Phân tích kết quả tính toán n-ớc dềnh

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 130 - 132)

4. Phân phối lưu lượng dọc sông

8.5 Phân tích kết quả tính toán n-ớc dềnh

Trong giai đoạn thiết kế, do thiếu tài liệu thực tế để kiểm chứng kết quả tính toán nước dềnh, nói chung có thể dùng đường mặt nước lũ thực đo hoặc lũ điều tra để so sánh tính hợp lý của tài liệu sử dụng và phương pháp tính toán trong trường hợp chưa xây đập, đồng thời căn cứ vào kết quả đó để tính toán nước dềnh, vẽ đường mặt nước với các điều kiện tổ hợp các loại mực nước trước đập và lưu lượng vào hồ khác nhau cho trường hợp sau khi xây đập, quy luật chung như sau:

www.vncold.vn

1. Sau khi xây dựng hồ, mực nước dềnh ở vùng hồ lên cao hơn mực nước cùng lưu lượng trong trường hợp tự nhiên, độ dốc mặt nước thì nhỏ hơn.

2. Cùng một mực nước trước đập, lưu lượng vùng hồ nhỏ thì đường mặt nước thấp hơn lưu lượng vùng hồ lớn; Lưu lượng càng lớn, độ dốc càng lớn, điểm cuối nước dềnh càng gần; Lưu lượng càng nhỏ, độ dốc càng nhỏ, điểm cuối nước dềnh càng xa.

3. Cùng một lưu lượng vùng hồ, mực nước trước đập thấp thì đường mặt nước thấp hơn; Mực nước trước đập càng cao, độ dốc mặt nước càng nhỏ, điểm cuối nước dềnh càng xa.

4. Tại cùng một mặt cắt trong vùng hồ, nếu so sánh với 2 lưu lượng khác nhau thì khi mực nước trước đập cao, chênh lệch mực nước giữa 2 lưu lượng nhỏ, mực nước trước đập thấp chênh lệch mực nước lớn hơn. Tại 2 mặt cắt khác nhau trong vùng hồ, nếu lưu lượng như nhau thì khi mực nước trước đập thay đổi, chênh lệch mực nước tại mặt cắt trên nhỏ hơn chênh lệch mực nước tại mặt cắt dưới.

5. Cùng một mực nước và lưu lượng trước đập, nói chung đường mặt nước dềnh cách đập càng gần thì càng bằng phẳng, càng xa càng dốc.

Trong thực tiễn thiết kế, nói chung lấy điểm có độ chênh giữa đường cong nước dềnh và đường mặt nước thiên nhiên bằng 0,2 á 0,5 m làm điểm cuối nước dềnh. Với cùng một mực nước trước đập, khi lưu lượng bằng 0 thì điểm cuối nước dềnh xa nhất ở vào chỗ cao trình đáy sông bằng mực nước trước đập. Trường hợp bồi lắng vùng hồ, do sự thay đổi về hình dạng mặt cắt lòng sông và dốc lòng sông ở khu cuối, điểm cuối nước dềnh sẽ chuyển dịch lên trên.

www.vncold.vn

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Thủy lợi - Sổ tay kỹ thuật thủy lợi, tập III - Chủ biên Nguyễn Văn Cung - NXB. Nông nghiệp, tháng 8 năm 1982.

2. Bộ Xây dựng - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285:2002 - Công trình thủy lợi, các quy định chủ yếu về thiết kế - Hà Nội 2002.

3. Bộ Công nghiệp - Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 03-04-2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

4. Handbook of Hydraulic Structure Design - tập 2, Địa chất, Thủy văn, Vật liệu xây dựng - bản tiếng Trung - Thủy lợi điện lực xuất bản x∙, 1984.

5. Ngô Đình Tuấn, Đỗ Cao Đàm - Tính toán thủy văn cho các công trình thủy lợi vừa và nhỏ - NXB. Nông nghiệp 1986.

6. Đỗ Cao Đàm và nnk. - Thủy văn công trình - NXB. Nông nghiệp 1993.

7. Bộ môn Thủy điện - Trường Đại học Thủy Lợi - Giáo trình Thủy năng - NXB. Nông thôn 1975.

8. Bộ môn Thủy văn công trình - Trường Đại học Thủy lợi - Giáo trình thủy văn công trình - NXB. Nông thôn 1974.

9. Я.Ф.Плешков Регулирование речного стока Гидрометеоиздат Ленинград

1975.

10. Diệp Thủ Trạch và nnk. - Thủy văn thủy lợi kế toán - Thủy lợi điện lực xuất bản x∙

1992.

11. Học viện Thủy Lợi Hoa Đông - Thủy lợi kế toán cập quy hoạch - Trung Quốc Công nghiệp xuất bản x∙ 1964.

12. Trung tâm Thủy điện Viện Khoa học Thủy lợi - Thuyết minh thủy năng kinh tế năng lượng - Dự án Thủy điện Tà Thàng - Ngòi Bo, Hà Nội 06-2004.

13. La Cao Vinh - Sổ tay tính toán thủy năng thủy điện nhỏ NXB - Thủy lợi thủy điện Trung Quốc 1996.

14. PGS. TS. Nguyễn Phương Mậu - Sổ tay kỹ thuật thủy lợi - phần 2 - tập 2 - Công trình thủy lợi - NXB. Nông nghiệp 2004.

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 130 - 132)