3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội
Nằm ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh, là xã cửa ngõ phía Bắc của thị trấn Thạch Hà, Thạch Long có giới hạn như sau:
- Phía Nam: Giáp Thị trấn Thạch Hà;
- Phía Bắc: Giáp xã Thạch Sơn và xã Phù Việt huyện Thạch Hà; - Phía Đông: Giáp xã Hộ Độ huyện Lộc Hà;
- Phía Tây: Giáp xã Thạch Thanh huyện Thạch Hà;
Xã Thạch Long cách thị trấn Thạch Hà 2 km về phía Nam; Cách thành phố Hà Tĩnh 10 km về phía Tây Bắc; Cách thành phố Vinh 40 km về phía Đông Nam. Có quốc lộ 1A, tỉnh lộ 20, đường tránh thành phố Hà Tĩnh chạy qua. Là nơi giao lộ, đấu nối của các tuyến đường quan trọng đó là Quốc lộ 1A, đường tránh thành phố Hà Tĩnh và đường xuống mỏ sắt Thạch Khê; Các tuyến đường đi qua địa bàn xã, nối Thạch Long với các trung tâm kinh tế, chính trị trong khu vực như thị trấn Thạch Hà, thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh, thành phố Vinh, khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê. Cách trung tâm huyện lỵ Lộc Hà, lạch Cửa Sót, bãi tắm Thạch Bằng bình quân 15km. Như vậy, có thể khẳng định Thạch Long là xã có lợi thế về mặt vị trí để phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Thạch Long thuộc vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, mặc dù không có đồi núi nhưng đồng bằng ở đây lại có kiểu địa hình khá phức tạp.
Địa hình thấp dần về phía Tây Nam và Tây Bắc. Mặc dù địa hình ít bị chia cắt bởi các sông rạch (hói), độ chênh cao không lớn nhưng cao độ các vùng biến động khá lớn, trên các cánh đồng sản xuất nông nghiệp các vàm đất cao trồng màu diện tích nhỏ xen kẽ trên vùng đất hai vụ lúa, ngay trên đất chuyên lúa địa hình vẫn có sự chênh lệch độ cao tương đối lớn.
x ã Th?ch Ði?n 1 A 1 A x· Nam H-¬ng x· Th ¹ch H-¬ng x· Th¹ch T©n x· Th¹ch §µi x· Th¹ ch L-u x· Th¹ch Xu©n x· B¾ c S¬n x· Th ¹ch VÞnh x· Th ¹ch Thanh x· Th ¹ch TiÕn x· Th ¹ch Ngäc x· Xuyª n ViÖt x· Th ¹ch Liªn x· Th¹ch Kªnh t hÞ t rÊn Th¹ch Hµ TP.Hµ TÜnh x· T-î ng S¬n x· Th ¹ch Th¾ng x· Th¹ch Héi x· Th¹ ch V¨n x· Th ¹ch TrÞ x· Th¹ch L¹c x· Th¹ ch Khª x· Th¹ch H¶i x· Th ¹ch §Ønh x· Th¹ ch Bµn x· Th¹ch Long §i Lé c Hµ §i HuÕ §i V inh VÞnh B¾c Bé C Çu H é §é §i H-¬n g Khª HuyÖn Can Léc HuyÖn H-¬ng Khª HuyÖn CÈm Xuyªn x· Ngä c S¬n
2.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Theo bản đồ phân hạng đất và đặc điểm nông hoá, thổ nhưỡng xã Thạch Long gồm các loại đất chính sau đây:
- Đất mặn trung bình và ít phèn tiềm tàng sâu: Diện tích 250 ha, chiếm 43,71% diện tích đất tự nhiên toàn xã; phân bố dọc theo sông Vách Nam chủ yếu trên các thôn Gia Ngãi 2, Đông Hà 1, Đông Hà 2. Loại đất này có phản ứng chua gần trung tính. Tổng các chất hữu cơ đạm, lân tổng số nghèo, cấp hạt cát sét tương đối lớn.
- Đất cát biển chua glây sâu: Diện tích 159 ha chiếm 27,8% diện tích đất tự nhiên phân bố chủ yếu ở thôn Đan Trung, Gia Ngãi 2, Đại Đồng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên loại đất này nên trồng các loại như lạc, đậu và một số rau màu ...
- Đất cồn cát trắng vàng chua: Diện tích 90 ha phân bố trên phần đất cao các thôn Nam Giang, Hội Cát; loại đất này có phản ứng chua toàn phẫu diện, chất hữu cơ và đạm nghèo; chiếm 15,74% diện tích đất tự nhiên.
- Đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít: 28 ha chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở thôn Đan Trung. Để sử dụng loại đất này có hiệu quả cần phải đầu tư hệ thống thuỷ lợi để cung cấp nước đầy đủ đảm bảo cho việc ém phèn.
- Đất cát Glây nông 16 ha phân bố một phần của thôn Gia Ngãi 1. Đất cát biển chua glây nông 10 ha phân bố chủ yếu ở thôn Đại Đồng, loại đất này có phản ứng chua toàn phẫu diện, các chất hữu cơ trong đất nghèo.
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Thạch Long là khu vực nhỏ thuộc vùng Bắc Trung Bộ nên về khí hậu mang nét chung của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm khắc nghiệt. Nhiệt độ chênh lệch lớn giữ các mùa.
* Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình của khu vực nghiên cứu năm 2014 là 24,95oC, tương đương với tổng nhiệt năm là 299,4o
C.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình đạt 29,2 -30,3oC. Mùa này thường nóng
bức, nhiệt độ tối cao tuyệt đối thường vượt quá 35o C.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình tháng từ 14,2oC (tháng 1) đến 23,9oC (tháng 11). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 10oC trong mùa Đông (tháng 10).
Bảng 2.1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm tại trạm Hà Tĩnh
ĐVT: o C Đặc trƣng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB năm 23,98 24,9 25,12 23,27 24,82 24,46 24,95 Nhiệt độ TB tháng cao nhất 29,8 34,28 34,85 31,58 33,68 33,3 33,88 Nhiệt độ TB tháng thấp nhất 15,7 18,77 18,06 17,66 18,99 18,2 19,10 Biên độ giao động nhiệt TB
năm 14,1 15,51 16,79 13,92 14,69 15,1 14,78
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
Từ năm 2008 đến năm 2014, nhiệt độ trung bình trong khu vực giao động không lớn (từ 23,270
C 25,120C). Biên độ giao động nhiệt trung bình của mỗi năm giao động từ 11,5oC 16,43oC; qua đó cho thấy nền nhiệt tại khu vực nghiên cứu tương đối ổn định.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí khu vực nghiên cứu tương đối cao, độ ẩm trung bình đạt 78,9- 83,7%. Trong năm, độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất vào các tháng I, II, III do ảnh hưởng của thời tiết mưa phùn ẩm, độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị lớn nhất 90 - 94%. Vào thời kỳ khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió Lào (tháng VI - VII) độ ẩm trung bình đạt giá trị thấp nhất khoảng 71-74%.
Bảng 2.2. Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm tại trạm Hà Tĩnh Đặc trƣng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Độ ẩm không khí TB (%) 80,4 83,7 82,7 83,7 83,0 81,6 82,2 Độ ẩm KK TB tháng min (%) 66,0 69,0 44,42 55,08 49,5 70 47,9 Độ ẩm KK TB tháng max (%) 92,0 94,0 91,0 89,0 94,0 89 89,0
* Gió:
Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Long nói riêng là khu vực chịu tác động hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. Bao gồm các đặc điểm sau:
- Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng (12, 1, 2) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối Đông từ tháng 3 trở đi hướng gió dịch chuyển dần từ Đông Bắc về Đông.
- Gió mùa mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng 5, thịnh hành vào tháng 6, tháng 7.
* Mưa và bốc hơi:
Khu vực nghiên cứu có lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa Đông, mùa Xuân lượng mưa nhỏ và chỉ chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to. Tổng lượng mưa hằng năm thường giao động trong khoảng 1.168 3.644 mm/năm, lượng mưa ngày lớn nhất 456 mm/ngày.
Lượng bốc hơi vào các tháng mùa Hạ thường cao hơn nên vào các tháng mùa Hạ thường xảy ra khô hạn.
Bảng 2.3. Tổng hợp lƣợng mƣa, bốc hơi qua các năm tại trạm Hà Tĩnh Đặc trƣng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng lượng mưa (mm) 2.474 1.168 3.644 2.570 1.642 3.354 1.705 Lượng mưa Nmax(mm) 217 101 456 161 141 298 162 Tổng lượng bốc hơi 856 771 1.946 794 998 828 896
Tổng lượng mưa TB 2.365 mm
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
b. Thủy văn
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của sông Vách Nam và sông Rào Trẻn, đây là hai sông chính tiêu thoát nước và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Do thiếu nước nguồn bổ sung, lòng sông cạn do bị bồi lắng nên hai sông này thường cạn kiệt vào mùa Hạ.
bình quân 8 - 10 m, mặc dù không có các chất độc hại quá mức cho phép, nhưng nước ngầm bị nhiễm Sắt nên phải xử lý lắng lọc bằng thủ công trước khi sử dụng.