điện lực
1) Xác định công suất công tác lớn nhất Nct max
Việc xác định công suất công tác lớn nhất của NMTĐ điều tiết ngày cũng giống như NMTĐ điều tiết năm, nhưng do NMTĐ điều tiết ngày không có khả năng trữ lại lượng nước thừa trong những ngày thừa nước để dùng trong những ngày thiếu nước, nên khi xác định Nct max trên biểu đồ phụ tải ngày cao nhất chỉ dùng trị số điện lượng ngày bảo đảm Ebđ ngày= 24Nbđ.
Tuy nhiên, khi xác định Nct max, phải xét xem dung tích ngày có đủ để đảm nhận Nct maxđó hay không? Do đó phải kiểm tra trị số dung tích cần thiết của hồ điều tiết ngày.
Muốn tìm lượng nước cần trữ trong hồ để điều tiết ngày (Wtrữ) phải tính đổi điện năng cần trữ ra lượng nước cần trữ theo công thức sau:
( )3 trữ trữ E W m 0,00272 H = h (3-18) trong đó:
Wtrữ - lượng nước cần trữ, hay dung tích cần thiết của hồ điều tiết ngày (m3);
h - hiệu suất của trạm thủy điện;
H - cột nước trung bình ứng với mực nước thượng lưu khi dung tích hồ bằng VC+0,5Vhi;
Etrữ - phần điện năng cần trữ, xác định trên biểu đồ phụ tải ngày hoặc đường lũy tích điện lượng phụ tải ngày lớn nhất. Cách làm như sau:
- Từ Ebđ ngày ta xác định được Nct maxnhư trên hình (3-9), phần phụ tải đỉnh giới hạn bởi đường AB sẽ do trạm thủy điện điều tiết ngày phụ trách.
- Dựng đường nằm ngang cách AB một đoạn bằng Nbd sẽ cắt đường lũy tích phụ tải ngày tại C và cho ta trị số Etrữ(hình 3-9)
- Trên hình 3-9, muốn cho trạm thủy điện phủ được biểu đồ phụ tải được giao thì phần năng lượng trữ được phải bằng tổng các diện tích gạch chéo để bù vào giờ cao điểm một lượng điện bằng tổng số các diện tích gạch đứng.
Sau khi xác định được Wtrữ theo công thức (3-18) nếu thấy hồ còn khả năng chứa thì coi như trạm có khả năng đảm nhận Nct max như đ∙ xác định. Tất nhiên để đi đến kết luận cuối cùng cần phải tính toán kinh tế để quyết định quy mô công trình.
Trường hợp dung tích hồ có hạn, có thể dựa vào trị số dung tích đó để tính ra khả năng phủ đỉnh từ công thức (3-19)
Eđỉnh=0,00272hHVhi (kWh) (3-19)
Sau đó xác định phần công suất đỉnh Nđỉnh bằng cách đ∙ biết.
www.vncold.vn
Hình 3-9
Phần điện lượng còn lại (Ebd ngày – E đỉnh), trạm sẽ làm việc ở phần gốc biểu đồ phụ tải với công suất là Ngốc.
( )bđ ngày đỉnh bđ ngày đỉnh gốc E E N kW 24 - =
Trong trường hợp này, công suất công tác lớn nhất của trạm thủy điện điều tiết ngày là:
Nct max= Ngốc+ Nđỉnh
Trường hợp ngoài Wtrữ còn có yêu cầu dùng nước hạ lưu như tưới, vận tải thủy... thì bố trí một phần công suất làm việc ở phần gốc như hình 3-8.
Trong trường hợp cần bố trí NMTĐ làm việc ở phần thân biểu đồ phụ tải thì khi xác định Nct maxvẫn dùng các biểu đồ phụ tải như đ∙ trình bày, chỉ khác về vị trí đặt trị số Ebđ trên đường lũy tích phụ tải. Lúc đó thì cách xác định Nct max như sau:
Trên hình 3-10 ta có: ETĐ1và Nct max 1 là điện lượng ngày và công suất công tác lớn nhất của trạm thủy điện đ∙ có. Đường AB là đường giới hạn phần biểu đồ phụ tải giao cho nó. Nếu điện lượng ngày của trạm thiết kế là ETĐ2 thì trên đường AB về bên trái ta lấy 1 đoạn AC bằng ETĐ2, từ C hạ đường thẳng đứng cắt đường lũy tích phụ tải ở D. Đoạn CD theo tỷ lệ của trục tung, trên biểu đồ sẽ cho ta công suất công tác lớn nhất cần tìm cho trạm thủy điện đang thiết kế Nct max 2. Phần phụ tải gạch chéo được giới hạn bởi đường AB và đường song song với nó từ D sẽ cho ta biểu đồ phụ tải ngày mà trạm thủy điện đang thiết kế phải phụ trách.
www.vncold.vn
Hình 3-10. NMTĐ làm việc ở thân phụ tải