...

Rác vô cơ: túi nilon, chai lọ nhựa, thủy tinh, sắt vụn, ...

Rác độc hại: pin, bóng đèn, acquy, đồ điện tử, ...

 Thành phần khác ...

3. Hình thức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình ông (bà)?

Tự thu gom Tổ vệ sinh môi trường 4. Với hình thức tự thu gom, ông (bà) xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách nào?

(Có thể chọn nhiều phương án)

Bán phế liệu: Chai lọ nhựa, thủy tinh, sắt vụn, kim loại, ...

Chôn lấp.

Thiêu hủy (đốt rác)

Tái chế làm thức ăn cho vật nuôi, phân bón: thức ăn, thực phẩm thừa, ...

Đổ ra mương, ao, hồ, sông, vệ đường.

Hình thức khác:...

5. Gia đình ông (bà) sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để được tổ vệ sinh tới thu gom rác?

 10.000đ  12.000đ  15.000đ  Khác: ………đ

6. Theo ông (bà) tần suất thu gom rác của tổ vệ sinh nên là:

 1 ngày/1 lần  2 ngày/1 lần  3 ngày/1 lần  Khác: ……….. ngày/1 lần

7. Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì cho công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải ở địa phương?

... ... ... Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của gia đình ông (bà)!

Thạch Long, ngày...tháng ….. năm 2014

Phụ lục 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác thải (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)