3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải đã áp dụng
Hiện cụm dân cư Nam Cầu Nga thuộc thôn Gia Ngãi 1 đã hợp đồng với hợp tác xã môi trường thị trấn Thạch Hà để thu gom vận chuyển rác thải về bãi rác Thị trấn để xử lý; Các thôn còn lại việc xử lý rác chủ yếu là tự thu gom, tự xử lý bằng cách phơi đốt.
Trên địa bàn xã dự kiến quy hoạch xây dựng 1 bãi rác với diện tích 1 ha và 2 điểm thu gom với tổng diện tích 0,6 ha, phân loại xử lý rác sinh hoạt. Rác ở đây được thu gom, phân loại một số được phun hoá chất tiêu huỷ, một số được đốt tiêu huỷ, số còn lại được chuyển đến bãi rác chung của xã. Bãi rác và các điểm thu gom phân loại rác được bố trí như sau:
+ Bãi rác quy hoạch ở khu vực đồng Cồn Mí, quy mô 1 ha là bãi rác chung của xã, tập trung rác về để xử lý.
+ Một điểm thu gom rác cuối thôn Đan Trung, giáp xã Thạch Sơn, quy mô diện tích 0,4 ha lấy từ đất trồng lúa nước, chủ yếu làm nơi thu gom rác cho vùng Chợ Trẻn.
+ Một điểm thu gom rác làm tại thôn Đông Hà 2, quy mô 0,2 ha từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng để thu gom phân loại rác thải của thôn Đông Hà 1, Đông Hà 2.
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI XÃ THẠCH LONG 3.1. Mô hình quản lý, thu gom
Từ nghiên cứu các mô hình quản lý, thu gom RTSH đã và đang hoạt động tại Hà Tĩnh cũng như các địa phương khác trong cả nước hiện tồn tại 3 dạng mô hình gồm: Mô hình "HTX môi trường" hoạt động theo Luật hợp tác xã, Điều lệ HTX; mô hình "tổ, đội VSMT" hoạt động theo hình thức tự quản; mô hình "Công ty TNHH" hoạt động theo luật doanh nghiệp thì mô hình thành lập HTX dịch vụ và vệ sinh môi trường là phù hợp với xã Thạch Long. Tuy nhiên, cách thức quản lý, quy mô nhân lực nên theo mô hình như Hình 3.1.
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của HTX dịch vụ và VSMT đề xuất cho xã Thạch Long
Trong đó hoạt động của HTX sẽ có 2 mảng chính:
- Mảng thứ nhất: Mang tính công ích không vì lợi nhuận đó là thu gom và xử lý rác thải, cần được chính quyền hỗ trợ đầu tư kinh phí mua sắm phương tiện, trang thiết bị từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của địa phương.
- Mảng thứ hai: Đó là hoạt động dịch vụ nông nghiệp, thương mại .v.v., theo HTX dịch vụ và
VSMT
Ban quản trị HTX Ban giám sát
Bộ phận giúp việc Bộ phận chuyên
trách
Tổ dịch vụ Tổ xử lý
quy định tại giấy phép hoạt động. Đây là mảng góp phần đưa lại lợi nhuận và thu nhập cho xã viên HTX.
Tuy nhiên để công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải được đồng bộ và hiệu quả, UBND xã cần bố trí ít nhất 01 cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường ở địa bàn (sử dụng công chức Địa chính - môi trường - xây dựng hiện có) đồng thời nên thành lập Ban chỉ đạo công tác quản lý rác thải.
Thành phần Ban chỉ đạo gồm có: - Chủ tịch UBND xã: Trưởng ban;
- Phó Chủ tịch UBND xã: Phó trưởng ban;
- Cán bộ Địa chính - Xây dựng - Môi trường: ủy viên thường trực.
- Các thành viên gồm: Cán bộ Nông nghiệp, cán bộ Văn hóa, cán bộ Thú y, Trưởng công an xã, Xã đội trưởng, đại diện Mặt trận tổ quốc, Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Thôn trưởng các thôn.
3.1.1. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp xã
- Xem xét kế hoạch hoạt động của HTX dịch vụ và VSMT; chỉ đạo HTX triển khai thực hiện kế hoạch thu gom một cách hiệu quả.
- Định kỳ hằng quý, năm có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác BVMT trên địa bàn xã và có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường.
- Đưa tiêu chí BVMT vào đánh giá bình chọn gia đình, thôn văn hóa.
- Thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu dân cư, nơi công cộng nhất là các vấn đề liên quan đến CTRSH trên địa bàn quản lý, các hành vi vi phạm phải được xử lý kiên quyết theo thẩm quyền.
- Phối hợp với HTX trong quá trình thực hiện; phổ biến các qui định về quản lý rác thải nông thôn của xã đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn quản lý.
trợ kinh phí cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải của HTX.
3.1.2. Trách nhiệm của HTX dịch vụ và VSMT
- Hằng năm, phải lập kế hoạch hoạt động thu gom rác thải trình lên UBND xã xem xét.
- Chủ động, tích cực thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải theo đúng lịch trình đã thống nhất.
- Hướng dẫn người dân nhận biết và phân loại rác thải.
- Lập kế hoạch dự phòng cho việc thu gom rác thải trong mùa mưa bão. - Phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn trong việc thu tiền phí vệ sinh.
3.1.3. Trách nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh
- Tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn và xử lý rác thải tại hộ gia đình theo hướng dẫn của các tuyên truyền viên và tổ thu gom.
- Bỏ rác đúng quy định, nộp đầy đủ và đúng hạn phí vệ sinh theo quy định. - Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
- Thực hiện nghiêm các quy định về BVMT trong hương ước, quy ước và các qui định quản lý, xử lý rác thải do UBND tỉnh, huyện, xã ban hành.
3.2. Mô hình xử lý rác thải
Như đã phân tích tại mục 1.2.2., để lựa chọn mô hình xử lý RTSH phù hợp
cho xã Thạch Long cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Quỹ đất dành cho khu vực xử lý rác thải ít: 1ha - Giá xử lý và tổng đầu tư xây dựng khu xử lý thấp. - Phù hợp với thành phần, tính chất rác thải.
3.2.1. Giải pháp về công nghệ
Để có thể lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý phù hợp cho hệ thống xử lý RTSH tại xã Thạch Long, ta có thể điểm qua một số mô hình xử lý rác thải quy mô phường, xã đã được triển khai tại Hà Tĩnh, cụ thể:
Địa phƣơng áp dụng Công nghệ Một số nét chính Đánh giá chung
Xã Thạch Hạ, Tp Hà Tĩnh
Xử lý rác thải hữu cơ và sản xuất phân compost
- Tái chế rác thải hữu cơ - Tổng mặt bằng: 3000 m2
- Nhân lực: 01 kỹ sư phụ trách quản lý chung khu vực nhà xưởng ; 09 công nhân tiến hành thực hiện các bước để ủ phân compost tại nhà xưởng.
- Công suất 3 tấn/ngày
- Tổng mức đầu tư: 3,5 tỷ đồng (năm 2012)
- Đã ngừng hoạt động: Do phân compost không bán được, vẫn phải chôn lấp một lượng lớn rác.
Thị trấn Thạch Hà Chôn lấp không hợp vệ sinh
- Xử lý rác thải sinh hoạt - Tổng mặt bằng: 31.000 m2 - Nhân lực: 5 người.
- Tổng mức đầu tư: 2,5 tỷ đồng (năm 2002)
- Đang hoạt động
- Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh Lò đốt rác sử dụng khí tự nhiên công nghệ Nhật Bản loại lò SANKYO NFI - 05
- Xử lý rác thải sinh hoạt
- Tổng mặt bằng: 10.000 m2 (bao gồm cả các ô chôn lấp)
- Nhân lực: 3 người. - Công suất 5 - 6 tấn/ngày
- Tổng mức đầu tư: 2,8 tỷ đồng (năm 2014)
- Bước đầu cho hiệu quả tương đối cao.
- Vận hành không cần nhiên liệu.
- Lượng tro xỉ chiếm 5 - 10%
Từ các mô hình xử lý rác thải đã được áp dụng tại một số địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh, kết hợp với các tiêu chí, yêu cầu của hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt cho xã Thạch Long cho thấy công nghệ phù hợp là công nghệ Lò đốt rác sử dụng khí tự nhiên công suất nhỏ, đáp ứng các yêu cầu:
- Quy mô mặt bằng: 1ha
- Khối lượng rác cần xử lý: 2 - 3 tấn/ngày - Quy trình vận hành đơn giản.
- Giá xử lý và tổng đầu tư xây dựng khu xử lý thấp.
- Phù hợp với thành phần, tính chất rác thải (80,4 % có thể cháy).
Tuy nhiên, để áp dụng tốt công nghệ này thì rác thải sinh hoạt cần phải được phân loại tại nguồn. Quy trình xử lý rác như sau:
Hình 3.2. Quy trình xử lý rác đề xuất cho xã Thạch Long
Qua số liệu điều tra sơ bộ các hộ gia đình đều sử dụng dụng cụ đựng chất thải, một số ít gia đình đựng vào bao nilon. Để thuận tiện cho công tác xử lý cũng như tiết kiệm chi phí, hộ gia đình và địa phương cần thực hiện:
- Tận dụng các dụng cụ chứa chất thải của các hộ dân đã có lót túi nilon hai Rác có thể đốt Rác trơ Rác thải từ cơ sở sản xuất, hộ gia đình… Xử lý bằng lò đốt khí tự nhiên Tro xỉ Chôn lấp ở ô chôn lấp rác thải
màu khác nhau để phân biệt các thùng chứa loại có thể đốt (màu vàng) và rác trơ (màu xanh).
- Đối với những hộ chưa sử dụng dụng cụ đựng CTR thì tận dụng các nguyên liệu của địa phương như: tre, mây,… để tạo ra các dụng cụ đựng chất thải rắn, đã có lót túi nilon hai màu khác nhau để phân biệt các thùng chứa loại có thể đốt (màu vàng) và rác trơ (màu xanh).
Sau khi đầy rác, túi nilon được chuyển ra điểm tập kết gần nhà. Những điểm tập kết này cần được thống nhất lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến người dân và phù hợp với tuyến đường thu gom của các xã viên HTX.
* Công nghệ đốt rác
Rác được đốt bằng lò đốt rác khí tự nhiên sử dụng hệ thống đốt đôi - đốt cháy 02 lần. Sơ đồ công nghệ như sau:
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt
Vùng sấy rác: Vùng sấy rác được ngăn cách với buồng đốt bằng 2 cửa vòm. Cửa vòm phía dưới để thu nhiệt từ vùng đốt rác quay ngược trở lại để sấy rác nằm trên ghi. Cửa vòm phía trên có tác dụng ngăn hơi nước không đi vào vùng đốt rác
Đốt sơ cấp Đốt thứ cấp Làm mát Xử lý khí Ống kh ói Sấy rác Hơi nước Phân loại Rác
làm giảm nhiệt của buồng đốt mà đi thẳng lên trên nóc lò, từ đó hơi nước được dẫn sang xyclon để xử lý bụi và khí thải.
Ghi lò nằm nghiêng hướng về buồng đốt rác. Như vậy rác được sấy bằng bức xạ nhiệt và luồng khí nóng từ buồng đốt sang đi từ dưới lên
Vùng đốt sơ cấp:Sau khi được sấy khô ở buồng sấy rác, rác được đẩy vào
buồng đốt rác. Tại đây rác được bắt lửa tiếp tục cháy nâng nhiệt độ trong lò đồng thời cung cấp nhiệt cho các tấm tích nhiệt trong lò cho vùng thứ cấp để giữ nhiệt độ
Vùng đốt thứ cấp: Nhờ sự tích luỹ nhiệt nên nhiệt độ của vùng thứ cấp có thể
tăng lên đến 1050oC để đốt cháy các khí hữu cơ khó phân huỷ.
Buồng Cyclon: Khói sau đi ra khỏi vùng thứ cấp được dẫn vào buồng xử lý
khí dạng xyclon nằm ngang. Hơi nước từ buồng sấy rác đi vào tạo dòng xoáy với dòng khí thải để tăng cường sự pha trộn giữa hai pha làm cho bụi và khí rơi xuống đáy lò, khí sạch đi lên buồng làm mát.
Buồng ngưng tụ: Buồng ngưng tụ được thiết kế theo phương án trao đổi nhiệt với không khí. Để tăng khả năng trao đổi nhiệt, khí thải được chia ra 4 nhánh. Sau khi giảm nhiệt độ, khí thải được tập trung lại và đi lên ống khói, hơi nước lôi cuốn bụi được ngưng tụ cùng với bụi lắng xuống đáy
Ống khói: Ống khói được làm bằng thép không rỉ SUS 304 chống được sự ăn
mòn bởi thời tiết và khí thải. Đỉnh ống khói cao hơn 20m bảo đảm an toàn môi trường xung quanh.
Công nghệ cấp khí: Cấp khí là yếu tố quan trọng trong thiết kế lò đốt rác
thải sinh hoạt không dùng đến điện, đến dầu. Khí phải đủ để cho quá trình cháy. Nếu không đủ, rác sẽ không cháy hết, sinh ra nhiều khí CO gây ô nhiễm xung quanh khu vực lò đốt.
Công nghệ cấp khí là cấp khí tự nhiên, lợi dụng sự đối lưu gây chênh lệch áp suất mà khí được hút vào lò thông qua các cửa gió phía trước và hai bên thành lò. Khi vào lò, không khí sẽ được phân bố đều trên mặt ghi chứa rác làm cho rác cháy triệt để.
5 3 4 1 2 6 7 7 9 14 8 1. Băng tải nạp rác 2. Thiết bị đẩy rác vào lò 3. Buồng sấy rác
4. Buồng đốt sơ cấp 5. Vách bức xạ nhiệt 6. Buồng đốt thứ cấp 7. Vòi đốt thứ cấp 8. Buồng lưu nhiệt 9. Cyclon lắng bụi 10. Buồng làm mát 11. Buồng ngưng tụ 12. Tháp rửa khí 13. Ống khói 14. Cửa tháo tro 15. Bể nước xử lý khí
15
* Quy trình vận hành:
Rác được vận chuyển về chỗ đặt lò có thể đốt ngay mà không cần phải phơi hong để tránh phân hủy gây hôi thối. Công nhân dùng đinh ba chọc các bao gói nilon để loại bỏ tro than tổ ong, vỏ sò, vỏ ốc, vật liệu xây dựng, các chất không cháy được và thu hồi các phế liệu có thể tái chế. Rác sau đó cho lên băng chuyền nạp rác.
Chuyển rác vào buồng sấy rác. Lần khởi động đầu tiên lò phải được mồi lửa trước. Cho vào buồng đốt 5-10 kg củi chẻ nhỏ, cho rác vào đầy buồng sấy rác. Dùng giấy loại hoặc rơm khô để mồi lửa. Khi củi đã bén lửa, gẩy nhẹ một ít rác khô vào. Khi lửa đã cháy mạnh, thấy rác trên ghi sấy bén lửa thì đẩy rác vào và tiếp tục chất rác vào buồng sấy. Trong quá trình đốt rác, điều chỉnh cửa gió phía dưới bằng cách nâng cửa lên hoặc ấn cửa xuống để tăng gió hoặc giảm gió cho lò tùy vào tình hình cháy trong lò sao cho rác cháy tốt và không sinh ra khói đen.
Thỉnh thoảng cời tro ra khỏi lò để lò thông thoáng
Lò được đốt liên tục 3 ca (24/24) mới phát huy hiệu quả. Tuy nhiên có thể đốt 2 ca rồi ủ lò để sáng hôm sau đốt tiếp bằng cách cuối buổi chất đầy rác vào buồng sấy, đóng chặt các cửa gió. Hôm sau mở cửa gió, đẩy rác vào để lửa bùng cháy trở lại. Để lò có thể tự cháy trở lại, thời gian ngừng đốt không quá 12h.
Tro sau khi đốt được đem chôn lấp cùng với rác trơ.
Nhận xét: Để lò phát huy hiệu quả cần áp dụng cho quy mô 2-3 xã trở lên.
Trong quá trình vận hành lò cần có năng lượng điện để vận hành hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
3.2.2. Giải pháp về nhân lực
Căn cứ trên khối lượng thu gom, xử lý CTRSH và để nâng cao công tác quản lý chất thải sinh hoạt thì thành lập một bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này: Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường. Thành lập HTX dịch vụ vệ sinh môi trường hoạt động theo luật HTX dưới sự chỉ đạo của UBND xã Thạch Long. Cơ cấu tổ chức như đã mô tả trên Hình 31.