Xuất quy trình thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác thải (Trang 65 - 69)

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1.xuất quy trình thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nông thôn

Quy trình tổ chức thu gom, xử lý rác thải quy mô cấp xã sẽ gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định thành phần, khối lượng rác thải, tìm hiểu chủ trương của tỉnh,

huyện trong quản lý rác thải, điều tra xã hội học để xác định nhu cầu và khả năng tài chính của cộng đồng khi tham gia quản lý rác thải.

Bước 2: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp và cộng đồng như:

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong quản lý rác thải. - Hướng dẫn kỹ thuật thu gom, xử lý rác thải cho người thu gom.

- Tuyên truyền về tác hại của việc đổ rác bừa bãi và xử lý rác không hợp vệ sinh.

Bước 3: Thành lập tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải. Loại hình tổ chức có

thể là Công ty TNHH, Hợp tác xã dịch vụ VSMT (ở đây mô hình tổ thu gom tự quản qua xem xét hoạt động không hiệu quả).

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý rác thải phù hợp

(công nghệ được khuyến cáo nên dùng là lò đốt rác khí tự nhiên sử dụng hệ thống đốt đôi), bao gồm:

- Lựa chọn thiết bị thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải. Chú ý tận dụng các dụng cụ có sẵn và tập quán của từng địa phương.

- Kỹ thuật phân loại, thu gom rác thải: Phân loại tại nguồn hoặc phân loại tập trung thành 2 loại là rác cháy được và các loại rác còn lại.

Bước 5: Quy hoạch quản lý rác thải.

- Xác định các loại hình quản lý là quản lý rác thải quy mô cấp xã.

- Xác định mạng lưới tuyến thu gom, các điểm tập kết, qui mô và vị trí khu xử lý rác thải.

- Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật khu xử lý rác thải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự xây dựng cơ bản.

Bước 6: Xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý rác thải.

- Thực hiện phân công trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý rác thải bao gồm: Trách nhiệm của UBND xã, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể và người dân.

- Dựa trên văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước và địa phương để xây dựng các quy định về quản lý rác thải phù hợp điều kiện của địa phương và có khả năng thực thi. Xây dựng các qui định về QLRT, mức thu phí, xử phạt các vi phạm hành chính trong QLRT, cơ chế quản lý vận hành KXL rác thải.

Bước 7: Thiết kế khu xử lý rác thải.

Bước 8: Quản lý vận hành khu xử lý rác thải.

- Xây dựng quy trình vận hành khu xử lý. - Tính toán chi phí vận hành và nguồn vốn. - Cơ chế quản lý vận hành.

Một số đánh giá đối với hệ thống quản lý CTR đề xuất Ƣu điểm

• Công tác quản lý CTR tập trung chủ yếu vào các đối tượng phức tạp, nhạy cảm như thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các khu vực tập trung dân cư.

• Có sự tham gia của cộng đồng và công tác xã hội hóa

• Định hướng các hoạt động ưu tiên cho công tác quản lý CTR.

• Cơ sở quản lý CTR luôn gắn chặt với hệ thống pháp lý hiện hành, công tác quy hoạch trong quản lý CTR đã được đề cập đến.

• Chức năng quản lý CTR được thống nhất và tương đối rõ ràng.

• Chính quyền địa phương đã có nhận thức rất rõ ràng về công tác xử lý chất thải.

• Cơ chế hoạt động tương đối mềm dẻo, nhạy bén, tương ứng với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nhƣợc điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến việc thực thi các văn bản pháp luật (kinh tế, quản lý…), cũng như hiệu lực thi hành thực tế của các quy định pháp luật liên quan đến quản lý CTR (điển hình trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát)

• Còn nhiều vướng mắc trong xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng môi trường, tiêu chuẩn, phát triển bền vững, xuất phát từ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế và cơ cấu ngành nghề sản xuất.

• Năng lực và trách nhiệm quản lý CTR chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý.

• Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế và xử lý chế biến rác chưa hoàn chỉnh và hoạt động tối ưu.

• Sự thiếu hụt các chuyên gia trình độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý CTR.

• Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh phí, cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giữa các cấp quản lý. Khung chính sách hỗ trợ chưa hoàn thiện.

• Ý thức và nhận thức về quản lý CTR trong cộng đồng còn chưa cao. • Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế

• Thiếu các công cụ hiệu quả trong quản lý CTR độc hại, ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh CTR

Các cơ hội

• Sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế tư nhân

• Nhận thức môi trường: Giáo dục môi trường trong nhà trường là rất cần thiết

• Xuất phát từ tính chất đặc thù của các làng nghề thủ công truyền thống - là lợi thế trong phân loại và áp dụng quy hoạch quản lý CTR đặc thù riêng.

• Nỗ lực chuyên môn hóa và chuyển giao các chức năng quản lý xuống địa phương

• Giải quyết các vấn đề quản lý CTR một cách tổng hợp, ở cả mức độ quốc gia, vùng, và địa phương.

• Triển vọng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ liên quan đến quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển, chế biến, xử lý, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao…)

• Sự phát triển của các khía cạnh nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản lý CTR • Tỷ lệ tái sử dụng, tận thu và tái chế phế thải tương đối cao

• Khả năng áp dụng các công nghệ mới trong tận thu và tái chế CTR • Nhận thức và trình độ của cộng đồng ngày càng được nâng cao

• Ý thức rõ ràng về thuận lợi và khó khăn trong công tác ngăn ngừa giảm thiểu tác động của CTR (bao gồm nguồn sinh hoạt và nguồn phát sinh CTR độc hại)

• Các nguồn đầu tư hỗ trợ cơ bản

• Các hoạt động đầu tư thiếu cân nhắc các giải pháp môi trường (quản lý và kiểm soát CTR, nước thải, khí thải, tác động đến môi trường)

• Gia tăng nhanh chóng dân số dẫn đến gia tăng nguồn phát sinh CTR và tạo áp lực không nhỏ đến hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý hiện tại.

• Nhiều quan niệm cũ và thói quen có thể là rào cản trong quá trình thực hiện • Nguy cơ tác động đến chuỗi thức ăn tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thu gom xử lý rác thải (Trang 65 - 69)